Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con của trại

Một phần của tài liệu khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã thanh mỹ - sơn tây – hà nội (Trang 31 - 42)

* Kết quả tỷ lệ mắc, chết của bệnh phân trắng lợn con từ năm (2006- 2008) Trong các trang trại chăn nuôi lợn, nhất là các trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh nan giải gây những thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Tuy được phòng bệnh tốt, nhưng bệnh vẫn xảy ra trong trại với tỷ lệ không nhỏ.

Để xác định rõ tình hình mắc bệnh phân trắng trên đàn lợn con theo mẹ ở trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại qua 3 năm (2006 - 2008), được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3.2. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc và chết của bệnh phân trắng lợn con trong 3 năm (2006 - 2008) Chỉ tiêu Năm Số đàn lợn con Số lợn con Số đàn theo dõi Số đàn mắc Tỷ lệ Tổng con Mắc bệnh Chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 2006 748 525 70,18 6.986 2.000 28,63 35 0,50 2007 960 638 66,45 9.120 2.550 27,96 37 0,40 2008 1.342 805 59,98 13.40 7 3.150 23.50 39 0,29 (Nguồn: Phòng kỹ thuật) Qua bảng 4.3.2 ta thấy trong 3 năm từ 2006-2008, quy mô của trại đã phát triển theo hướng tăng lên về số lượng lợn theo từng năm. Năm 2006 số đàn là 748 đàn, lợn con là 6.986 con; năm 2007 có 960 đàn, số lợn con là 9.120 con; năm 2008 có 1.342 đàn, số con đẻ ra là 13.407 con.

cao, như năm 2006 tỷ lệ là 70,18%, 2007 là 66,45%, năm 2008 là 59,98%. Điều đó chứng tỏ bệnh phân trắng lợn con là một bệnh xảy ra thường xuyên tại trại. Bệnh thường xảy ra nhiều vào các giai đoạn giao mùa: Thu - Đông hay Đông - Xuân, khi mà thời tiết ẩm, lạnh. Tại các thời điểm này tỷ lệ mắc có thể > 75%. Qua bảng 4.6 ta cũng thấy rằng qua 3 năm, từ 2006 - 2008 tỷ lệ bệnh trong đàn tiến triển theo chiều hướng giảm từ 70,18% (năm 2006) đến 59,89% (năm 2008). Điều đó chứng tỏ bệnh phân trắng lợn con đã được quan tâm, công tác phòng bệnh được tiến hành chặt chẽ hơn.

Tuy tỷ lệ đàn mắc bệnh cao, nhưng tỷ lệ con mắc không cao (< 30%). Đó là do, có đàn mắc bệnh có thể mắc tới 75%, trong khi đó, đàn khác lại mắc với tỷ lệ 10%. Nói chung, tỷ lệ lợn con mắc bệnh thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đàn mắc bệnh. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh cao nhất là năm 2006 (28,63%), năm 2007 là 27,96% và thấp nhất là năm 2008 là 23,50%. Điều đó cũng chứng tỏ việc phòng bệnh được quan tâm chặt chẽ hơn qua các năm.

Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con của trại từ năm 2006 - 2008 chênh lệch không nhiều so với kết quả điều tra năm 2001 của các tác giả: Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thuý… cho biết: tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con của các trại tại TP Hà Nội là 23,45%. Hà Tây là 30,49%, Thái Nguyên: 33,49%, Hải Phòng: 29,28%. Theo tác giả Đào Trọng Đạt tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi tập trung là 20 - 30%.Cũng qua bảng 4.6 ta thấy, tỷ lệ chết của lợn con với bệnh ở mức không cao. Năm 2006 là 0.50%, năm 2007 là 0.40%, năm 2008 là 0.29%. Điều đó cho thấy việc điều trị tại trại mang lại hiệu quả cao, kết hợp với các khâu phòng bệnh tốt do đó tỷ lệ chết thấp. Trong quá trình điều trị, việc phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực sẽ rút ngắn được thời gian bệnh, giảm được tỷ lệ còi cọc do điều trị dài ngày và tỷ lệ chết, giảm được tổn thất cho trại, đem lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trại.

tháng trong năm 2009

Trại lợn giống siêu nạc Thanh Mỹ - Sơn Tây – Hà Nội là 1 trại nuôi khép kín hoàn toàn. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi của trại vẫn bị ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài, vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết 4 mùa đặc trưng của miền Bắc. Do đó tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giữa các tháng trong năm có sự khác nhau. Do đó, để xác định rõ nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở các tháng trong năm 2009. Kết quả thu được ở bảng 4.3.3

Qua bảng và đồ thị 4.3.3 chúng tôi nhận thấy:

Tỷ lệ mắc bệnh ở trại có sự chênh lệch rõ rệt, qua các tháng trong năm. Những tháng có tỷ lệ mắc cao: tháng 2, 3 trong đó cao nhất là tháng 3 tỷ lệ mắc 26,29 %, tiếp đến là tháng 2 tỷ lệ 25,97 %, sau đó là tháng 1 tỷ lệ 25,05 %. Tháng 4 thấp nhất là 24,98 %. Như chúng ta đã biết, bệnh phân trắng lợn con là một bệnh thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm. Do đặc điểm sinh lý của lợn con, đặc biệt là hệ thống tiêu hoá, trung khu điều hoà thân nhiệt rất kém trước những thay đổi của môi trường. Trên cơ sở đó, chúng tôi thấy sự khác nhau về tỷ lệ lợn mắc bệnh giữa các tháng trong năm như sau.

Bảng 4.3.3. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2009

Tháng Tổng số con Mắc bệnh Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) 1 1.070 268 25,05 2 1.105 287 25,97 3 1.122 295 26,29 4 1.145 286 24,98 Tổng 4.442 1.136 25,57

Đồ thị 4.3.3. Tỷ lệ nhiễm bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2009

Vào tháng 2, tháng 3 là giai đoạn chuyển mùa từ đông sang xuân, nhiệt độ trung bình xuống thấp, biên độ chênh lệch giữa ban ngày và đêm lớn. Thường kèm theo gió và mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặc dù là trại chăn nuôi kín nhưng vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố khí hậu bên ngoài. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm trở ngại quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con, cơ thể mất nhiều nhiệt. Cơ thể rơi vào trạng thái stress nhiệt độ, quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt. Do đó sức đề kháng bị giảm sút, làm giảm sức đề kháng của con vật. Hơn nữa, khi độ ẩm không khí cao, làm cho chuồng nuôi luôn ẩm, khung chuồng, máng ăn của lợn con cũng bị ẩm, việc dọn vệ sinh rất khó. Khi độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, do đó con vật càng dễ mắc bệnh. Khi nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí cao sẽ ức chế quá trình thải nhiệt bằng bốc hơi của cơ thể, nên trạng thái cân bằng nhiệt mất, năng lượng tích tụ trong cơ thể làm quá trình phân giải protid, lipid mạnh tạo ra các sản phẩm trung gian là các sản phẩm độc, đầu độc cơ thể làm cho sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Do trao đổi chất bị rối loạn, bị ngừng trệ kèm theo là tính thèm ăn giảm, khả năng tiêu hoá giảm, dễ gây rối loạn tiêu hoá, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, làm cho lợn con không kịp

thích nghi, kết hợp với sức đề kháng giảm là nguyên nhân gây cho tỷ lệ mắc bệnh trong tháng 3 này tăng cao là 26,29%.

Theo Sử An Ninh (1995): lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu, là nguyên nhân của bệnh phân trắng lợn con, chúng gây rối loạn hệ thống điều hoà và trao đổi nhiệt (chủ yếu là hệ thần kinh và nội tiết) dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó sức đề kháng bị suy sụp, mở đường cho sự tấn công của nhiều loại vi khuẩn, phá huỷ cấu trúc và hoạt động của dạ dày, ruột. Các enzym tiêu hoá vốn chưa hoàn chỉnh, dịch vị chưa có HCl nên chưa hoạt hoá men pepsin, do đó không tiêu hoá được sữa mẹ, đồng thời sữa mẹ là một loại môi trường tốt của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Tất cả các nguyên nhân trên làm cho bệnh phân trắng lợn con thêm trầm trọng dẫn đến còi cọc, tử vong.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội (1986): mùa đông khí hậu khô hanh nên tỷ lệ mắc bệnh thường thấp, chiếm 51,5%. Mùa xuân khí hậu thay đổi, có mưa phùn, lúc nóng, lúc lạnh nên lợn con không kịp thích nghi với môi trường, tỷ lệ mắc bệnh cao chiếm 45 - 62,1%. Mùa hè, độ ẩm cao, thời tiết nóng nên tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 65%. Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996), với bệnh phân trắng lợn con, thì trong những yếu tố về tiểu khí hậu thì quan trọng nhất là nhiệt độ và độ ẩm. Độ ẩm thích hợp cho lợn con vào khoảng 75 - 85%. Theo Trần Thế Tông , nhiệt độ tối ưu cho lợn con sơ sinh: 30o C, 1 tuần tuổi: 28o C, 2 tuần tuổi: 24o C, 3 tuần tuổi: 22o C. Ẩm độ tối ưu: 65 - 70%.

Trong thực tế tại trại đã thực hiện công tác phòng bệnh tương đối tốt. Về mùa hè có hệ thống làm mát và quạt thông gió, mùa đông có hệ thống sưởi ấm cho lợn con bằng đèn 100W, 200W.

* Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi của lợn con

độ tuổi của lợn con tại trại, chúng tôi đã tiến hành theo dõi trên những đàn lợn con được đẻ ra trong tháng có cùng ngày đẻ, lứa đẻ (lứa 5) có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tiến hành theo dõi liên tục trong thời gian thực tập từ tháng 1/2009 đến tháng 4/2009. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.8.

Qua bảng 4.3.4 và biểu đồ 4.3.4, cho thấy ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc phân trắng lợn con cũng khác nhau. Cụ thể ở lứa tuổi từ 8 - 14 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là 27,34 %, sau đó đến giai đoạn 1-7 ngày tuổi là 25 % và thấp nhất ở giai đoạn 15-21 ngày tuổi là 14,68 %.

Bảng 4.3.4. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Tháng 1 - 7 ngày tuổi 8 - 14 ngày tuổi 15 - 21 ngày tuổi Tổng (con) Mắc bệnh Tổng (con) Mắc bệnh Tổng (con) Mắc bệnh n % n % n % 1 67 16 23.88 64 17 26.56 63 8 12.7 2 68 18 26.47 64 18 28,13 64 10 15.63 3 66 18 27.27 63 18 28.57 62 10 16.13 4 67 15 22.39 65 17 26.15 63 8 12.70 Tổng 268 67 25 256 70 27.34 252 36 14.68

Chú thích: n: số con, %: tỷ lệ

Biểu đồ 4.3.4.Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Qua bảng và biểu đồ 4.3.4 ta thấy trong 4 tháng theo dõi tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở các tháng khác nhau là khác nhau. Tỷ lệ giảm dần từ tháng 3 – 2 - 1 - 4:

Giai đoạn I: Tháng 3 (27,27), tháng 2 (26,47), tháng 4 (22,39) Giai đoạn II: Tháng 3 (28,57), tháng 2 (28,13), tháng 4 (26,15) Giai đoạn III: Tháng 3 (16,13), tháng 2 (15,63), tháng 4 (12,70)

Điều này được giải thích như sau: Trong những yếu tố thời tiết thì nhiệt độ và độ ẩm là những yếu tố quan trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp nhất cho lợn mẹ là 26-28 oC, lợn con là 30-35 oC, độ ẩm thích hợp là 75-85%. Ở những tháng giao mùa, những tháng mưa nhiều độ ẩm cao (đến 86-90%) cộng với nhiệt độ thay đổi thất thường sẽ dẫn tới tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tăng lên rõ rệt. Vào những tháng cuối đông đầu xuân nhiệt độ môi trường xuống thấp, mưa phùn kết hợp với gió lùa sẽ làm cho độ ẩm môi trường lên cao. Khi đó cơ thể lợn con bị nhiễm lạnh gây lên stress lạnh làm giảm sức đề kháng của cơ thể, đồng thời môi trường ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh tồn tại, phát triển và xâm nhập vào cơ thể lợn con gây

bệnh. Trong thời gian theo dõi thì tháng 2 và tháng 3 là những tháng trời lạnh độ ẩm môi trường cao có tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con cao nhất. Tháng 1 là tháng độ ẩm vừa phải, nhiệt độ môi trường ít biến động do đó tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con là ít nhất.

Từ đó ta thấy trong công tác vệ sinh phòng bệnh cần chú ý đến điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nếu nền chuồng ẩm thấp khó thoát nước, không có che chắn về mùa đông và thoáng mát về mùa hè thì rất dễ gây stress cho lợn con, là điều kiện thuận lợi cho bệnh phân trắng lợn con xảy ra. Vì vậy nếu để ý đến các yếu tố chuông nuôi như trên sẽ hạn chế được tối thiểu các yếu tố bất lợi của thời tiết đối với lợn con và do đó hạn chế được dịch bệnh xảy ra đối với lợn con.

Cũng qua bảng trên ta nhận thấy mức độ mắc bệnh phân trắng lợn con ở các giai đoạn tuổi khác nhau: Giai đoạn II có tỷ lệ mắc cao nhất (tỷ lệ mắc trung bình là 27,34 %), tiếp theo là giai đoạn I với tỷ lệ mắc trung bình là 25 %, giai đoạn III là giai đoạn có tỷ lệ mắc thấp

nhất (14,68%)

Điều này được giải thích như sau:

Ở giai đoạn I (từ 1 đến 7 ngày) tuổi: Do hàm lượng kháng thể có trong sữa đầu rất cao. Sau khi lợn con được bú sữa đầu sẽ có yếu tố miễn dịch thụ động chống lại một số vi sinh vật gây bệnh. Hơn nữa, hàm lượng sắt tích luỹ trong cở thể từ thời kỳ bào thai và được bổ sung qua sữa mẹ nên lợn con không bị thiếu máu do thiếu sắt. Đồng thời trong sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu cần thiết cho lợn con. Vì vậy ở giai đoạn tuổi này tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con thấp hơn giai đoạn tuổi từ 8-14 ngày. Tuy nhiên ở giai đoạn này khả năng điều tiết và giữ nhiệt còn kém, kết hợp với điều kiện thời tiết khí hậu không thích hợp từ đó dẫn đến lợn con vẫn mắc bệnh với tỷ lệ khá cao.

Giai đoạn II (8-14 ngày): ở giai đoạn này lợn con hoạt động nhiều, bắt đầu liếm náp thức ăn rơi vãi của lợn mẹ và tập ăn thức ăn bổ sung. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào

đường tiêu hoá của lợn con, nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường, gây hiện tượng loạn khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hoá.

Đặc biệt trong giai đoạn này tốc độ sinh trưởng ở lợn con tăng nhanh một cách đột ngột nhưng lợn sữa của lợn mẹ giảm cả về số lượng và chất lượng. Cở thể lợn con mất đi một lượng kháng thể , mà cở thể lợn con lúc này chưa có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Thêm vào đó, việc tập ăn thức ăn bổ sung với số lượng lớn sẽ là yếu tố làm loãng hàm lượng kháng thể trong đường tiêu hoá, dẫn đến giảm khả năng phòng hộ của kháng thể. Do đó lợn con ở giai đoạn này dể mắc bệnh. Những nguyên nhân trên kết hợp với yếu tố ngoại cảnh bất lợi làm cho tỷ lệ mắc bệnh ở giai đoạn này là cao nhất.

Giai đoạn III (từ 15-21 ngày): lợn con có tỷ lệ mắc lợn con phân trắng là thấp nhất. Do ở độ tuổi này lợn con đã làm quen và dần thích nghi với điều kiện môi trường, sức đề kháng đã được củng cố và nâng cao. Mặt khác ở giai đoạn này lợn đã có khả năng ăn tốt do hoạt động của hệ tiêu hoá đã tương đối hoàn chỉnh, nên sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đã dần được bù đắp. Hơn nữa, giai đoạn này cở thể lợn con đã có thể tự tổng hợp kháng thể nên khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng lên, do đó mà tỷ lệ mắc bệnh phân trắng ở giai đoạn này là thấp nhất.

* Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ

Ngoài các yếu tố ngoại cảnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng thì số lứa đẻ của lợn nái cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con. Để xác định rõ đặc điểm này, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ

Một phần của tài liệu khảo sát quy mô chăn nuôi, tình hình dịch bệnh và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn nuôi tại xã thanh mỹ - sơn tây – hà nội (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w