tín dụng của ngân hàng
- Triển khai thêm nhiều sản phẩm mới và đẩy mạnh hoạt động Marketing, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt là các khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng.
+ Ngân hàng có thể thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá khách hàng thông qua những hoạt động khác của ngân hàng. Do đó, thời gian sắp tới ngân hàng nên nghiên cứu và triển khai thêm nhiều sản phẩm tiện ích khác đến tay khách hàng. Trong thời gian qua, bên cạnh các sản phẩm dịch vụ truyền thống, cơ bản như: huy động vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại tệ,…
+ Đẩy mạnh hoạt động Marketing giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng. Đặc biệt ngân hàng nên quan tâm giới thiệu cho các khách hàng vay vốn sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác của ngân hàng một phần để tăng thêm thu nhập một phần để khai thác thêm các thông tin về khách hàng. Các biện pháp mà ngân hàng có thể sử dụng đó là: Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, cử nhân viên nói chuyện với khách hàng để giới thiệu và giải đáp các thắc mắc…
+ Đa dạng hóa danh mục sản phẩm tín dụng của ngân hàng: đây là một trong những biện pháp để phân tán rủi ro cho ngân hàng, tránh tập trung vào một loại cho vay, một đối tượng khách hàng nào đó. Khi đa dạng hóa như vậy ngân hàng cũng sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng đến với ngân hàng.
- Trang bị và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại phục vụ cho hoạt động tín dụng và các hoạt động khác:
có tính ứng dụng cao sử dụng trong quá trình thẩm định dự án, xếp hạng khách hàng, lưu trữ hồ sơ liên quan đến khách hàng. Đầu tư, hoàn thiện mạng viễn thông, đặc biệt là việc đảm bảo sự thông suốt khi nối mạng thông tin giữa các phòng giao dịch trong chi nhánh NHNo&PTNT-chi nhánh Hà Tây với nhau và giữa chi nhánh NHNo& PTNT –chi nhánh Hà Tây với các chi nhánh khác thuộc hệ thống NHNo Việt Nam.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng:
Để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng được diễn ra một cách lành mạnh, hiệu quả ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng. Hoạt động kiểm toán nội bộ cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc với các nội dung sau đây:
+ Đánh giá rủi ro nghiệp vụ tín dụng: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát. + Kiểm toán cơ cấu tín dụng: Cơ cấu cho vay, cơ cấu khách hàng cơ cấu khu vực ngành nghề cho vay, cơ cấu về nợ quá hạn, nợ xấu…
+ Kiểm toán tổ chức và thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng. + Kiểm toán từng khoản vay.
Việc kiểm toán này có thể được thực hiện một cách đột xuất tại những khoản vay, những khâu mà thông tin thu nhận được cho thấy có những vấn đề bất ổn có thể dẫn tới rủi ro. Từ đó, có kết luận tồn tại sai phạm không và tìm ra nguyên nhân, biện pháp giải quyết triệt để.