Chú trọng đánh giá, kiểm tra mục đích, hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của khách hàng

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno&ptnt-chi nhánh hà tây (Trang 45 - 53)

vốn tín dụng của khách hàng

hiệu quả là yếu tố hàng đầu đảm bảo vốn tín dụng của ngân hàng sẽ được hoàn trả, khách hàng thực hiện được đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân hàng. Do đó công tác kiểm tra, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng coi đó là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi đánh giá về chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT-chi nhánh Hà Tây.

Muốn như vậy, công tác đánh giá kiểm tra của ngân hàng phải thực hiện thường xuyên và kĩ càng hơn. Bên cạnh kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh chung của khách hàng, kiểm tra về khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần cử người giám sát, kiểm tra trực tiếp quy trình sử dụng vốn vay, tiến độ thực hiện dự án.

3.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ cho công tác tín dụng

Thông tin trong quá trình thẩm định giúp ngân hàng quyết định cho vay đúng đối tượng khách hàng, đúng dự án phương án hiệu quả. Thông tin trong quá trình kiểm tra, giám sát cho biết về mục đích, khả năng, hiệu quả sử dụng vốn, các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thông tin trong quá trình xử lý các khoản nợ có vấn đề giúp ngân hàng thuận lợi hơn, chủ động hơn…

Trong thời gian tới NHNo&PTNT TP-chi nhánh Hà Tây cần xây dựng một hệ thống thông tin chuyên môn phục vụ công tác tín dụng theo hướng: đa dạng hóa các nguồn thông tin, đảm bảo tính chính xác và độ cập nhật của thông tin. Các thông tin bao gồm: thông tin về khách hàng, về dự án đầu tư, môi trường kinh doanh…

3.3.1.Tích cực khai thác thông tin tín dụng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như: báo chí, internet…

Nguồn thông tin chính hiện nay ngân hàng đang sử dụng là do khách hàng cung cấp, bên cạnh đó ngân hàng cũng sử dụng thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng thuộc NHNN (CIC). Thông tin từ các nguồn này còn hạn chế và độ chính xác khó đảm bảo. Trong thời gian tới ngân hàng nên quan tâm, chú trọng hơn việc khai thác thông tin thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí. Báo chí kinh tế phản ánh nhanh và kịp

thời các vấn đề kinh tế đặt ra trong sự phong phú đa dạng của đời sống kinh tế- xã hội trong và ngoài nước, truyền thông điện tử với những tính năng ưu việt như: tính thời sự nóng hổi, sự tương tác đa chiều, dung lượng thông tin lớn. Báo chí không chỉ tuyên truyền về những nhân tố tích cực mà còn phê phán những tiêu cực kiểu làm ăn gian dối của một số đối tượng. Bên cạnh đó, báo chí kinh tế còn có nhiều bài chứa đựng nhiều thông tin có tính chất dự báo, phân tích, đánh giá sâu sắc, thể hiện được chiều sâu sự kiện, cung cấp cách nhìn đa chiều về khách hàng vay vốn và các vấn đề khác có liên quan.

Bên cạnh đó báo chí cũng sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin quan trọng trước khi cho vay mà trước đây cán bộ tín dụng thường chưa quan tâm như: Các chỉ số dự báo về: giá vàng, tỷ giá, lạm phát, chính trị, xã hội. Trên cơ sở đó cán bộ tín dụng có thể có những kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trong quá trình thẩm định, quản lý khoản vay. Đây cũng là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tín dụng.

3.3.2.Tận dụng thu thập thông tin về khách hàng thông qua các dịch vụ ngân hàng khác mà khách hàng sử dụng

Với nhiều khách hàng, họ không chỉ sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng mà còn nhiều dịch vụ khác: thanh toán, tiền gửi…Chính thông qua những giao dịch như vậy của khách hàng ngân hàng cũng nắm bắt được các thông tin về khách hàng, nắm bắt được những dấu hiệu bất thường từ phía khách hàng ví dụ như vào một thời điểm nào đó tiền gửi của khách hàng rút ra một khối lượng quá lớn, hoặc khối lượng giao dịch thanh toán giảm hẳn, …

Với những khách hàng là cá nhân thông tin chủ yếu kiểm tra khả năng trả nợ là thông qua bảng kê thu nhập của khách hàng. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ trả lương qua tài khoản thì việc nắm bắt và xác

3.3.3.Hoàn thiện “tủ sách” pháp luật, hệ thống văn bản, công văn, chế độ nghiệp vụ của hoạt động tín dụng và nhiều lĩnh vực hoạt động khác của khách hàng

Các văn bản pháp luật không những giúp hoạt động của cán bộ tín dụng đi đúng hướng phù hợp với pháp luận và quy định đặt ra mà còn giúp cán bộ tín dụng không bị lúng túng, chủ động nhanh chóng nắm được những quy chế, quy định trong từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, sớm phát hiện ra những vi phạm của khách hàng để sớm có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Đặc biệt việc cập nhật những văn bản pháp quy phạm pháp luật mới là rất quan trọng, cán bộ tín dụng cần quan tâm, nghiên cứu kĩ để nắm được những thay đổi mới trong từng quy định.

3.3.4.Tham vấn ý kiến chuyên gia, tổ chức chuyên nghiệp khi xác minh tính chính xác của các thông tin mang tính kỹ thuật đặc thù của từng ngành và trong quá trình thẩm định tài sản

Khi thẩm định tài sản đảm bảo, đánh giá giá trị đảm bảo hoặc khi kiểm tra tính chính xác về một số thông tin mang tính kĩ thuật riêng của từng ngành nghề, cán bộ tín dụng thường lúng túng và không có được sự đánh giá chính xác do những hiểu biết của cán bộ về vấn đề đó không chuyên sâu và không đủ. Lúc này ngân hàng nhất thiết phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đó. Nếu cần thiết có thể tham vấn ý kiến của nhiều chuyên gia. Công việc này có thể tốn nhiều thời gian và chi phí nhưng nhất thiết phải thực hiện để đảm bảo tính chính xác của thông tin.

3.3.5.Tăng cường công tác kiểm tra tại cơ sở để thu thập thông tin trực tiếp từ hoạt động kinh doanh của khách hàng

Các thông tin thu thập từ nguồn này muốn đảm bảo được tính tin cậy và chính xác cao phải tuân thủ đúng quy tắc là các cuộc kiểm tra, giám sát phải mang tính bất ngờ. Có đảm bảo được tính bất ngờ thì những gì cán bộ tín dụng quan sát thu thập được mới là những gì thực diễn đang ra và giảm được tối đa sự che đậy của khách hàng.

Các cuộc kiểm tra phải được tổ chức đều đặn, thường xuyên hơn. Nên bối trí nhiều cán bộ tín dụng cùng kiểm tra, thu thập thông tin và các lần kiểm tra khác nhau nên cử những cán bộ tín dụng khác nhau để đảm bảo tính khách quan tránh có sự móc ngoặc. cấu kết giữa khách hàng và cán bộ tín dụng của ngân hàng.

3.4. Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ :

Các chỉ tiêu sử dụng trong hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

Với các khách hàng là doanh nghiệp, ngân hàng dựa vào 2 nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sau:

Nhóm chỉ tiêu tài chính:

- Chỉ tiêu cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư bao gồm: Hệ số nợ ( đòn cân nợ), hệ số tự tài trợ, hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, hệ số trả lãi tiền vay, hệ số từ tài trợ tài sản dài hạn…

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.

- Chỉ tiêu năng lực hoạt động của tài sản: Hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân, hệ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho bình quân, hiệu quả sử dụng tổng tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản cố định…

- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Tỷ suất lợi nhuận trước (sau) thuế trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE).

- Chỉ tiêu về dòng tiền: Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính.

- Đối với các công ty cổ phần có thể sử dụng thêm các chỉ tiêu: Tỷ lệ thu nhập cổ phiếu thường (EPS), tỷ suất trả lãi cổ phần, giá thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu…

* Chỉ tiêu phản ánh quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng: tình hình phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, số lần chậm trả lãi vay, mức độ hoạt động của tài khoản tiền gửi…

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính:

Năng lực điều hành của Ban giám đốc, môi trường kiểm soát nội bộ, tính khả thi của phương án kinh doanh, triển vọng của ngành, giá trị thương hiệu của công ty, vị thế cạnh tranh (thị phần), tác động của môi trường vĩ mô…

Trong việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, ngân hàng cần xét đến tính đặc thù và lợi thế của từng ngành kinh tế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho từng doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn, chỉ tiêu sử dụng trong quá trình thẩm định phương án, dự án đầu tư

Thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng tác động đến quyết định cho vay và hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Tuy vậy, công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHNo&PTNT –chi nhánh Hà Tây hiện nay

còn nhiều bất cập. Các tiêu chuẩn được sử dụng để thẩm định vẫn còn sơ

sài. Trong thời gian tới ngân hàng cần bổ sung và hoàn thiện thêm các chỉ tiêu khác bên cạnh các chỉ tiêu đã có để chất lượng thẩm định dự án được đảm bảo hơn.

- Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án:

Mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng mục tiêu của ngành, địa phương, đất nước. Một dự án có thể có nhiều mục tiêu nhưng quan trọng nhất là tối đa hóa lợi nhuận, ngoài ra có thể là: tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường…

Sự cần thiết phải thực hiện dự án: sự cần thiết đối với phát triển doanh nghiệp trước những đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của thị trường. Nếu dự án được thực hiện sẽ đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, cho địa phương, cho nền kinh tế quốc dân?

- Thẩm định phương diện thị trường của dự án:

+ Sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho dự án: Đó là những sản phẩm dịch vụ gì? Tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ là gì? Nhu cầu của thị trường với sản phẩm, dịch vụ đó? Nếu đó là những sản phẩm dịch vụ có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài thì càng tốt.

+ Xác định khu vực thị trường và thị hiếu của khách hàng: thị trường của dự án là trong nước, ngoài nước; đặc điểm của thị trường đó về dân số, khả năng thu nhập…

+ Phân tích tình hình cạnh tranh sản phẩm trong tương lai trên thị trường và chỉ ra lợi thế cạnh tranh của dự án: Xác định rõ mức độ cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm đó; phương thức cạnh tranh chủ yếu; dự án phải chỉ ra được những thế mạnh của mình trong tương lai

+ Với các sản phẩm dự kiến xuất khẩu cấn lưu ý: Quan hệ kinh tế quốc tế, quy định, tiêu chuẩn, mức độ khắt khe của thị trường, chính sách thuế, quy định ở nước sở tại…

- Thẩm định phương diện kinh tế- xã hội của dự án:

Xem xét các phương diện: thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, liên ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, mức độ thu hút lao động…

Ảnh hưởng khác: Ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe người dân… - Thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án:

cầu thì trường hiện tại và tương lai, khả năng về thị phần, khả năng về vốn và công nghệ.

+ Công nghệ và trang thiết bị: Xem xét các vấn đề sau: Phần kỹ thuật, phần thông tin, phần con người, phần tổ chức.

Chủ đầu tư có mấy phương án sử dụng công nghệ? Lý do sử dụng? Ưu, nhược điểm của từng phương án, số lượng, công suất, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ trong cả dây chuyền sản xuất…

+ Nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác: nhu cầu về nguyên vật liệu, nguyên vật liệu mang tính thời vụ, khan hiếm…

+ Kiểm tra quy mô, giải pháp xây dựng công trình, kiểm tra về kế hoạch tiến độ thực hiện dự án.

- Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án:

Bao gồm: Hình thức kinh doanh, cơ chế điều hành, nhân sự: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của ban điều hành; trình độ, kế hoạch đào tạo công nhân viên, sự cần thiết phải thuê chuyên gia…

- Thẩm định phương diện tài chính của dự án:

+ Xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án: tính toán về vốn cố định, tính toán vốn lưu động, dự phòng vốn đầu tư

+ Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án: Nguồn vốn tự có (phân tích tình hình tài chính và kinh doanh 3 năm thông qua báo cáo tài chính); Vốn từ ngân sách nhà nước (thẩm định thông qua những văn bản cam kết việc cấp vốn của các cơ quan có thẩm quyền); Vốn từ các ngân hàng khác ( xem xét khả năng cho vay từ các ngân hàng này thông qua các bảng cam kết); Vốn vay trực tiếp nước ngoài ( xem xét sự chấp hành các quy định của nhà nước về vay vốn nước ngoài, điều xin vay vốn,…)

+ Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án:

Xác định căn cứ vào giá thành của sản phẩm, kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm, định mức sản xuất, định mức tiêu hao, đơn giá…

Với doanh thu của dự án cần xác định rõ: doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thu từ sản phẩm phụ…

+ Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án: Tỷ suất lợi nhuận giản đơn, thời gian hoàn vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)

+ Phân tích rủi ro của dự án: phân tích độ nhạy, phân tích tình huống.

Một phần của tài liệu thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno&ptnt-chi nhánh hà tây (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w