Kết quả phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu ủ cho thấy tỉ lệ C/N của lục bình chưa phối trộn phân heo dao động từ 26,9% đến 47,32% (Bảng 4.1). Tỉ lệ C/N của thân lục bình cao nhất (58,8) và rễ lục bình thấp nhất (48,6). Ngoài ra, thì tỉ lệ C/N của lục bình chưa phối trộn phân heo đều cao hơn nhiều so với phân heo.
Theo Monnet (2003), RISE-AT (1998), tỉ lệ C/N tối ưu cho quá trình phân hủy yếm khí là từ 20/1 đến 30/1. Carbon và nitrogen là hai yếu tố quan trọng nhất cho quá trình phân hủy yếm khí của mẻ ủ và hai nguyên tố này phải hiện diện ở một tỉ lệ nhất định thì quá trình phân hủy yếm khí diễn ra tốt. Khi nguyên liệu có tỉ lệ C/N cao thì vi khuẩn sinh khí methane sẽ tiêu thụ nitrogen nhanh gây ra thiếu đạmvà kết quả là lượng khí sinh ra giảm. Mặc khác, tỉ lệ C/N thấp là nguyên nhân gây ra sự tích lũy NH3 và vi khuẩn sinh khí methane sẽ bị ngộ độc khi giá trị pH lớn hơn 8,5 (Monnet, 2003).
Bảng 4.1 Đặc điểm hóa học của nguyên liệu đầu vào
Nguyên liệu %C %N Tỉ lệ C/N Rễ lục bình 43,8 0,9 48,6 Thân lục bình 47,7 0,81 58,8 Lá lục bình 48,1 0,95 50,9 Rễ - Thân – Lá lục bình 45,2 0,9 50,2 Phân heo 32,9 2,32 14,2
Như vậy, tỉ lệ C/N của lục bình chưa phối trộn phân heo đều lớn hơn khoảng C/N thích hợp. Tuy nhiên có thể phối trộn phân heo và lục bình để làm nguyên liệu cho mẻ ủ yếm khí (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2012).
Qua Bảng 4.2 cho thấy giá trị C/N của các nghiệm thức dao động từ 20,7 – 24,1. Tỉ lệ C/N cao nhất là của nghiệm thức thân lục bình và thấp nhất là nghiệm thức lá lục bình. Khi sử dụng lục bình để làm nguyên liệu phối trộn phân heo thì tỉ lệ C/N của các nghiệm thức thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho mẻ ủ.
Bảng 4.2 Tỉ lệ C/N đầu vào của từng nghiệm thức sau khi phối trộn
Nghiệm thức %C %N Tỉ lệ C/N
Rễ lục bình 37,6 1,8 20,9
Thân lục bình 39 1,62 24,1
Lá lục bình 39,1 1,89 20,7