a) Hàm lượng nước
Lục bình chứa một hàm lượng nước khá cao từ 90 ÷ 95% trọng lượng cơ thể. Theo Lê Hoàng Việt (2005) thì dạng sống của các nhóm thuỷ sinh thực vật (sống chìm, sống nổi và sống trôi nổi) có liên quan với lượng xơ chứa trong cơ thể của chúng. Theo đó, lục bình là loài sống trôi nổi nên cần có thành phần xơ để tạo bộ khung của cơ thể do đó hàm lượng cao hơn loại sống ngầm nhưng vẫn không bằng các thực vật cạn.
Bảng 2.13 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lục bình
STT Thành phần hóa học Tỉ lệ (%) 1 Nước 92,6 2 Protid 2,9 3 Glucid 0,9 4 Xơ 22,0 5 Tro 1,4 6 Calcium 40,8 7 Phospho 0,8 8 Caroten 0,66
(Trần Đỗ Ái Nhi, 2005 trích từ Võ Văn Chi, 1997)
Hàm lượng vật chất khô thấp là giới hạn chính cho việc thu hoạch, chế biến và sử dụng thủy sinh thực vật. Ví dụ như đối với lục bình để có được 1 tấn vật chất khô thì cần phải thu hoạch khoảng 20 tấn lục bình tươi.
b) Hàm lượng protein
Đối với các thủy sinh thực vật, 80% đạm tổng số dưới dạng protein. Thủy sinh thực vật chứa từ 8 ÷ 30% protein thô (trọng lượng khô) tương đương với thực vật cạn. Hàm lượng protein của thủy sinh thực vật này biến động tùy theo hàm lượng chất dinh dưỡng của môi trường sống và mùa. Theo Wolverton và Mc Donald (1976), hàm lượng đạm thô trong lá lục bình khoảng 32,9% (trọng lượng khô) tương đương với hàm lượng đạm thô của đậu nành.
c) Hàm lượng khoáng
Hàm lượng khoáng của lục bình biến thiên từ 8 ÷ 60% (trọng lượng khô) tùy theo hàm lượng khoáng trong nguồn nước. Hàm lượng khoáng cũng biến thiên tuỳ theo địa phương và mùa.
Bảng 2.14 So sánh đặc tính hóa học cơ bản của lục bình và các loại thực vật khác
Loại nguyên liệu %N % P2O5 % K2O
Rơm rạ 0,35 - 0,5 0,137 3,26
Rơm rạ 1,5 0,35 0,5
Lục bình 0,79 - -
Thân cây bắp 0,75 0,3 1,64
Bã mía 0,43 0,15 0,12
(Nguyễn Quang Khải, 2001)