Một số nghiên cứu về khả năng sinh khí của lục bình (Eichhornia crassipes)

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh khí biogas cửa rễ thân lá lục bình phối trộn phân heo trong phòng thí nghiệm (Trang 33 - 35)

Thí nghiệm: “Đánh giá một số phương pháp xử lý lục bình để làm nguyên liệu nạp cho hầm ủ biogas” của Kha Mỹ Khanh (1990) đã sử dụng các phương pháp tiền xử lý lục bình như phương pháp lý học (cắt nhỏ từ 2 - 3 cm), hóa học (dùng hỗn hợp Na2CO3 hoặc Ca(OH)2 để xử lý kiềm) và sinh học (dùng nước thải hầm ủ đang hoạt động để ủ chua hiếu khí lục bình). Kết quả cho thấy với cùng lượng nạp phân heo và lục bình (ủ chua 6 ngày) thu lượng khí sinh ra ở lục bình đã ủ chua cho ra lượng khí cao hơn. Với cùng trọng lượng nạp (tỉ lệ 1 phân heo : 2 lục bình) nhưng với 3 nghiệm thức khác nhau gồm lục bình không xử lý, có xử lý ủ chua (6 ngày) và có xử lý kiềm thu nghiệm thức kiềm cho ra lượng khí cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại. Nhưng về hiệu quả kinh tế thu việc xử lý lục bình bằng kiềm sẽ không kinh tế so với lục bình chỉ xử lý ủ chua. Và với cùng trọng lượng nạp (tỉ lệ 1 phân heo : 2 lục bình), lục bình sau khi ủ hiếu khí 8 ngày đem ủ chua từ 4 ÷ 6 ngày cho lượng khí tốt nhất.

Thí nghiệm “Nghiên cứu khả năng sản xuất điện từ bèo lục bình” (Trần Trung Tính và cộng sự, 2009): Bèo lục bình được cắt thành các mẫu nhỏ kích thước từ 0,5 · 1,5 cm, sau đó được thủy phân trong 48 giờ. Tỉ lệ pha trộn phân heo và lục bình [%PH + %LB] lần lượt là: 100 + 0; 75 + 25, 50 + 50, 25 + 75, 0 + 100. Một trong những kết quả đă chỉ ra rằng khả năng sinh khí biogas của bèo lục bình cao hơn phân heo. Tuy nhiên, thời gian sinh biogas của bèo lục bình lại kéo dài hơn phân heo. Tỉ lệ pha trộn giữa phân heo và lục bình tốt nhất để sản xuất biogas là 50%PH + 50%LB.

Thí nghiệm: “Sử dụng phân heo và phân heo trộn lục bình sau ủ làm nguyên liệu sinh khí sinh học tại Mỹ Khánh - Phong Điền - Cần Thơ” (Lê Trần Thanh Liêm, 2010), lục bình trước thí nghiệm được cắt nhỏ kích thước từ 1 - 2 cm và được thủy phân trong 10 ngày với 20% nước thải biogas. Thí nghiệm được thực hiện trên 2 túi ủ biogas lắp mới hoàn toàn (1 túi sử dụng phân heo làm nguyên liệu nạp, 1 túi sử dụng phân heo trộn lục bình sau ủ (2 phân heo : 1 lục bình) làm

nguyên liệu nạp). Kết quả sau 30 ngày thí nghiệm cho thấy việc phối trộn thêm lục bình sau ủ với phân heo đã làm gia tăng khả năng sinh khí và thu được lượng khí methane nhiều hơn việc sử dụng đơn thuần phân heo làm nguyên liệu sinh khí biogas.

Nghiên cứu “Khả năng sử dụng lục bình và rơm làm nguyên liệu nạp bổ sung cho hầm ủ biogas” do Nguyễn Võ Châu Ngân và cộng sự (2012) thực hiện. Lục bình sử dụng trong thí nghiệm được cắt nhỏ 0,5 · 1,5 cm (loại bỏ rễ), sau khi phơi khô và thủy phân 2 ngày thu nạp cả nước và bã lục bình vào các hầm ủ. Thí nghiệm ủ theo mẻ và ủ bán liên tục được tiến hành trong 28 ngày. Kết quả cho thấy năng suất sinh biogas tăng khi tăng tỉ lệ nạp lục bình và nghiên cứu cũng đă khẳng định lục bình hoàn toàn có thể được sử dụng làm nguyên liệu nạp bổ sung hoặc thay thế cho phân heo để nạp vào hầm ủ biogas.

Nhiều kết quả nghiên cứu về khả năng sinh khí biogas của lục bình đều cho thấy việc phối trộn lục bình với phân heo để làm nguyên liệu nạp cho hầm/túi ủ biogas sẽ tạo ra hỗn hợp có khả năng sinh khí tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tìm ra phương pháp tiền xử lý lục bình thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh khí biogas cửa rễ thân lá lục bình phối trộn phân heo trong phòng thí nghiệm (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)