Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện các yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi qua dạy học bài tập hình học không gian ở trường trung học phổ thông (Trang 110 - 112)

6. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kết luận chương 3

Mục đích của thực nghiệm là kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã xây dựng. Qua đợt dạy học thực nghiệm, bước đầu có thể đưa ra một số kết luận như sau:

- Hệ thống biện pháp sư phạm đã được đề xuất trong chương 2 là cần thiết trong dạy học nhiều chủ đề khác nhau của môn Toán nói chung cũng như nghiên cứu áp dụng dạy học bài tập hình học không gian ở trường phổ thông. Việc áp dụng các biện pháp sư phạm rèn luyện các thành phần của tư duy sáng tạo thực chất là cụ thể hóa đổi mới phương pháp dạy học Toán theo định hướng phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Khi phân tích định tính, đặc biệt quan sát những biểu hiện của học sinh trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng những bài giảng đã lôi cuốn học sinh tích cực suy nghĩ nhiều hơn, độc lập tư duy và sáng tạo hơn trong cách tiếp cận vấn đề, cách giải quyết vấn đề, cách khai thác và ứng dụng những kết quả tìm được.

- Phân tích định lượng kết quả các bài kiểm tra đi đến một kết luận là có sự khác biệt đáng kể về hiệu quả học tập cũng như mức độ nhận thức kiến thức mới giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng. Như vậy các biện pháp sư phạm đã xây dựng nếu được vận dụng hợp lý sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy học.

- Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm, những người làm thực nghiệm nhận thấy có các vấn đề cần quan tâm như: Tư duy sáng tạo của học sinh trên thực tế nói chung còn hạn chế và ngay cả với nhóm học sinh khá giỏi thì mức độ sáng tạo cũng không đồng đều; một số biện pháp sư phạm khi vận dụng có thể sẽ trở nên không khả thi, không hiệu quả hoặc hình thức hóa. Thực tế đó xuất phát từ nhiều lý do: Thời lượng dành cho nội dung môn học quá ít, nhiều giáo viên chưa có ý thức đổi mới phương pháp dạy học và hạn chế về nghiệp vụ giảng dạy, vẫn còn một tỷ lệ lớn học sinh thiếu ý thức và kỹ năng tự học. Nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là nội dung và phương pháp bồi dưỡng rèn luyện tư duy sáng tạo như thế nào cho phù hợp với từng bài học và điều kiện thực tiễn dạy học ở mỗi nhà trường. Điều đó đòi hỏi phần nhiều ở kỹ năng tổ chức dạy học theo quan điểm rèn luyện tư duy sáng tạo của giáo viên cũng như ý thức và năng lực tự học của học sinh, những yếu tố quyết định nâng cao tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề ra trong đề tài.

KẾT LUẬN

Từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về việc rèn luyện các yếu tố của tư duy sáng tạo toán học cho học sinh khá giỏi lớp 11 bậc Trung học phổ thông qua dạy học bài tập hình học không gian, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong nhà trường phổ thông có vị trí rất quan trọng và là một mục tiêu của nền giáo dục phổ thông, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

2. Luận văn đã trình bày những khái niệm và tính chất cơ bản của vấn đề tư duy sáng tạo, cũng như những thành phần, vai trò của tư duy sáng tạo áp dụng vào thực tiễn giảng dạy bộ môn.

3. Luận văn đã nêu một số biện pháp góp phần bồi dưỡng và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 11 bậc Trung học phổ thông thông qua dạy học bài tập hình học không gian .

4. Luận văn đã xây dựng hệ thống 100 bài tập hình học không gian (dưới dạng ví dụ, bài toán, bài tập đề xuất), thể hiện được một số thành phần cơ bản của tư duy sáng tạo vào xây dựng và giải bài tập, mặc dù còn chưa đầy đủ do khuôn khổ của luận văn.

5. Luận văn trước hết rất có ý nghĩa đối với tác giả, vì nó là một nội dung quan trọng trong chương trình dạy, trong sự nghiệp trồng người. Mong rằng luận văn cũng đóng góp một phần nhỏ bé trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời có thể là một tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp. Kết quả của luận văn là chấp nhận được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Chúng (1969)Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thông. NXB Giáo dục

[2] Krutexki V.A (1980)Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục. [3] Krutexki V.A (1973)Tâm lý năng lực Toán học của học sinh, NXB Giáo dục. [4] G. Polya (1978)Sáng tạo Toán học, NXB Giáo dục

[5] Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ (1996), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Giáo dục.

[6] I.Lecne (1977)Dạy học nêu vấn đề,NXB Giáo dục

[7] Đào Tam (2005), Phương pháp dạy học Hình học ở trường THPT, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[8] Tôn Thân (1995),Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi ở trường Trung học cơ sở Việt Nam, Viện Khoa học giáo dục.

[9] Nguyễn Cảnh Toàn (1997),Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy, nghiên cứu Toán học,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung (1999), Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh Tiểu học trong quá trình dạy các yếu tố hình học.

[11] Trần Thúc Trình (1998), Tư duy và hoạt động Toán học,Viện Khoa học giáo dục

Một phần của tài liệu nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp góp phần rèn luyện các yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá giỏi qua dạy học bài tập hình học không gian ở trường trung học phổ thông (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)