Khái quát về hoạt động kinhdoanh của VCB-CN Hải Phòng 31 13

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hải phòng (Trang 48 - 72)

2.1.3.1 Huy động vốn

Bảng 2.1: Doanh số huy động vốn giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1, Vốn huy động từ KH 1.960 2.083 2.530 2.926 3.354 2,Vốn huy động từ TT liên NH 33 20 25 29 13 3, Doanh số huy động 1.993 2.103 2.555 2.955 3.368

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Huy động vốn từ khách hàng tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13.5 %/năm trong giai đoạn 2006-2010, là tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành và trên địa bàn. Tốc độ tăng trưởng của huy động vốn được thể hiện:

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn của VCB từ năm 2006-2010

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Hải Phòng rất nhiều đi kèm theo đó là các chính sách khuyến mại, tặng quà, tặng lãi suất,… nhằm thu hút khách hàng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hải Phòng. Công tác huy động vốn ngày càng được các Ngân hàng TMCP cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, do áp dụng linh hoạt các sản phẩm dịch vụ mới đối với khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp, nguồn vốn của Vietcombank HP vẫn tăng trưởng. Nguồn vốn huy động năm 2010 đạt 3.354 tỉ đồng cao hơn so với các năm trước. Vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm và chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng số vốn huy động.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng.

Mặc dù hiện nay với chủ trương thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động vốn nên hoạt động tín dụng của Vietcombank Hải Phòng cũng trầm lắng hơn. Song hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng và mang lại thu nhập chính cho Chi nhánh.

Bảng 2.2: Doanh số cho vay- Thu nợ- Dư nợ giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1, Doanh số cho vay 3.968 6.787 5.117 5.579 4.459

a. Ngắn hạn 3.048 4.687 4.627 5.088 4.192 b. Trung, dài hạn 920 2.100 490 491 266 2, Doanh số thu nợ 3.681 5.663 4.263 5.138 4.189 a. Ngắn hạn 3.099 4.562 3.962 4.812 3.892 b. Trung, dài hạn 581 1.100 300 326 297 3, Dư nợ 1.793 2.917 3.772 4.213 4.483 a. Ngắn hạn 1.035 1.159 1.825 2.102 2.402 b. Trung, dài hạn 757 1.757 1.947 2.111 2.081

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 33,5%/năm, là tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống

Vietcombank. Thu nhập từ lãi cho vay cũng tăng mạnh theo tốc độ tăng trưởng tín dụng và đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh chung của VCB Hải Phòng. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng với tốc độ quá nóng trong khi khả năng quản trị rủi ro và yếu tố con người chưa theo kịp sẽ có thể dẫn tới sự phát triển thiếu bền vững trong tương lai.

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay và dư nợ của VCB HP giai đoạn 2006-2010

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng)

2.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác

Hoạt động thanh toán quốc tế:

Hoạt động thanh toán quốc tế được xem là thế mạnh của hệ thống Vietcombank nói chung và Vietcombank Hải Phòng nói riêng. Trong hoạt động thanh toán quốc tế Vietcombank Hải Phòng là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia hệ thống thanh toán bù trừ toàn cầu qua mạng SWIFT. Chi nhánh cũng rất chú trọng đến việc mua ngoại tệ bằng nhiều nguồn và áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp.

Thị phần về thanh toán quốc tế của Vietcombank Hải Phòng chiếm khoảng hơn 30% thị phần thanh toán trên địa bàn thành phố Hải Phòng và chủ yếu là thanh toán hàng nhập khẩu. Năm 2008 là năm hoạt động thanh toán quốc tế đạt doanh số thanh toán cao nhất cả về hàng xuất và hàng nhập khẩu trong giai đoạn từ 2006- 2010.

Bảng 2.3: Các hoạt động kinh doanh khác giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

I, Thanh toán quốc tế

1, Thanh toán hàng xuất khẩu

(nghìn USD) 69.568 30.441 304.425 61.652 90.457 2, Thanh toán hàng nhập khẩu

(nghìn USD) 173.423 380.729 381.169 192.495 117.438 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II, Kinh doanh ngoại tệ

1, Doanh số mua vào

(nghìn USD) 177.491 231.459 304.425 201.500 137.445 2, Doanh số bán ra

(nghìn USD) 177.651 108.542 299.472 198.401 137.396

III, Kinh doanh dịch vụ

1, Thanh toán thẻ Tín dụng 38.839 42.219 48.928 57.411 92.804 2, Thanh toán thẻ ATM 607.952 1.137.900 1.600.554 1.700.000 1.841.793 4, Chuyển tiền nhanh 16.512 19.337 21.221 16.524 2.465.136

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Đây được coi như là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của khách hàng. Với sự tăng trưởng của tín dụng và thanh toán quốc tế, hoạt động mua bán cũng có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Tuy nhiên từ năm 2009 trở lại đây, do cơ chế điều hành tỉ giá có những thay đổi làm cho Vietcombank Hải Phòng gặp phải khó khăn về nguồn cung ngoại tệ, cung không đáp ứng đủ cầu ngoại tệ dẫn đến doanh số thanh toán quốc tế giảm và nhu cầu vay vốn bằng đồng ngoại tệ của khách hàng cũng gặp khó khăn.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ:

tế (corporate banking), Vietcombank Hải Phòng trong 5 năm qua cũng đã triển khai các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ - retail banking) như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối.

Chi nhánh Vietcombank Hải Phòng là một trong những đơn vị đi đầu triển khai kịp thời và thành công các ứng dụng công nghệ ngân hàng vào hoạt động nghiệp vụ, nhất là áp dụng công nghệ vào các chương trình thanh toán. Sau hơn 5 năm, cơ cấu các sản phẩm thẻ của Vietcombank Hải Phòng đã đầy đủ, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, nội địa và quốc tế; hoạt động thanh toán và phát hành thẻ luôn được song song chú trọng với công tác chăm sóc khách hàng. Hiện tại, Vietcombank chấp nhận thanh toán tất cả các loại thẻ tín dụng phổ biến nhất trên thế giới (Visa, MasterCard, American Express); phát hành thẻ tín dụng Vietcombank Visa, Vietcombank MasterCard Cội nguồn, Vietcombank American Express, thẻ ghi nợ Vietcombank Visa Debit, Vietcombank MTV và Vietcombank Connect 24.

Với các tiện ích trong dịch vụ chuyển tiền nhanh ở trong nước cũng như nước ngoài như : thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiền được chuyển nhanh, an toàn chi phí thấp nên doanh số chuyển tiền nhanh tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 có kết quả ấn tượng với doanh số chuyển tiền nhanh đạt 2.465 tỉ đồng gấp 149 lần so với năm 2009.

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006- 2010

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hải Phòng tăng trưởng khá tốt qua các năm, tăng trưởng mạnh mẽ nhất là năm 2008 đạt hơn 90 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2007. Hai năm 2009, 2010 kết quả kinh doanh có giảm hơn so với giai đoạn từ năm 2006-2008. Song đây vẫn là một kết quả tích cực so với các ngân hàng trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và hậu quả của lạm phát năm 2008.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh VCB Hải Phòng giai đoạn 2006-2010

(Đvt: Tỷ đồng)

1, Tổng thu nhập 167 230 396 327 390

- Thu lãi tiền gửi 7 9 14 6 13

- Thu lãi cho vay 141 200 336 295 354

- Thu phí dịch vụ 12 21 46 26 23

- Thu khác 6 0,001 0 0 0

2, Tổng chi phí 135 153 306 276 352

- Chi trả lãi tiền vay 17 27 103 67 73

- Chi trả lãi tiền gửi 68 89 130 129 164

- Chi phí hoạt động 50 37 73 80 115

3, Lợi nhuận KD 32 77 90 51 38

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng)

Biểu 2.3: Kết quả kinh doanh

(Nguồn: Báo các thực hiện từ 2006 đến 2010- VCB Hải Phòng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỷ trọng chủ yếu (khoảng 80%) tổng thu nhập của Vietcombank Hải Phòng. Tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt mức bình quân gần 50%/năm (ngoại trừ năm 2009 tăng trưởng âm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới). Trong khi đó, thu nhập từ các hoạt động khác (thu từ dịch vụ, thu tiền gửi, thu khác) chiếm tỷ trọng thấp (khoảng 20%) trong tổng thu nhập. Thu nhập từ lãi tiền gửi ngày càng chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm dần do nguồn tiền gửi ngày càng giảm. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng tương đối tốt (bình quân đạt trên 50% giai đoạn 2006- 2008. Riêng năm 2009, 2010 có giảm hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới).

Nhìn chung các mặt hoạt động kinh doanh của VCB Hải Phòng đều có sự tăng trưởng với tốc độ rất cao trong giai đoạn 2006-2010. Tăng trưởng tín dụng đã kéo theo sự tăng trưởng mạnh của một số hoạt động khác như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, kinh doanh dịch vụ... Tuy nhiên một số hoạt động khác còn chưa được quan tâm đúng mức, trong đó lĩnh vực kinh doanh dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp và đóng góp chưa tương xứng với tiềm năng.

2.2 Thực trạng về hiệu quả cho vay các DNV&N tại VCB- CN Hải Phòng

2.2.1 Qui trình tín dụng đối với DNVVN của VCB-CN Hải Phòng

Qui trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị vay vốn cho đến khi khoản cho vay được thu nợ đầy đủ cả gốc và lãi. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro.

Về cơ bản qui trình cho vay các DNV&N cũng tương tự qui trình cho vay chung đối với các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, đối với các đối tượng khách hàng khác nhau, đối với các sản phẩm tín dụng khác nhau, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có thể có những quy định bắt buộc, khuyến khích hay không áp dụng một/một số bước xử lý trong Quy trình tín dụng.

Chỉ cấp tín dụng cho các phương án, dự án có hiệu quả kinh tế.

Chỉ cấp tín dụng cho khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng và phù hợp với định hướng chiến lược khách hàng từng thời kỳ của Vietcombank.

Thực hiện chế độ cập nhật, lưu trữ thông tin khách hàng, thường xuyên đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng để chọn lọc khách hàng tốt, hạn chế phát triển khách hàng có kết quả xếp hạng tín dụng thấp (rủi ro tín dụng cao).

Thẩm định tín dụng một cách toàn diện: việc thẩm định và cấp tín dụng phải được dựa trên cơ sở phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện (về pháp lý, nhân thân lai lịch khách hàng, quá trình hoạt động, trình độ quản lý, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh, tính khả thi của phương án kinh doanh, tài sản bảo đảm và các điều kiện khác), chứ không được chỉ dựa vào tài sản bảo đảm của khách hàng.

Hiện nay Vietcombank HP đang phân loại, thống kê số liệu DNVVN theo tiêu thức nêu tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 - khai thác thông tin từ Hệ thống XHTD nội bộ và thực hiện cấp tín dụng cho DNVVN theo Quyết định số: 246/QĐ-NHNT.CSTD ngày 22/07/2008 của Tổng Giám đốc Vietcombank (gọi tắt là Qui trình tín dụng 246) được thể hiện như sau:

Sơ đồ 2.2: Qui trình tín dụng 246 Bước 9: Xử lý các khoản nợ có vấn đề

Thực hiện: Phòng KH

Bước 2: Phê duyệt cấp tín dụng Thực hiện: Cấp có thẩm quyền

Bước 3: Ký kết HĐTD, Hợp đồng liên quan Thực hiện: Phòng KH, Giám đốc Chi nhánh

Bước 4: Nhập dữ liệu và quản lý hồ sơ Thực hiện: Phòng Quản lý nợ

Bước 5: Giải ngân hợp đồng vay

Thực hiện: Phòng KH và Phòng Quản lý nợ Bước 6: Kiểm tra và phát hiện dấu hiệu rủi ro Thực hiện: Phòng KH

Bước 7: Điều chỉnh cấp tín dụng

Thực hiện: Phòng KH và Phòng Quản lý nợ

Bước 8: Thu nợ

Thực hiện: Phòng KH và Phòng Quản lý nợ

Bước 10: Thanh lý HĐ TD và giải chấp tài sản Thực hiện: Phòng KH và Phòng Quản lý nợ

Bước 1: Thẩm định và đề xuất cấp tín dụng Thực hiện: Phòng Khách hàng

Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng Thu thập và bổ sung thông tin Lập tờ trình thẩm định

2.2.2 Qui định phân loại nợ

Hiện nay, đối với Việt Nam, việc phân loại nợ tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD nói chung và hệ thống Vietcombank nói riêng được quy định rõ tại văn bản số 493/2005/QD-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Theo đó nợ được chia thành 5 nhóm sau:

- Nợ nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm các khoản nợ trong hạn, nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại .

- Nợ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày, các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu và các khoản nợ khác theo quy định.

- Nợ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2, các khoản nợ khác theo quy định. - Nợ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ ): Là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ khác theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nợ Nhóm 5 (Nợ quá hạn có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, và các khoản nợ khác theo quy định.

Trong đó, nợ xấu được quy định là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5.

Như vậy, nợ quá hạn của NHTM có ở cả 5 nhóm nợ. Khi cả 4 chỉ tiêu nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5 ở mức độ cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang gặp rất nhiều rủi ro, khả năng bảo toàn vốn thấp, có thể đe doạ đến sự tồn tại của ngân hàng.

Việc phân loại nợ thành 5 nhóm trên là một trong các căn cứ quan trọng để xác định chất lượng tín dụng của một NHTM, đồng thời cũng là bằng chứng để đánh giá chất lượng quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay DNVVN tại VCB- CN Hải Phòng

2.2.3.1 Qui mô cho vay

Bảng 2.5: Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ giai đoạn 2006-2010

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006

Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1, Doanh số cho vay

a. Tổng doanh số 3.968.693 6.787.733 5.117.927 5.579.919 4.459.325 b.Doanh số DNVVN 968.860 (24,4%) 1.200.943 (17,7%) 1.079.186 (21,09%) 1.147.875 (20,57%) 825.988 (18,52%) 2, Doanh số thu nợ a. Tổng doanh số 3.681.162 5.663.307 4.263.047 5.138.647 4.189.936 b.Doanh số DNVVN 918.802 (24,96%) 1.107.773 (19,5%) 900.485 (21,12) 957.666 (18,64%) 760.744 (18,15%) 3, Dư nợ a. Tổng doanh số 1.793.342 2.917.768 3.772.648 4.213.920 4.483.309 b.Doanh số DNVVN 140.090 (7,8%) 233.260 (8%) 411.961 (10,92%) 602.170 (14,29%) 667.414 (14,89%)

(Nguồn Báo cáo tổng hợp của VCB HP giai đoạn 2006-2010)

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hải phòng (Trang 48 - 72)