KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ CHO VAY

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hải phòng (Trang 32 - 39)

Để đánh giá một khoản vay được coi là có hiệu quả hay không thì khoản vay đó phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí của các chủ thể tham gia vào hoạt động này. Các chủ thể đó là : Ngân hàng thương mại, khách hàng vay vốn và toàn bộ nền kinh tế. Song ta chỉ xét đến hiệu quả cho vay đối với Ngân hàng thương mại.

Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Theo khái niệm này thì hiệu quả cho vay là phép so sánh dùng để phản ánh mối quan hệ giữa doanh lợi từ hoạt động cho vay của NHTM và chi phí mà NHTM bỏ ra để có được doanh lợi đó.

Cụ thể hơn là đánh giá hiệu quả cho vay theo 2 giác độ: mức độ an toàn và khả năng sinh lời của khoản vay.

- Mức độ an toàn của khoản vay: Một khoản vay là có hiệu quả khi khoản vay đó là an toàn. Yếu tố an toàn đây muốn nói đến khả năng hoàn trả các khoản lãi và vốn vay của khách hàng. Đồng thời còn xem xét cả việc khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thiết thực hay không? Một khoản vay có hiệu quả trên giác độ an toàn là khoản vay mà ngân hàng thu được gốc và lãi đúng thời hạn mà không phải bù đắp bất cứ chi phí nào. Một khoản vay không trả được nợ hay chứa đựng nhiều nguy cơ không trả được nợ thì được coi là khoản vay có hiệu quả kém.

- Khả năng sinh lời : bên cạnh yếu tố an toàn thì yếu tố khả năng sinh lời là một mục tiêu mà bất cứ một khoản vay có hiệu quả phải mang lại. Khi cấp một khoản cho vay, mục tiêu cốt lõi của NHTM luôn là lợi nhuận – yếu tố an toàn được xem xét trước hết nhưng yếu tố sinh lời mới là cơ bản. Một khoản vay an toàn mà không đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thì cũng không bao giờ là một khoản vay hiệu quả.

Việc nâng cao hiệu quả cho vay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Như chúng ta biết, cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất đối với ngân hàng tương mại. Nâng cao hiệu quả cho vay chính là nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Nâng cao hiệu quả cho vay đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng thu nợ đầy đủ và đúng hạn đồng thời tạo điều kiện mở rộng các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng. Bất cứ một ngân hàng nào trong suốt quá trình hoạt động của mình cũng luôn luôn chú trọng vấn đề mở rộng tín dụng. Việc nâng cao hiệu quả cho vay là một hoạt động rất cần thiết để mở rộng tín dụng cho ngân hàng đối với khách hàng. Vì việc nâng cao hiệu quả cho vay giúp ngân hàng xây dựng hình ảnh, uy tín với khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Mặt khác, hiện nay các ngân hàng thương mại có xu hướng chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ nên việc nâng cao hiệu quả cho vay là yêu cầu khách quan và là xu thế phát triển chung của hoạt động ngân hàng trong giai đoạn này

Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thương mại, nâng cao hiệu quả cho vay còn có ý nghĩa đối với khách hàng đi vay và toàn nền kinh tế nói chung.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

Để đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại, người ta thương dùng một tập hợp các chỉ tiêu sau:

1.3.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng.

Chỉ tiêu dư nợ cho vay DNVVN và tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trên tổng dư nợ.

Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kì bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dư nợ là một số tuyệt đối, phản ánh doanh số cho vay của NHTM trong một thời kì thường là một năm.

Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng của nó phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động cho vay của ngân hàng là đang mở rộng hay thu hẹp. Tổng dư nợ cho vay thấp chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đó kém. Tuy nhiên tổng dư nợ cho vay mà cao thì cũng chưa hoàn toàn phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay của ngân

hàng đó tốt vì còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro tín dụng. Do vậy cần xem xét yếu tố dư nợ cho vay trong mối quan hệ với việc phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng để đánh giá được chính xác hơn.

Cùng với chỉ tiêu dư nợ cho vay, NHTM còn sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ trong dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tổng dư nợ của ngân hàng thương mại.

Tỷ trọng Dư nợ cho vay DNVVN dư nợ cho vay DNVVN =

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này là một số tương đối, cho biết hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số dư nợ của toàn ngân hàng.

Chỉ tiêu nợ quá hạn của DNVVN và tỷ trọng nợ quá hạn DNVVN

Chỉ tiêu Nợ quá hạn DNVVN là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả cho vay của NHTM. Nợ quá hạn là một phần hay toàn bộ (cả gốc và lãi) của doanh nghiệp vay vốn đã đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp không thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, xoá nợ hay bất kỳ một biện pháp nào khác.

Xét về mặt bản chất, cho vay là quan hệ vay mượn dựa trên cơ sở ngân hàng tin tưởng người đi vay có khả năng và sẵn sàng hoàn trả vào một thời điểm nhất định trong tương lai, vì thế tính an toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá chất hiệu quả cho vay. Khi một khoản vay được chuyển thành nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất vay trước đó. Tuy nhiên thực tế thì nếu các khoản nợ quá hạn càng nhiều thì ngân hàng sẽ càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì ngân hàng phải đối diện với nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và lợi nhuận sẽ giảm sút.

Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định thường là vào cuối quý hay cuối năm

Nợ quá hạn DNVVN Tỷ lệ nợ quá hạn = --- x 100% Tổng dư nợ DNVVN

Nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn của một NHTM chúng ta có thể đánh giá được phần nào chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đó. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng hoạt động cho vay thấp, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Việc ngân hàng có nhiều khoản vay bị nợ quá hạn không những làm giảm uy tín của ngân hàng mà có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn và mất khả năng thanh toán. Một NHTM có nhiều khoản vay bị nợ quá hạn có nguy cơ bị mất vốn chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đó là yếu kém. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá khả năng tự bù đắp của NHTM có thể làm cho ngân hàng thương mại bị đẩy đến bờ vực của sự phá sản. Thời gian quá hạn của khoản vay càng dài thì nguy cơ mất vốn của ngân hàng thương mại càng lớn, các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày được xem là các khoản nợ quá hạn khó đòi.

Các khoản nợ quá hạn có thể do những nguyên nhân chủ quan như: trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng yếu kém, công nghệ sản xuất lạc hậu, doanh nghiệp không thích nghi được với môi trường kinh doanh đầy biến động… và cũng có thể do những nguyên nhân khách quan như: sự bất ổn của thị trường, sự thay đổi chính sách của Nhà nước, rủi ro trong kinh doanh… Nhưng hậu quả của nó là doanh nghiệp có thể bị đình trệ sản xuất, thua lỗ nặng nề và khó có thể đủ khả năng trả nợ ngân hàng.

Tại Việt Nam : “ Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tố chức tín dụng, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn < 5% được xếp loại A, nghĩa là chất lượng tín dụng tương đối tốt, từ 5% đến 8% xếp loại B và từ 8% trở lên xếp loại C, nghĩa là chất lượng tín dụng yếu kém” ( Theo quyết định 49/2004/TT-BTC ngày 04 tháng 6 năng 2004 hướng dẫn ). Do vậy các ngân hàng thương mại luôn cố gắng duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

Chỉ tiêu tỉ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi DNVVN

Để đánh giá chính xác hơn chất lượng hoạt động cho vay, chỉ tiêu nợ quá hạn có khả năng thu hồi cũng thường xuyên được sử dụng. Chỉ tiêu này xác định như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn có khả năng thu hồi DNVVN

có khả năng thu hồi = --- x 100% Nợ quá hạn DNVVN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phân tích về tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi, cũng cần đưa ra những tiêu chí để xác định về nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Theo đó nợ quá hạn có khả năng thu hồi là những khoản nợ quá hạn còn đối tượng để thu hồi do hàng hoá bị ứ đọng, tiêu thụ kém, do việc sản xuất, lưu thông hàng hoá gặp khó khăn, do việc thu tiền hàng của khách hàng bị chậm… nên khách hàng không thể trả được nợ vay đúng hạn. Ngoài ra, nợ quá hạn có khả năng thu hồi cũng bao gồm những khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp, bảo lãnh và Ngân hàng đang tiến hành các thủ tục để phát mại tài sản thế chấp hoặc phát thư đòi tiền người bảo lãnh…

Tuy nhiên việc xác định nợ quá hạn có khả năng thu hồi phải được tiến hành sau khi phân tích kỹ lưỡng tình trạng của khách hàng có nợ quá hạn. Việc phân tích này đôi khi mang tính chủ quan. Ngoài ra việc bán (giá cả, thời gian) các tài sản/vật tư hàng hoá, thu hồi các khoản nợ để trả nợ ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào khách hàng, ngân hàng cho vay mà còn phụ thụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, chỉ tiêu này khó được định lượng một cách chính xác.

Chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu DNVVN

Nợ xấu DNVVN

Tỷ lệ nợ xấu = ---x 100% Tổng dư nợ DNVVN

Nợ xấu bao gồm nợ được phân vào nợ các nhóm 3 , 4 và 5. Đây là tỷ lệ để đánh giá hiệu quả cho vay. Như vậy ta có thể thấy rằng việc phân loại nợ theo qui định mới của NHNN là một thay đổi căn bản trong việc đánh giá chất lượng nợ. Cùng với các qui định về cơ cấu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ) và chuyển

nợ quá hạn, chất lượng tín dụng được xem xét toàn diện hơn do đã tính đến cả các khoản nợ đã được cơ cấu lại. Nếu như trước đây việc chuyển nợ quá hạn chỉ được thực hiện khi khoản nợ đã đến hạn mà không trả được nợ và không được cơ cấu lại thì hiện nay NHTM có thể chuyển nợ quá hạn khi khoản nợ đó chưa đến hạn nhưng bị đánh giá là không có khả năng trả. Bất kỳ một khoản nợ nào bị cơ cấu lại/chuyển nợ quá hạn thì toàn bộ dư nợ của hợp đồng tín dụng đó cũng được ghi nhận là nợ cơ cấu lại/quá hạn.

Chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt cũng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên những chỉ tiêu liên quan đến thu nhập chính là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động cho vay cũng được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay

Thu nhập từ cho vay DNVVN Tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNVVN =

Tổng thu của ngân hàng

Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại thì thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN chiếm tỷ lệ bao nhiêu từ đó cho thấy được vai trò của hoạt động cho vay nói chung và cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng của một ngân hàng thương mại. Các nguồn thu của ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu từ tiền gửi tại các TCTD, thu từ dịch vụ,thu từ hoạt động đầu tư, và các khoản thu khác.

Một khoản vay được coi là có hiệu quả phải là một khoản vay được thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc tính toán chỉ tiêu này giúp các ngân hàng thương mại nhận biết được khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay DNVVN trong tổng thu nhập của ngân hàng, từ đó đánh giá được tình hình cho vay và giúp ngân hàng thương mại có thêm những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chỉ tiêu tỉ lệ thu lãi từ cho vay DNVVN / dư nợ bình quân DNVVN

Chỉ tiêu này cho biết một đồng cho vay bình quân thu được bao nhiêu đồng lãi. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm soát chi phí trong cho vay của ngân hàng và mức độ sinh lời từ cho vay. Thu nhập từ lãi là phần chênh lệch giữu thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy động.

Tỉ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao, do kiểm soát tốt chi phí và tăng cường lợi nhuận.

Tuy nhiên chỉ tiêu này quá thấp lại chứng tỏ 2 điều: thứ nhất là hiệu quả khoản cho vay đối với nhóm đối tượng này còn thấp; thứ hai là có thể nếu dư nợ cao mà thu lãi thấp thì có thể là ngân hàng đang trong giai đoạn mở rộng cho vay đối với nhóm đối tượng này. Hơn nữa một phần qua chỉ tiêu này cũng đánh giá được khả năng thu lãi và thu nợ của ngân hàng. Cuối quý hoặc cuối năm, các ngân hàng có thể tính toán chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của khoản cho vay này đồng thời có biện pháp kịp thời trong việc cải cách chính sách cho vay với nhóm đối tương khách hàng này.

Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay DNVVN trên chi phí cho vay DNVVN

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện cho vay DNVVN thì ngân hàng sẽ được bao nhiêu đồng thu nhập. Khi tiến hành bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có các chi phí; chi phí đối với khoản cho vay doanh nghiệp đây có thể là chi phí cho cán bộ tín dụng, chi phí thực hiện hợp đồng…. hoặc có thể là chi phí cơ hội của món tiền đem cho vay đó.

Nguyên tắc tối thiểu trong kinh doanh là phải “lấy thu bù chi”; do vậy chi tiêu này luôn phải lớn hơn hoặc bằng 1 còn nếu thấp hơn hơn thì tức là ngân hàng đang bị lỗ hoặc ngân hàng đang có chính sách hỗ trợ đối với nhóm đối tượng này. Tuy

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hải phòng (Trang 32 - 39)