Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hải phòng (Trang 39 - 46)

Chính sách tín dụng của NHTM

Chính sách tín dụng của NHTM quyết định toàn bộ hướng phát triển của ngân hàng đó. Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng được xây dựng dựa trên những nhân tố cơ bản sau: nhu cầu tín dụng, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm năng của khách hàng. Chính sách

của chính phủ và ngân hàng Nhà nước, qui mô, kết cấu, tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng, qui mô vốn chủ sở hữu... cũng được cân nhắc kỹ khi xây dựng chính sách tíndụng.

Nội dung chính sách tín dụng của NHTM bao gồm : - Chính sách khách hàng

- Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng - Lãi suất và phí suất tín dụng

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ. - Phương thức tín dụng

- Chính sách đảm bảo

Một chính sách cho vay đồng bộ, thống nhất, khoa học và đúng đắn sẽ các định cho các cán bộ tín dụng một phương hướng đúng đắn khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động cho vay. Khi ngân hàng đã có định hướng đầu tư cho DNV&N , họ sẽ có các chính sách tín dụng riêng, các ưu đãi đối với bộ phận khách hàng này.

Chất lượng công tác thẩm định

Như chúng ta đã biết, thẩm định là một khâu quan trọng bậc nhất của quy trình cho vay. Đó là việc xem xét một cách toàn diện ,khách quan các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn trả của khách hàng. Do vậy, cán bộ thẩm định cần phải xem xét một cách chính xác, khoa học về tính khả thi của dự án, thẩm định khách hàng cũng như thẩm định tài sản đảm bảo trước khi ra quyết định cho vay hay không. Nếu việc thẩm định không thực hiện đúng với các trình tự nội dung của quy trình tín dụng, không đầy đủ, chính xác, hợp lý thì khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng là rất lớn. Tuy nhiên các khâu thẩm định cũng cần được thực hiện một cách linh hoạt, gọn nhẹ, phù hợp với từng đối tượng khách hàng để tránh sự rườm rà không cần thiết, gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng và khách hàng. Công tác thẩm định yêu cầu các nhân viên tín dụng phải có trình độ chuyên môn cao, có kĩ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, biết đánh giá các tài sản, trung thực trong công việc… để từ đó có những quyết định chính xác qua đó vừa tạo cho ngân hàng có những khoản cho vay có hiệu quả mang lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng hạn chế đến mức tối thiểu các rủi ro có thẻ xảy ra

Sự đổi mới của hoạt động tín dụng và các sản phẩm hỗ trợ

Sự đổi mới của hoạt động ngân hàng nhất là hoạt động tín dụng tạo sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM như hiện nay. Với DNV&N, họ rất nhanh nhạy và đặc biệt quan tâm đến chất lượng của các dịch vụ như: thủ tục nhanh chóng, giá cả hợp lý, có nhiều sự lựa chọn, sản phẩm trọn gói, phục vụ chuyên nghiệp…

Ngân hàng cũng cần phải chứng minh với khách hàng về uy tín và trình độ phát triển của mình thông qua các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động tín dụng như thanh toán, tài trợ thương mại, chuyển tiền…Chúng ta cũng cần nhấn mạnh đến hoạt động maketting ngân hàng. Thông qua đó, NHTM đưa sản phẩm đến với các khách hàng. Hoạt động Maketting hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cũng tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng đóng vai trò rất quan trọng bởi họ là người trực tiếp tiếp xúc, hướng dẫn khách hang thủ tục hồ sơ, phân tích khách hàng, kiểm tra tư cách khách hàng, thẩm định dự án xin vay của khách hàng… Chính vì thế, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Khách hàng đến xin vay thường hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và rất phức tạp nên đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lưc để phân tích và đánh giá chính xác khách hàng vay vốn tránh tình trạng đánh giá sai về khách hàng hoặc có thể bị lừa đảo, lợi dụng. Bên cạnh trình độ chuyên môn thì một điều cần chú ý nữa đó chính là tính trung thực và trách nhiệm nghề nghiệp của người cán bộ tín dụng bởi vì cán bộ tín dụng hàng ngày phải xử lý nghiệp vụ có tính biến động liên quan đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh tế; gặp gỡ trực tiếp với nhiều loại khách hàng; đối mặt với nhiều cám dỗ; có nhiều cơ hội để thực hiện những hành vi vụ lợi…Vì vậy, cán bộ tín dụng phải được lựa chọn một cách cẩn thận, được bố trí hợp lý và cần được quan tâm giáo dục rèn luyện cũng như có chính sách bồi dưỡng phụ hợp.

Công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm dich vụ của ngân hàng, là ưu thế cạnh trạnh của các ngân hàng lớn có mạng lưới rộng. Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp dich vụ, quản lý, phân tích khách hàng đóng một vai trò rất lớn tới chính sách khách hàng của một ngân hàng và chất lượng tín dụng. Chất lượng của một sản phẩm phải được đánh giá trên quan điểm của khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cách tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Khi càng gắn nhiều tiện ích cho sản phẩm thì đòi hỏi công nghệ phải càng hiện đại. Muốn áp dụng công nghệ hiện đại thì ngân hàng phải có vốn chủ sở hữu đủ lớn và năng lực tiếp thu, vận hành của đội ngũ nhân viên tốt.

Quan niệm của NHTM về DNVVN

Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có những chuyển biến tích cực trong việc đánh giá các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước kia các ngân hàng vẫn có tâm lý rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ vay những khoản nhỏ nên dẫn đến tình trạng chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát tình hình tài chính và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều những vướng mắc trong quá trình tiếp cận tín dụng do vốn thực của các doanh nghiệp và nhỏ luôn nhỏ hơn số vốn đăng ký. Vả lại các ngân hàng thương mại thường rất ngại trong việc kiểm tra tính minh bạch và chính xác trong hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì luồng thông tin ngân hàng nhận được thường thiếu độ chính xác. Tuy nhiên, cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng ngày càng khẳng định được vị thế của mình. Chính vì thế doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang trở thành khách hàng tiềm năng của nhiều ngân hàng.

Các yếu tố khác

Quy trình tín dụng: Các cán bộ tín dụng xem xét, thực hiện cho vay theo một quy trình tín dụng do ngân hàng xây dựng. Để đảm bảo tính an toàn nhanh gọn quy trình tín dụng thường được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Quy trình tín dụng phù hợp sẽ tiết tiệm thời gian, cũng như chi phí cho ngân hàng và khách hàng xin vay vốn.

Hệ thống thông tin tín dụng: Thiếu thông tin sẽ làm cản trở rất lớn tới quyết định cấp tín dụng và tăng rủi ro cho ngân hàng. Thông tin tín dụng được cung cấp chủ yếu từ khách hàng và từ mạng lưới thông tin của ngân hàng. Thông tin liên quan đến khách hàng chính xác, đầy đủ, kịp thời sẽ giúp cán bộ tín dụng ra quyết định nhanh chóng, chính xác.

1.3.3.2 Các nhân tố khách quan

Môi trường pháp lý

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì thế sự điều hành của Nhà nước cũng như sự quản lý khắt khe của ngân hàng Nhà nước thông qua những quy định, nghị định cụ thể là rất cần thiết. Môi trường pháp lý lành mạnh sẽ là cơ sở để giải quyết các các mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đều phải tuân thủ những quy định đó một cách nghiêm chỉnh thì hiệu quả và lợi ích mới được đảm bảo. Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và chặt chẽ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và ngân hàng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Môi trường kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp. Trong một nền kinh tế mở, sự ổn định kinh tế, xã hội trong và ngoài nước tạo môi trường và đà phát triển cho cả NHTM và các DNV&N. Một môi trường kinh tế, xã hội ổn định thì các doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, hạn chế được các yếu tố rủi ro ngoài dự kiến, có điều kiện trả nợ vay ngân hàng đúng hạn, đầy đủ. Ngược lại, ngân hàng cũng có đủ nguồn vốn, niềm tin để tăng trưởng các khoản cho vay đối với doanh nghiệp.

Sự ổn định của môi trường kinh tế xã hội còn được thể hiện ở sự kiện toàn và ổn định của chính sách Nhà nước. Nếu chính sách thông thoáng, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng. Trong một chừng

mực nào đó, đôi khi chính sách của Nhà nước không thể là tối ưu cho mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội.

Bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đặc điểm chung là quy mô sản xuất kinh doanh không lớn, năng lực tài chính còn hạn chế và nhu cầu vay vốn còn rất tiềm năng.Tát cả những yếu tố đó đều ảnh hưởng đến hoạt đông cho vay của ngân hàng thương mại thông qua việc quyết định cho vay hay không. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính không lớn nên cơ cấu vốn đầu tư thường không hợp lý. Họ thường chú trọng đầu tư vào tài sản cố định nên dẫn đến thiếu hụt vốn lưu động để tiến hành sản xuất kinh doanh dẫn đến khả năng thanh toán bị hạn chế. Bên cạnh đó trong trường hợp phương án kinh doanh của doanh nghiệp sau khi được cấp vốn không có khả thi thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng trả lãi và vốn vay cho ngân hàng đúng hạn vì nguồn vốn tự có của doanh nghiệp ít, lợi nhuận của doanh nghiệp lại thấp.

Thứ hai, với quy mô sản xuất nhỏ gọn, ngành nghề đa dạng, công nghệ kĩ thuật không quá phức tạp thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng thích ứng hơn các doanh nghiệp lớn trước các biến động của thị trường. Chính vì thế nên khả năng khai thác, sử dụng vốn vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất linh hoạt và thường có điều kiện khấu hao máy móc thiết bị để thu hồi vốn, trả nợ ngân hàng. Tuy nhiên so với các doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu thông tin thị trường, thiếu chuyên gia phân tích kinh tế, thiếu các dữ liệu đầu vào để tiến hành phân tích kinh tế nên dẫn đến tình trạng là việc tính toán và triển khai dự án không chính xác với thực tế, gây nên những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cả rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Thứ ba, trình độ quản lý của ban lãnh đạo, ban giám đốc của các doanh nghiệp vừa vẫn nhỏ vẫn còn chưa cao nên ngân hàng vẫn còn ngân ngại trong việc đưa ra các quyết định cho vay. Bên cạnh đó các ngân hàng thương mại còn đặc biệt quan tâm tới uy tín của doanh nghiệp trên thương trường bởi vì yếu tố nảy quyết định mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Dựa trên uy tín của các doanh

nghiệp, ngân hàng sẽ sẵn sàng cho vay bằng tín chấp khi doanh nghiệp đó đã chứng minh được hiệu quả kinh doanh của mình

Thứ tư là về nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay chính là nhu cầu vốn cho phương án sản xuất kinh doanh được trình lên. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp phải phù hợp với mục đích sử dụng vố. Ngân hàng sẽ cấp vốn cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đó thực sự thiếu vốn và có một dự án thật sự khả thi. Tuỳ vào tính cấp thiết của việc sử dụng vốn mà ngân hàng quyết đinh có cho vay hay không, cho vay bằng hình thức nào là phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng mà vẫn ddapr ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp

Thứ năm là tính minh bạch của DNV&N và thiện chí trả nợ. Để có thể đầu tư vốn, điều quan trọng là ngân hàng phải có thông tin đầy đủ về khách hàng và thông tin đó phản ánh đúng thực tế. Tuy nhiên, thực trạng doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 2-3 hệ thống sổ sách kế toán, chủ doanh nghiệp che dấu thông tin rất phổ biến đã làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.

Còn tại các doanh nghiệp Nhà nước tình trạng hạch toán dấu lỗ, nâng giá tài sản để vay vốn ngân hàng, kinh doanh không vì lợi nhuận mà hầu như không có biện pháp kiểm soát không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến ngân hàng cho vay.

Thiện chí trả nợ của Chủ doanh nghiệp cũng là một trong các yếu tố quan trọng. Trong điều kiện hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, doanh nghiệp lại được tự do kinh doanh và giao dịch với các NHTM thì ngân hàng cho vay thực sự khó khăn trong việc quản lý nguồn thu nợ. Nếu chủ doanh nghiệp thiếu thiện chí thì mặc dù hợp đồng tín dụng có qui định chặt chẽ thế nào cũng chưa phải là giải pháp chắc chắn nhất.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CN HẢI PHÒNG

2.1 Giới thiệu khát quát về NHTMCP Ngoại thương VN – CN Hải Phòng2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trước năm 1969, tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Hải Phòng chỉ là Phòng quản lý ngoại hối thuộc Cục quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Sau khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được thành lập, Phòng quản lý ngoại hối Hải Phòng về mặt đối ngoại được giới thiệu như là một Chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để thực hiện một số nghiệp vụ đối ngoại tại chỗ như: thanh toán tiểu ngạch giữa Hồng Kông, Trung Quốc và thanh toán tiền ký ngân của các hãng tàu biển nước ngoài tới Cảng Hải Phòng.

Tháng 07/1969, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng Cảng thành phố được thành lập, thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Phòng quản lý ngoại hối từ đó được sát nhập với Chi nhánh nghiệp vụ ngân hàng Cảng.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố Cảng phát triển, ngày 27/12/1969 Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương tại Hải Phòng, trực thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1977.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam-chi nhánh hải phòng (Trang 39 - 46)