1. 3 Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cư dâ nở huyện
3.3. Những biến đổi về văn hoá
Edouard Herriot đã từng nói: “Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả
những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả..”. Có
thể thấy văn hoá là cái không ngừng biến đổi trên cơ sở giữ gìn những tinh hoa văn hoá truyền thống, đồng thời chắt lọc và tiếp thu những tinh hoa văn hoá mới. Trong sự phát triển của bất kỳ xã hội nào cũng bao hàm cả sự biến đổi về văn hoá.
Ngày nay, dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng với sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Vì vậy, không một quốc gia nào, một dân tộc nào tránh được sự biến đổi văn hoá. Nhiều xã hội, nhiều dân tộc đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự "xâm lăng" của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, sự biến đổi văn hoá không chỉ mang đến những giá trị ngoài mong muốn. Thực tế đã có nhiều mặt tích cực trong sự biến đổi văn hoá. Trong vấn đề này, “cái được” sẽ nhiều hơn “cái mất” nếu chủ nhân của nền văn hoá có ý thức tiếp thu những mặt tích cực của các yếu tố văn hoá mới trên cơ sở giữ gìn, bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá truyền thống.
Người Tày - Nùng ở Sơn Động trong hai thập kỷ gần đây đã chứng kiến sự biến đổi không ngừng của nền văn hoá, trong đó bao hàm cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Nhưng điều đáng nói ở đây là cho đến nay, mặc dù có nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biến đổi, nhưng bản sắc văn hoá truyền thống của người Tày - Nùng vẫn tiếp tục tồn tại, đã và đang được tích cực bảo tồn và phát huy, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Xét về sự biến đổi văn hoá của người Tày - Nùng trong hơn nửa thế kỷ qua có rất nhiều điều đáng nói. Bởi nửa thế kỷ trôi qua không phải là khoảng thời gian quá dài so với lịch sử, nhưng đối với một đời người thì khác, đó là khoảng thời gian đủ để con người chứng kiến biết bao sự đổi thay. Qua lời kể của những cụ cao niên người Tày - Nùng thì đời sống văn hoá hiện nay khác xưa nhiều quá. Thực tế cũng cho thấy điều đó. Ngày nay, có một điều tưởng trừng rất nghịch lý mà lại rất có lý, ngay cả trong nét ăn uống hàng ngày. Ngày xưa, đời sống của đồng bào nghèo khổ vô cùng. Cơm không đủ ăn nên phải ăn cơm độn, cháo ngô, trải qua thế hệ này đến thế hệ khác nó đã trở thành truyền thống, thành cái nếp không bỏ được. Nhưng đối với giới trẻ hiện nay, khi cơm trắng không còn xa lạ, không còn thiếu thốn thì những thức ăn dân dã ngày xưa lại trở thành đặc sản, được đặc biệt ưa thích. Trẻ em háo hức khi thỉnh thoảng được cha mẹ của chúng nấu cho bữa cháo ngô, cơm độn sắn hay cháo củ mài. chỉ đơn giản vậy thôi nhưng cũng thể hiện sự thay đổi rất lớn, sự thay đổi đó không chỉ là phương diện văn hoá vật chất mà còn là phương diện văn hoá tinh thần bởi bây giờ người ta ăn với một tình cảm, một tư tưởng đã rất khác xưa.
Cũng là văn hoá ăn uống, giờ đây, trong những ngày lễ tết, do điều kiện công tác, do thời gian hạn hẹp mà quan trọng nhất là do sự thay đổi về tư tưởng nên một số đồng bào Tày - Nùng không nhất thiết phải làm các loại bánh mùa nào thức ấy để cúng ông bà tổ tiên, cúng ma…Những loại bánh được bày bán rất phổ biến từ bánh trưng ngày tết cho đến các loại bánh dợm, bánh lá gai, bánh lá ngải, bánh chay, bánh gio.v.v đến cả các loại sôi đủ màu sắc phù hợp với các ngày lễ tết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Văn hoá uống ngày nay cũng có nhiều biến đổi. Trước đây, đồng bào uống rượu chủ yếu để vui, để giao lưu, để thể hiện tinh thần yêu thương đoàn kết. Nhưng ngày nay không chỉ có vậy. Một số thanh niên trẻ ngày nay dường như không hiểu được rằng: Uống cũng phải có văn hoá, khiến cho văn hoá uống bị biến dạng và lệch lạc. Rượu được một số thanh niên dùng để khiêu khích nhau, ép nhau uống cho say mềm rồi ứng xử thiếu văn hoá. Rượu cũng được dùng làm “thước đo bản lĩnh đàn ông” của một số thanh niên nông nổi. Rượu khiến cho một số đại diện của thế hệ trẻ không còn làm chủ được mình nói chi đến việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tất nhiên đó chỉ là những hiện tượng như “con sâu bỏ rầu nồi canh” nhưng đó cũng là một thực trạng đáng buồn trong việc nhận thức văn hoá và thưởng thức văn hoá.
Với cuộc sống mới ấm no hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn, những món ăn hàng ngày của đồng bào dân tộc Tày - Nùng cũng đã thay đổi. Đời sống tự cấp, tự túc không còn nữa, đồng bào không phải mò cua bắt ốc, đắp khe tát cá hay lặn lội rừng sâu, cũng có thể có được đầy đủ những thực phẩm, những món ăn ngon và giàu chất dinh dưỡng được bày bán rất phong phú ở bất kỳ làng bản nào.
Tuy nhiên, những gì được coi là truyền thống tốt đẹp thì vẫn được đa số đồng bào giữ gìn và phát huy. Đó là điều đáng quý và đáng được khích lệ.
Hiện nay, đa số các bản làng có một khung cảnh chung: Khoáng đạt, sạch sẽ và khang trang. Bởi hệ thống đường làng, xóm ngõ hầu hết đã được bê tông hoá; bởi nhà ở phần lớn đã là nhà xây kiên cố. Cảnh những ngôi nhà trình truyền thống nằm dưới những chân núi, những sườn đồi thấp giờ chỉ còn là kỷ niệm. Một vài ngôi nhà trình hiếm hoi còn lại thậm chí hiện nay đã được nằm trong chương trình “Bảo tồn và phát triển văn hoá” của huyện, được nhà nước chỉ đạo và huyện đầu tư kinh phí để chủ sở hữu có thể tu xửa và tiếp tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bảo tồn. Thay thế vào đó là những ngôi nhà xây lợp ngói, nhà mái bằng, nhà tầng rất kiên cố. [Hình 3.1]
Có được bộ mặt đổi mới ấy là do sự nỗ lực không ngừng của đồng bào cùng với sự quan tâm ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong đó có truơng trình 167 theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đó là một sự thay đổi văn hoá rất lớn, cái mất tuy nhiều nhưng cái được còn lớn hơn. Bởi nét truyền thống tuy không còn nhưng đổi lại, đời sống và mức hưởng thụ văn hoá của dân bản được nâng lên rõ rệt.
Văn hoá mặc cũng biến đổi rất nhiều và rất nhanh. Ngày nay, những nghề truyền thống của đồng bào Tày - Nùng như: Trồng bông, xe sợi, dệt vải, nhuộm thổ cẩm, nhuộm chàm không còn. Bởi lẽ giờ đây đồng bào rất ít mặc quần áo chàm truyền thống. Hầu hết phụ nữ Tày - Nùng không còn tự dệt vải, tự nhuộm, tự cắt may quần áo cho mình và gia đình mà thường ra chợ mua những loại vải màu chàm có sẵn, đẹp hơn, mềm mại hơn. Những trang phục màu chàm truyền thống chỉ được ưa dùng ở lớp người cao tuổi và một số người ở lứa tuổi trung niên. Thế hệ trẻ ngày nay đa số đều mặc giống người Kinh. Các loại quần áo của người Kinh với đầy đủ mẫu mã, rẻ và đẹp được bày bán khắp các chợ, các cửa hàng thời trang. Quần áo từ Trung Quốc tràn sang cũng rất phong phú.
Tất cả những điều đó cũng đủ để thấy nền kinh tế thị trường đã đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống văn hoá.
Cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, nhiều tập tục trong việc cưới xin, tang ma của người Tày - Nùng cũng có sự thay đổi, không còn nguyên như xưa nữa. Ví như bây giờ nam nữ yêu nhau, tự tìm hiểu nhau, tâm đầu ý hợp thì xin phép gia đình đi đến hôn nhân chứ không để bố mẹ tự tìm chồng, tìm vợ cho mình. Tục xin lá số và so lá số trước khi cưới đã giảm hẳn bởi nó là một hủ tục đã từng phá hoại tình duyên của bao đôi lứa. Khi trình độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiểu biết của bà con dân bản được nâng lên, họ đã tự nhận ra rằng hạnh phúc không phải do bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào định đoạt. Hạnh phúc là do chính con người, chính bản thân mình tạo ra. Đám cưới bây giờ cũng không phải chờ đợi quá lâu (trước đây thường là ba năm) sau lễ ăn hỏi bởi nó gây ra nhiều thủ tục rườm rà, phiền phức, mất thời gian. Người con gái cũng không còn phải đợi đến khi có con mới về nhà chồng, bởi nam nữ bây giờ yêu nhau rồi mới đi đến hôn nhân chứ không phải do cha mẹ sắp đặt, sau khi cưới tất nhiên họ muốn cùng chung sống dưới một mái nhà chứ không giống đa số những cô gái ngày xưa do không có tình yêu nên luôn tìm cách thoái thác không muốn về sống bên nhà chồng ngay. Nhà gái cũng không còn đòi hỏi nhà trai quá nặng về vật chất khiến cho việc cưới xin trở nên nhẹ nhàng, hai bên gia đình đều vui vẻ, hoà thuận…Nhiều thủ tục rườm rà trong hôn lễ của người Tày - Nùng đã được rút gọn. Hầu hết các đôi trai gái khi kết hôn đều đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc cưới xin đã từng bước theo lối sống mới, không cầu kì, tốn kém. Nhưng cũng phải khẳng định rằng việc cưới xin bây giờ ngày càng giản tiện, văn minh hơn song vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Trong những năm gần đây, huyện ủy Sơn Động đã có chương trình phát triển văn hóa - thể thao và du lịch. Trong đó, quan tâm, bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc trên địa bàn huyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Một trong những hoạt động của chương trình là đầu tư kinh phí để tái tạo lại toàn bộ những nét văn hoá truyền thống trong cưới xin của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Tày - Nùng. Lấy một số đám cưới làm điển hình, làm phim tài liệu thật chi tiết để có thể tuyên truyền và lưu giữ mãi những nét văn hoá truyền thống.
Quan niệm của người Tày - Nùng ngày nay về thế giới tâm linh và các lực lượng siêu nhiên cũng có sự đổi khác. Việc nhờ thầy mo, thầy then cúng bái mỗi khi gặp ốm đau bệnh tật hay khó khăn hoạn nạn nay còn rất ít. Dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản đã biết tìm đến với thầy thuốc hay trạm y tế, các bệnh viện để được chăm lo sức khoẻ. Quan niệm về các loại ma người sống vẫn còn tồn tại nhưng chỉ ở một vài cá nhân có tư tưởng trì trệ và bảo thủ, lạc hậu không chịu tiếp thu tri thức mới. Trên thực tế hiện nay, nhiều gia đình bị dân bản nghi ngờ là “có ma” đã được đối xử bình đẳng, có đời sống sinh hoạt và giao tiếp bình thường, có gia đình hạnh phúc. Bởi với trình độ nhận thức và sự hiểu biết của mình, đồng bào đã tự giải thích được một cách thoả đáng những hiện tượng mà trước đây bị coi là do “ma làm”.
Trong việc tang ma cũng có sự biến đổi rất lớn. Trước đây, cũng là do đồng bào vốn rất mê tín dị đoan, tin tưởng hoàn toàn vào những thế lực siêu nhiên và những người đại diện cho thế lực ấy. Đó chính là những thầy mo, then. Những người này có uy tín rất lớn, họ nói điều gì là khiến đồng bào tin và nghe theo, làm theo điều ấy. Vì vậy, những đám tang ngày xưa thường diễn ra rất lâu: Ít nhất là 3 ngày, trung bình phải để 5 đến 7 ngày. Cá biệt có những gia đình do thầy phán là không được ngày ra khỏi nhà nên để thi thể người chết trong nhà tới 10 đến 15 ngày, gây ô nhiễm mất vệ sinh, mệt mỏi cho gia đình lại vô cùng tốn kém tiền bạc. Thực tế đã có những gia đình trở nên kiệt quệ, đói kém sau những đám tang người thân. Ngày nay, đám tang thường được tổ chức đơn giản hơn, nhanh gọn hơn, ít tốn kém hơn.
Tại các bản làng, luật tục ngày nay tuy còn có ảnh hưởng nhất định tới công việc của làng, nhưng luật pháp nhà nước mới là yếu tố quyết định chính trong quan hệ cộng đồng. Đối với các bản làng của người Tày - Nùng ở Sơn Động trước đây, nếu tất cả những luật tục đều là truyền miệng (chứ không hề có văn bản thành văn) và gần như được “mặc định” trong tiềm thức của mỗi người dân bản. Thì ngày nay, nó được kết hợp với sự định hướng, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước dưới dạng văn bản. Những văn bản đó được gọi bằng một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cái tên “hương ước”. Về cốt lõi, hương ước chính là luật tục của bản làng. Năm 1958, Bác Hồ đã từng nói với cán bộ tỉnh Thái Bình rằng:
“Hương ước là những khoán ước trong làng, người ta quy định với nhau không được để trâu bò phá lúa, gà qué ăn rau, ăn mạ, không được chộm cắp
của nhau…Đấy là những phong tục hay của nông thôn ta”. [17, tr.94] .
Chỉ có điều, hiện nay nó được xây dựng sao cho phù hợp với hệ thống pháp lệnh của Đảng và Nhà nước mà thôi. Giống như ý kiến của giáo sư Nguyễn Quang Ngọc:
“ Một điều cũng không thể không đặc biệt lưu ý là ở nông thôn nước ta cho đến nay, trình độ văn hóa và luật pháp của đại đa số nông dân vẫn còn thấp, nông dân ít quan tâm đến pháp luật và chưa có một lối sống theo pháp luật. Người nông dân thực ra vẫn chưa mất đi thói quen sống với tập quán, với lệ làng, nên hiệu lực thực tế của pháp luật Nhà nước ở vùng nông thôn không cao. Nếu chúng ta khéo léo đưa luật nước vào trong lệ làng và dùng lệ làng để điều chỉnh hành vi của mỗi người dân làng thì chắc chắn chúng ta đã làm tăng thêm hiệu quả thự thi của pháp luật Nhà nước mà vẫn bảo tồn và phát huy truyền thống riêng của mỗi địa phương, giữ được tình làng nghĩa xóm. Như thế hương ước vẫn còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội ở nông thôn”.[17, tr.97]
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, luật tục truyền miệng của bản người Tày - Nùng ở Sơn Động đã được hoàn toàn thay thế bằng hương ước. Việc biên soạn hương ước đã được cấp trên triển khai từ khá lâu nhưng cho đến năm 2010 các bản người Tày - Nùng ở Sơn Động mới tiến hành xong một cách toàn diện dưới dạng văn bản và đưa vào áp dụng tại thôn bản.
Với công tác xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư mà Đảng và Nhà nước chỉ đạo, hương ước của các làng bản ở huyện Sơn Động nhìn chung được xây dựng theo hướng khái quát và tránh để sót các mảng công việc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn một cách tổng thể, ở mỗi làng bản đều có những quy định cụ thể theo định hướng sau đây:
“ - Quy định về xây dựng gia đình văn hoá. - Quy định về ứng xử xã hội trong làng, bản. - Quy định về việc cưới, việc tang.
- Quy định về tổ chức các sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội.