1. 3 Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cư dâ nở huyện
2.4.2. Văn hóa tinh thần
2.4.2.1.Các tục lệ chủ yếu trong đời sống.
- Tục cưới xin
Đối với người Việt Nam, cưới xin là một nghi lễ trọng đại có quy định chặt chẽ từ trước tới nay. Mặc dù mỗi dân tộc khác nhau đều có những phong tục khác nhau trong việc cưới xin nhưng cơ bản vẫn phải trải qua các bước như: Lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt. Tuy nhiên, trước đây việc cưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xin phức tạp hơn hiện nay rất nhiều, đặc biệt là những đám cưới của người dân tộc thiểu số.
Hôn nhân của người Tày - Nùng là hôn nhân một vợ một chồng, người phụ nữ về ở bên nhà chồng (sau khi sinh đứa con đầu lòng). Có thể nói người Tày - Nùng ở Sơn Động có nhiều phong tục đẹp, độc đáo trong lễ cưới của mình. Trong hôn nhân, người con gái được đề cao, do vậy nhà trai phải đáp ứng cơ bản đầy đủ các lễ. Vì thế, việc cưới xin của người Tày - Nùng ở Sơn Động diễn ra với rất nhiều giai đoạn như: Xin lá số, so lá số, lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi ( bàn về việc tổ chức cưới ), lễ cắt cổ gà ( Lễ vấn danh: Xem ngày cưới và thách cưới) , lễ lại mặt. Có như vậy cô dâu tương lai mới được coi là có giá, được coi trọng và làm vẻ vang cho cha mẹ, họ hàng.
Xin lá số và so lá số:
Theo các cụ cao niên thì việc xin lá số và so lá số xuất phát từ thời xa xưa, các gia đình người dân tộc thiểu số thường đem con gái đã đến tuổi lấy chồng ra chợ để “gả chồng” nhưng thực chất là gả bán. Người nhà trai ra chợ “mua” về làm vợ. Tuy nhiên, do không có quá trình tìm hiểu nhau nên khi chung sống xảy ra những điều mà nhà trai không ưng ý như: Cô gái bị bệnh tật, ốm chết, gia đình nhà chồng gặp nhiều rủi ro, tai ương…Đồng bào Tày - Nùng cho rằng tất cả những điều đó xảy ra là do đôi trai gái không hợp số. Vì vậy mới có tục xin lá số và so lá số trước khi cưới. Điều này có thể giải thích được theo thuyết Âm dương ngũ hành và Phong thủy. Ngày nay, Thanh niên người Tày - Nùng ở Sơn Động được tự do yêu đương, tìm hiểu nhau trước hôn nhân, nhưng tục so lá số trước khi cưới vẫn còn tiếp tục được duy trì.
Muốn xin lá số, nhà trai phải mang trầu cau đến nhà gái. Sau khi nhà gái đặt lên bàn thờ thắp hương tổ tiên, nhà trai mới được phép hỏi ngày, giờ sinh của cô gái để nhờ thầy mo, thầy tào xem lá số của đôi trai gái có hợp nhau không, đồng thời nhà trai luộc một con gà để xem chân cào có báo điềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lành hay không. Nếu đôi trai gái có lá số hợp nhau và tiên đoán mọi việc đều tốt đẹp, nhà trai sẽ báo lại cho gia đình nhà gái để chuẩn bị cho lễ dạm ngõ.
Lễ dạm ngõ (Lễ phát tàng):
Trong lễ dạm ngõ, lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái rất đơn giản gồm có rượu và tiền mặt. Sau ba ngày nếu không thấy nhà gái trả lại lễ tức là nhà gái đã đồng ý cho đôi trai gái được kết hôn. Lúc đó, nhà trai mới tiếp tục mang lễ đến ăn hỏi.
Lễ ăn hỏi (Pây sam lùa):
Lễ vật gồm có trầu cau, bánh kẹo, rượu, thịt với số lượng tùy theo điều kiện của gia đình nhà trai. Trong lễ ăn hỏi nhất thiết phải có “ké mòi” (tức ông mối) đến bàn chuyện cưới xin cùng gia đình và “sóong cưn pợn” (hai người bạn của cô dâu) đến chứng kiến.
Lễ vấn danh:
Lễ vấn danh hay địa phương còn gọi là “cắt cổ gà”, tiếng Nùng gọi là “Khả cáy”, tiếng Tày gọi “pây khâm ben” được tiến hành sau lễ ăn hỏi ba ngày. Lễ vật mà nhà trai mang đến nhà gái trong buổi lễ này không cần phải có trầu cau. Trong lễ vấn danh, hai gia đình sẽ bàn đến vấn đề thách cưới và chọn ngày cưới.
Thách cưới:
Việc thách cưới như thế nào tùy thuộc vào địa vị của mỗi gia đình, tùy thuộc vào nhan sắc và sự giỏi dang của cô gái, đồng thời còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình nhà trai mà có thể thách cưới với số lượng nhiều ít khác nhau.
Tuy vậy, đồ thách cưới tối thiểu phải gồm có: Lợn quay khoảng 30 kg, lợn hơi, ba đến bốn đôi gà, rượu trắng, hai thúng sôi đỏ (sôi được tạo màu bằng lá kim lông), một trăm quả cau, một trăm lá trầu, một đôi rễ vỏ chay (là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
loại vỏ dùng để ăn trầu) và nhất thiết phải có một mảnh vải. Tất cả sính lễ đều phải được bọc vải hoặc giấy màu đỏ thể hiện sự may mắn và hạnh phúc.
Một trong những nét khá đặc sắc trong đám cưới của người Tày, Nùng ở nhiều địa phương khác như: Lạng Sơn, Hà Giang…đó là tục cúng vải. Ngoài những lễ vật nhà trai mang đến để cúng gia tiên của cô dâu như bánh dày, xôi, rượu, thịt gà, tấm vải xô thường không bao giờ thiếu được và luôn được đặt ở một vị trí quan trọng của bàn thờ. Tấm vải này là tấm vải con rể tặng mẹ vợ, nhưng không phải để dùng ngay. Nó được đặt trên ban thờ hoặc cất giữ cho đến ngày mẹ của cô dâu không còn nữa, và khi mất người ta sẽ chôn mảnh vải này theo thi hài của mẹ vợ. Nhưng đối với người Tày - Nùng ở Sơn Động thì nghi lễ này có sự khác biệt ở chỗ:
Đối với người Tày: Nhà trai phải sắm 2 vuông vải đẹp (thường phải là vải lụa) được gói trong một chiếc khăn vuông màu đỏ. Khi bữa cỗ của buổi lễ vấn danh diễn ra được một nửa, nhà trai sẽ nhờ ông mối trao vải cho nhà gái. Nhà gái cũng phải cử người để nhận vải. Người được cử nhận vải phải là người khỏe mạnh, có đời sống gia đình hạnh phúc. Mảnh vải này cuối cùng sẽ được tặng cho mẹ của cô dâu để may áo. Nghi lễ này thể hiện tính nhân văn cao, nó vừa thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính của con rể đối với công nuôi dưỡng sinh thành của mẹ vợ. Đối với người Nùng, việc trao vải sẽ thuộc về nhà gái. Nhà gái sau khi kiểm lễ xong sẽ đáp lễ lại nhà trai bằng một vuông vải trắng được bọc trong một chiếc khăn đỏ. Mảnh vải ấy sau này sẽ được cắt nhỏ dùng để làm vải viền vào cổ áo cho mọi người trong gia đình nhà chồng.
Lễ cưới:
Sau lễ vấn danh là lễ cưới. Thông thường, lễ cưới phải cách lễ ăn hỏi ba năm bởi trước đây điều kiện kinh tế của đồng bào Tày - Nùng rất khó khăn, để chuẩn bị cho một đám cưới không phải việc đơn giản. Vì vậy, người con trai Tày - nùng thường hỏi vợ khi còn rất trẻ. Các cô gái từ 12 đến 15 tuổi đã được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhà trai đến ăn hỏi. Sau khi đã làm lễ ăn hỏi thì ngày tết hàng năm chàng rể tương lai phải đi tết (sêu tết) gia đình nhà vợ. Lễ vật thường gồm có: Hai đôi vịt, mười ống gạo nếp, mười ống gạo tẻ, 1kg thịt lợn, hai chai rượu cùng bánh kẹo. Nhưng nếu gia đình nhà trai có điều kiện thì lễ cưới sẽ được tổ chức sớm hơn sau lễ ăn hỏi với điều kiện trong năm đó chàng rể phải mang lễ đến nhà gái hai lần: Rằm tháng bảy và tết nguyên đán. Nếu nhà trai muốn cưới ngay nhưng thời điểm lễ ăn hỏi diễn ra sau rằm tháng bảy thì tết năm đó phải có lễ vật nhiều gấp đôi.
Trong một đám cưới, ngoài vai trò chính là cô dâu, chú rể phải kể đến vai trò của ông mối và thầy mo. Đó là những người sẽ theo sát cả “cuộc hành trình” từ lúc xin lá số đến khi lễ cưới kết thúc. Đặc biệt là thầy mo – người có vai trò vô cùng quan trọng. Một ông thầy khi đã nhận giúp “chứng kiến” cho một đám cưới là phải theo sát đám cưới đó từ đầu đến cuối và kiêng kị tuyệt đối không được giúp cho bất kỳ một đám ma nào nếu đám cưới còn chưa kết thúc. Vì vậy, trên thực tế đã có những ông thầy tới ba năm không được phép độ ma.
Công việc của thầy trong một đám cưới rất nhiều nhưng đặc biệt nhất là việc rửa vía ( còn gọi là “kể vỉ”, “kể cài”) dọn buồng cho cô dâu. Bất kỳ gia đình nào trước khi đón con dâu mới vào buồng cũng phải nhờ thầy rửa vía dọn buồng với mong muốn cô dâu sau này sẽ ngoan hiền, chăm chỉ, yêu quý gia đình nhà chồng. Thầy sẽ dùng một bát nước, một nén hương để “kể vỉ”,”kể cài”. Công việc này nếu làm không tốt cô dâu sẽ sinh ra nóng nảy, xung đột với chồng và gia đình nhà chồng. Sau đó thầy sẽ trải chiếu và “thả” bùa yêu để cô dâu, chú rể sẽ yêu nhau đến đầu bạc răng long, con đàn cháu đống. Công việc này có phần mê tín nhưng mặt khác nó cũng mang nhân tố tích cực: Nó thể hiện mong muốn của đồng bào Tày - Nùng về một cuộc sống hôn nhân và gia đình hạnh phúc, ước vọng những điều tốt lành, may mắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ông mối, bà nguyệt cũng là những thành viên quan trọng đối với một đám cưới, họ đều phải là những người khỏe mạnh. Ngoài ra còn phải có một rể phụ và hai người bạn gái của cô dâu, là những người chưa kết hôn.
Lễ rước dâu:
Thầy mo, ông mối, bà nguyệt, rể phụ, hai người bạn cô dâu, đại diện nhà trai, đại diện nhà gái là những thành viên không thể thiếu trong lễ rước dâu.
Một trong những nghi lễ của lễ rước dâu là lễ cắt cau: Trước khi cô dâu rời gia đình mình để về nhà chồng, ông mối sẽ cắt đôi một quả cau và tung lên ( giống như xin âm dương bằng đồng xu). Sẽ có ba trường hợp xảy ra:
-> Nếu hai mảnh cau rơi xuống đất là hai mảnh nằm ngửa: Thể hiện vợ chồng thuận hòa, hôn nhân tốt đẹp.
-> Nếu một mảnh úp, một mảnh ngửa: Thể hiện sự bình an.
-> Nếu cả hai mảnh cùng úp: Điều này thể hiện rằng vẫn còn có vấn đề gì đó khúc mắc. Lúc này lại phải nhờ thầy xem vấn đề đó là gì và làm lễ giải cho mọi sự đều tốt đẹp.
Khi đã làm lễ cắt cau rồi thì cô dâu đó sau này tuyệt đối không được bỏ chồng để đi lấy chồng lần thứ hai. Đồng bào quan niệm nếu có chuyện như vậy gia đinh cô dâu sẽ không được bình yên và sẽ gặp nhiều quả báo. Do vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến rất hiếm có trường hợp phụ nữ Tày - Nùng li hôn với chồng.
Sau khi cô dâu rời khỏi nhà, gia đình nhà gái sẽ tổ chức “ăn lại” thật vui vẻ, đó cũng là một cách để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Mẹ hoặc chị em gái của cô dâu sẽ thắp đèn ở giường mà thường ngày cô dâu vẫn nằm nghỉ với quan niệm: Tình cảm của cô dâu sẽ luôn trong sáng, ấm mãi đối với gia đình của mình. Tác giả cho rằng đó là những nghi lễ rất đẹp và nhân văn cần được bảo tồn, gìn giữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đoàn đưa đón dâu ngoài những vật dụng của cô dâu còn phải mang theo hai cây mía có ngọn. Ngọn mía khi mang về nhà chồng sẽ được cô dâu trồng xuống với mong muốn về sự sinh xôi nảy nở. Trên đường đi, mía sẽ được chia cho mọi người trong đoàn cùng ăn và khi ăn ai cũng phải khen ngon, khen ngọt. Điều đó được coi như thay một lời chúc phúc cho cuộc hôn nhân sau này luôn được ngọt ngào.
Khi cô dâu rời khỏi nhà và về đến nhà chồng cũng phải xem giờ vào nhà rất cẩn thận để chọn những giờ tốt, tránh giờ xung. Do vậy, có những trường hợp đoàn rước dâu đã đến nhà trai rồi nhưng chưa được vào nhà, phải đứng ngoài đường để chờ giờ tốt.
Của hồi môn:
Do điều kiện kinh tế còn nghèo, mặt khác người Tày - Nùng ở Sơn Động cũng không coi trọng việc chia của hồi môn cho con gái nên của hồi môn của những cô dâu khá đơn giản và chỉ mang tính chất tượng trưng. Đó chỉ là những đồ trang sức bằng bạc như: Vòng chân, vòng tay, hoa tai…và những vật dụng sinh hoạt. Bất kỳ cô dâu nào trước khi về nhà chồng cũng được bố mẹ mua sắm cho đủ các vật dụng cần thiết tối thiểu trong sinh hoạt. Từ chăn, màn, quần áo, hòm, chiếu, chậu, xoong nồi, bát đũa, tích chén…đến những dụng cụ lao động như: Dao, quang gánh, liềm, cuốc. v.v..Với những vật dụng ấy, cô gái khi đi lấy chồng có thể đảm bảo được một cuộc sống riêng cho bản thân mình và như vậy mới không bị nhà chồng khinh rẻ.
Tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ cho con gái khi đi lấy chồng một khoản tiền. Số tiền này sẽ được đặt ở bốn góc của chiếc hòm mà cô dâu sẽ mang về nhà chồng trong ngày cưới. Đó được coi là “bốn con phượng” giữ tài sản cho cô dâu. Khi đến nhà trai, trưởng đoàn đưa dâu đại diện họ nhà gái sẽ đưa một chiếc chìa khóa hòm cho chú rể giữ, chiếc còn lại sẽ do cô dâu giữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
với ý nghĩa từ nay tất cả sẽ là của chung và hai vợ chồng phải cùng nhau gìn giữ.
Những lễ nghi, phép tắc khi đến nhà chồng:
Khi cô dâu về đến nhà chồng, nhà trai sẽ trải chiếu trước bàn thờ để đôi vợ chồng trẻ vái lạy tổ tiên, sau đó cô dâu sẽ được hai người bạn gái dẫn vào buồng. Hai người bạn này sẽ “ngủ bạn” cùng với cô dâu tại nhà chồng trong đêm hôm đó . Một điều đặc biệt là sau khi cưới cô dâu sẽ không đeo dép vào trong nhà. Đó được coi là một biểu hiện lễ phép của cô dâu đối với nhà chồng và được những người mẹ dạy bảo truyền từ đời này qua đời khác đã trở thành một nét văn hóa truyền thống. Cử chỉ đó được duy trì trong một thời gian khá dài cho đến khi cô dâu cảm thấy thật quen thuộc với đời sống sinh hoạt của nhà chồng. Sáng sớm hôm sau cô dâu phải dậy thật sớm, qoét dọn nhà cửa, chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, pha nước ấm mời bố mẹ chồng rửa mặt.
Lễ lại mặt:
Lễ lại mặt được coi là nghi lễ cuối cùng của một đám cưới. Tuy không được xem trọng bằng những nghi lễ khác nhưng lễ lại mặt cũng phải được xem ngày chu đáo để tránh ngày xấu, ngày kị với nhà trai. Thông thường, đám cưới của người Tày - Nùng sẽ lại mặt trong khoảng một đến ba ngày sau khi cưới. Nếu trong đám cưới chú rể vì lý do nào đó không có mặt thì ngày lại mặt cũng chính là ngày mà chú rể ra mắt nhà gái. Đồ lễ gồm có: một con gà từ 1,5kg trở lên, một rá xôi đỏ, 3kg thịt lợn, một trai rượu cùng bánh kẹo.
Cũng như nhiều địa phương khác, người Tày - Nùng ở Sơn Động có tục sau ngày cưới cô dâu chưa về ở hẳn bên nhà chồng mà chỉ có mặt khi nhà chồng có công việc bận rộn hoặc ngày lễ tết. Những lúc như vậy phải có người sang đón nàng dâu về nhà chồng giúp việc. Tùy vào tình cảm của mình với chồng và với nhà chồng mà cô gái có thể ở lại nhà chồng nhiều hay ít. Tình trạng này kéo dài cho đến lúc sinh đúa con đầu lòng. Tục cư trú ở nhà bố