Quan hệ gia đình, dòng họ

Một phần của tài liệu văn hóa bản của người tày - nùng ở huyện sơn động tỉnh bắc giang (từ 1945 đến 2010) (Trang 40 - 45)

1. 3 Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cư dâ nở huyện

2.3.1.Quan hệ gia đình, dòng họ

Từ bao đời nay, người Tày - Nùng ở Sơn Động vẫn giữ được nét văn hóa hết sức đáng quý, đó là mối quan hệ trong gia đình, dòng họ. Điều này góp phần tạo nên những giá trị văn hoá riêng biệt của người Tày - Nùng trong cộng đồng các dân tộc huyện Sơn Động.

Các dòng họ của người Tày ở Sơn Động phổ biến nhất là họ Vi, Hoàng. Dòng họ người Nùng phổ biến là họ Nông, Lâm. Ngoài ra còn có một số dòng họ khác như: Lương, Trần, Lãnh, Bế, Hồ… nhưng có dân số ít hơn.

2.3.1.1. Quan hệ trong gia đình:

Chúng ta thường coi “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và

hình thành nhân cách”. Vì thế, Đảng ta đòi hỏi “Các chính sách của nhà

nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hoà thuận, tiến bộ. Nâng cao ý

thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp người”. [9, tr.5]

Như vây, vai trò của mỗi gia đình đối với sự phát triển chung của một đất nước là rất quan trọng và nghiên cứu khía cạnh văn hoá trong quan hệ của mỗi gia đình cũng là việc làm cần thiết.

Gia đình người Tày - Nùng là gia đình phụ quyền với vai trò trụ cột và làm chủ gia đình thuộc về người đàn ông. Hôn nhân của người Tày - Nùng là hôn nhân một vợ một chồng. Đối với người Tày – Nùng ở Sơn Động, mặc dù là gia đình phụ quyền nhưng vai trò của người phụ nữ trong gia đình khá lớn. Nếu người đàn ông là người có vai trò quyết định những công việc lớn của gia đình, dòng họ (những công việc mà phụ nữ ít lưu tâm) thì người phụ nữ lại có vai trò nắm giữ tiền bạc của gia đình. Điều này xuất phát từ sự đảm đang, khéo thu vén của người phụ nữ đối với việc chi tiêu trong gia đình. Đồng thời,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất phát từ vai trò kinh tề của người phụ nữ trong gia đình khá lớn. Người phụ nữ ngoài công việc đồng áng như: Trồng trỉa, cấy hái, còn đảm nhận những công việc tại gia đình như: Dệt vải, đan lát, thêu thùa, bếp núc, nuôi dạy con cái…Ngoài ra, việc trao đổi, mua bán những sản phẩm mà gia đình làm ra đều do người phụ nữ đảm nhận. Bởi vậy, phụ nữ Tày - Nùng ở Sơn Động có tiếng là “chiều chồng”. Nam giới vì vậy thường “ỉ lại”, giao phần lớn vai trò kinh tế cho người vợ và chỉ đảm nhận một số công việc nặng nhọc như: Cày bừa, đốn gỗ,…Điều đó đã nâng vai trò của người phụ nữ lên cao, góp phần thực hiện bình đẳng nam nữ. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về kinh tế và địa vị trong gia đình, đi đôi với bình đẳng xã hội.

Trước và sau Cách mạng Tháng Tám ít lâu, ở Sơn Động thường tồn tại những gia đình lớn bao gồm: Ông bà, bố mẹ và tất cả những con trai đã có vợ có con cùng chung sống dưới một mái nhà. Thành viên của những gia đình kiểu ấy có thể lên tới 20 đến 30 người. Đó là những gia đình “tứ đại đồng đường”. Người Nùng thường lập bàn mụ mỗi khi có thành viên mới được sinh ra và đến khi chết đi mới được rỡ bỏ. Vì vậy, gia đình nào càng nhiều bàn thờ mụ trong nhà thì càng được coi là có phúc, con cháu đề huề. Các con chỉ tách ra ở riêng sau khi cưới vợ cho con trai út. Tuy nhiên, các con trai thứ cứ lần lượt tách ra ở riêng còn con cả hoặc con út cùng với vợ con của mình sẽ ở lại cùng bố mẹ bởi theo tập tục người Tày, Nùng ở Sơn Động thì bố mẹ không nhất thiết phải sống cùng người con cả như người Kinh ở miền xuôi. Tuy đã ra ở riêng và được chia một số tài sản như: Ruộng nương, trâu bò, nông cụ…Nhưng các anh em trai vẫn thích sống quây quần bên nhau với mục đích trợ giúp nhau trong các mặt sinh hoạt, đời sống…Trong trường hợp ấy, lúc đầu là người cha, sau đó người con trai trưởng có trách nhiệm bao quát chung. Tuy nhiên không can thiệp sâu vào nội bộ gia đình của những người con,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người em. Nhìn chung, người con trai cả nhất thiết phải chịu trách nhiệm về những vấn đề sau:

- Duy trì nòi giống.

- Thờ cúng tổ tiên. (Chính vì vậy, mặc dù bố mẹ có thể ở với người con út, nhưng khi chết đi sẽ được mang về nhà người con trai cả để làm đám tang và sẽ được thờ cúng tại nhà người con cả.)

- Nắm được tất cả mồ mả tổ tiên nằm ở vị trí nào.

- Nắm gia phả: Gia phả này thường được viết trên lụa hoặc giấy và nhất thiết phải do người anh cả nắm giữ.

- Dạy bảo các em.

Vì là gia đình phụ quyền nên ít nhiều có những yếu tố thể hiện sự “trọng nam khinh nữ”: Con gái không được thừa kế tài sản, trừ khi gia đình chỉ toàn con gái; trong gia đình, phụ nữ phải tuân theo rất nhiều những điều kiêng cấm, chẳng hạn: Không được ngồi vào chỗ tiếp khách cùng nam giới, không được ngồi mâm cao hơn nam giới…

Trong gia đình người Tày - Nùng cũng thường kiêng kị sự “va chạm” giữa bố chồng và con dâu, giữa mẹ vợ và con rể. Họ tránh tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ví dụ: Bố chồng và con dâu thường không ăn cùng một mâm. Nếu ăn cùng mâm buộc phải có bát đĩa đựng thức ăn riêng chứ không được gắp cùng nhau vào một bát thức ăn; bố chồng không được ngồi vào giường của con dâu; nếu có con nhỏ, con dâu và bố chồng cũng không không được đưa trực tiếp đứa trẻ cho nhau bồng bế mà phải đặt nó lên giường rồi mới đến lượt người kia bế lên hoặc đưa cho một người khác làm trung gian; thức ăn ở mâm con dâu ăn thừa không được mang sang mâm bố chồng…Đối với mẹ vợ và con rể cũng diễn ra tương tự như vậy.

Không giống như người Kinh, trong gia đình người Tày - Nùng, dù là con của anh, chị hay con của em, hễ ai “thấy mặt trời trước” (tức nhiều tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn) thì người đó được những người ít tuổi hơn gọi là anh, chị.

Cũng giống một số dân tộc anh em, người Tày - Nùng có thói quen ít khi gọi tên tục đối với những người đã có con có cháu, mà thường gọi theo tên của con hoặc đứa cháu đầu. Các thành viên chung sống dưới một mái nhà luôn vui vẻ đầm ấm, thân thương, ít khi thấy chửi mắng, cãi vã nhau. Bậc cha mẹ chỉ bảo con cháu mình bằng những lời êm ái nhẹ nhàng, giáo dục con cháu bằng cách làm gương. Ngược lại, bậc dưới lấy lòng tôn kính để đối xử với ông bà cha mẹ. Giữa anh chị em lấy tình ruột thịt mà bảo ban góp ý nhau. Giáo dục con cháu tinh thần cần cù, chịu khó, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng làm điều thiện…đó là những truyền thống tốt trong quan hệ gia đình của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động mà ngày nay vẫn đang được phát huy.[46],[48].

2.3.1.2.Quan hệ trong dòng họ:

Không giống như người Kinh ở miền xuôi, quan hệ trong dòng họ của người Tày - Nùng ở Sơn Động không cầu kỳ trong việc duy trì những phép tắc, lễ nghi phức tạp cũng như không cầu kỳ trong việc giao tiếp của những người có thứ bậc khác nhau trong họ (vốn đã trở thành truyền thống của người Kinh ở miền xuôi). Hay nói cách khác, việc ứng xử nhằm thể hiện tôn ti trật tự trong dòng họ không đậm nét như ở người Kinh. Những người trong họ có phong cách giao tiếp và ứng xử với nhau một cách rất thoải mái, tự nhiên, không gò bó. Đây là đặc điểm phù hợp với phong cách sống của người dân tộc thiểu số miền núi: Chân chất, thật thà, thẳng thắn, dân dã và không khách xáo.

Trong một dòng họ, thông thường, người trưởng họ có vai trò khá lớn đối với những người trong họ như: Bảo ban con cháu, họ hàng những điều hay lẽ phải, giải quyết một sồ việc trong nội bộ dòng họ, chăm lo việc thờ cúng tổ tiên, coi sóc mồ mả tổ tiên…Nhưng việc duy trì vai trò này không phải là “bất di bất dịch” mà có thể thuộc về một người khác có thứ bậc thấp hơn trong họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nếu trưởng họ là người kém hiểu biết, có lối sống không lành mạnh hay có quan hệ không tốt với họ hàng.

Sự đoàn kết, bình đẳng được những người trong dòng họ rất coi trọng và đoàn kết, bình đẳng là một quy định trong nội tộc. Thể hiện ở việc khi trong họ có những việc quan trọng như ma chay, cải cát ( còn gọi là “ăn rồng mả” hay “ăn rùng mộ”)… mọi người trong dòng họ đều được gọi đến để đóng góp tiền và ít nhất một con gà cùng 5kg thịt lợn trở lên. Sự đoàn kết và cố kết bền chặt trong dòng họ còn thể hiện ở việc thờ cúng: Những người trong họ không chỉ thờ cúng tổ tiên của dòng họ mình mà còn thờ một miếu thổ công chung của dòng họ và cùng thờ ma Giàn (Tác giả sẽ trình bày cụ thể ở phần tín ngưỡng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước đây, việc cưới xin của những người trong cùng một dòng họ thường không được chấp nhận. Người Tày - Nùng có quy định không được kết hôn trong cùng dòng họ kể cả hai người đó là anh em họ rất xa. Trừ khi hai gia đình vì một lý do nào đó mà không nhận nhau làm họ hàng, lúc ấy đôi trai gái mới được phép cưới nhau. Do vậy mới có hiện tượng thanh niên nam, nữ trong bản rất ít đôi kết hôn với nhau ( vì các bản thường là bản nhỏ và hầu hết các gia đình đều có họ hàng với nhau) mà thường kết hôn với những người ở bản khác và khác họ với dòng họ của mình. Tuy nhiên ngày nay việc kết hôn của thanh niên nam nữ đã được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Một số dòng họ trong bản ít có anh em họ hàng hoặc hiếm con cháu thường có tục nhận con nuôi. Tuy nhiên, người Tày - Nùng ở Sơn Động chỉ coi trọng tình cảm chứ không cầu kỳ, nặng về thủ tục như ở một số địa phương khác. Có khi chỉ cần một câu nói, một lời đề nghị đã trở thành người một nhà, trở thành anh em họ. Và đã là anh em một nhà thì mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều được cùng chia sẻ, không phân biệt con đẻ hay con nuôi, không phân biệt anh em ruột hay anh em nhận họ.[46],[47],[48].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung, trong quan hệ gia đình và dòng họ của người Tày - Nùng ở Sơn Động, bên cạnh những mặt hạn chế đã có rất nhiều tiến bộ cần phát huy như: Việc coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, việc giữ gìn sự đoàn kết, coi trọng sự hiểu biết của những người trong gia đình…Vai trò của gia đình và dòng họ với những giá trị tốt đẹp và đặc trưng trong nếp sống không những không bị mai một mà còn thích ứng, biến đổi, tạo ra các giá trị mới trong những điều kiện mới và có khả năng trường tồn cùng với đời sống làng bản Việt Nam.

Một phần của tài liệu văn hóa bản của người tày - nùng ở huyện sơn động tỉnh bắc giang (từ 1945 đến 2010) (Trang 40 - 45)