Quan hệ làng bản

Một phần của tài liệu văn hóa bản của người tày - nùng ở huyện sơn động tỉnh bắc giang (từ 1945 đến 2010) (Trang 120 - 124)

1. 3 Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cư dâ nở huyện

3.2.Quan hệ làng bản

Cho tới nay, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống con người nói chung có nhiều đổi mới. Đời sống của đồng bào Tày - Nùng ở Sơn Động cũng có sự chuyển mình rõ rệt. Vì vây, mối quan hệ trong làng bản của người Tày - Nùng có nhiều biến đổi quan trọng. Đó là sự biến đổi từ quan hệ gia đình đến quan hệ trong dòng họ, quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa dân tộc Tày - Nùng với nhau và với các dân tộc khác, quan hệ giữa cán bộ và quần chúng…Tạo nên những con người mới, đời sống mới và những làng bản văn hoá theo tiêu chí mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, hầu hết những gia đình của người Tày - Nùng là những gia đình hai thế hệ, gia đình ba thế hệ dần ít đi. Đã xa rồi cái thời mà người ta coi những gia đình “tứ đại đồng đường”, “ngũ đại đồng đường” là những gia đình “đại phúc”. Lớp người cao tuổi ngày nay đã có những suy nghĩ rất khác xưa. Họ cho rằng ngày nay giới trẻ có cách nghĩ, cách làm, nếp sinh hoạt và điều kiện làm việc rất khác biệt so với ông bà, cha mẹ của mình. Với sự thay đổi như vậy, cuộc sống chung sẽ gây nên sự gò bó, ràng buộc, mất tự do cho các thế hệ trong gia đình. Ý nghĩ ấy cùng với điều kiện kinh tế cho phép nên đa số lớp người lớn tuổi đều cho con cháu mình ra ở riêng. Mặt khác, những gia đình nhỏ cũng rất có ý thức trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà cha mẹ, không để ông bà cha mẹ sống thiếu thốn về vật chất. Trừ khi ông bà cha mẹ ốm đau hoặc không còn khả năng tự lo đời sống sinh hoạt thì con hoặc cháu mới dọn về cùng chung sống. Những gia đình kiểu như vậy hiện nay rất phổ biến.

Quan hệ giữa những người trong gia đình hiện nay khá bình đẳng trên cơ sở yêu thương và kính trọng. Rất hiếm những gia đình mang nặng tư tưởng gia trưởng, quá coi trọng tôn ti trật tự trong gia đình, dòng họ mà gây nên sự gò bó trong mối quan hệ.

Hiện nay, trong một gia đình thường có rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau bởi sự kỳ thị dân tộc cho đến nay đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Sự hiểu biết và lối sống có văn hoá, có đạo đức được coi là tiêu chí để mọi gia đình lựa chọn những thành viên mới cho gia đình mình chứ không phải là dựa vào thành phần dân tộc.

Trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, mối quan hệ giữa các tộc người đã bị bọn thực dân và bọn tay sai lợi dụng gây nên sự thù hằn dân tộc. Trong tiềm thức của người dân Sơn Động, kể cả người Tày - Nùng vẫn không thể quên những cảnh kìm kẹp, chém, giết, cướp bóc của bọn thổ phỉ. Nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với sự phát triển mọi mặt của xã hội, sự tiến bộ của những con người mới, ranh giới giữa các dân tộc đã dần được xoá bỏ và hiện nay đã được xoá bỏ hẳn. Thay thế vào đó là tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau thể hiện ở trong từng gia đình, từng trường học, từng cơ quan và chòm xóm. Trong gia đình không có sự phân biệt dân tộc; trong những trường học, các em học sinh với mọi thành phần dân tộc luôn yêu thương, đoàn kết và hoà đồng giúp đỡ nhau; trong từng cơ quan, mối quan hệ đồng nghiệp bao chùm; quan hệ giữa những người trong cùng làng bản hầu hết rất tốt đẹp theo lối sống văn hoá mới. Đồng bào rất coi trọng mối quan hệ láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau như câu nói “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Tuy vậy mối quan hệ dòng họ trên thực tế vẫn rất được coi trọng.

Trước đây, người dân tại các làng bản ở Sơn Động thường có sự phân biệt đối với hai thành phần dân cư:

Dân chính cư (còn gọi là nội tịch): Là dân gốc của thôn bản, dân chính cư được hưởng nhiều quyền lợi hơn dân ngụ cư rất nhiều.

Dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi khác di cư đến, những người dân này chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư không muốn làm như: làm thuê, làm mướn, chỉ được mượn của hợp tác xã những ruộng nương xấu... trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân chính cư. Dân ngụ cư thường bị khinh rẻ, coi thường. Nhưng hiện nay, sự phân biệt này đã hoàn toàn bị xoá bỏ, bất kỳ công dân nào sinh sống tại làng bản cũng được coi như nhau, được hưởng những quyền lợi giống nhau, được bà con dân bản quan tâm giúp đỡ. Đây cũng là kết quả của tính cộng đồng cao - đặc điểm của làng bản Việt Nam, luôn có xu hướng nhấn mạnh vào tính đồng nhất, hệ quả của nó là sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tính tập thể cao và dân chủ địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việc cưới xin của thanh niên nam nữ cũng khác xưa rất nhiều. Việc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” và cha mẹ tự đi xin lá số, so lá số rồi tổ chức cưới cho con chỉ là một hủ tục được kể lại. Thanh niên nam, nữ ngày nay tự do yêu đương, tìm hiểu nhau rồi đi đến hôn nhân. Bởi vậy những gia đình thời đại mới hầu hết là những gia đình hạnh phúc, hoà hợp.

Vai trò của người phụ nữ trong xã hội mới cũng có sự đổi thay. Trong hầu hết các gia đình, tiếng nói của người phụ nữ được coi trọng như nam giới . Phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các công việc xã hội. Ở Sơn Động có khá nhiều phụ nữ người dân tộc thiểu số giữ chức vụ trưởng các ban ngành, đoàn thể ở thôn, trưởng thôn, bí thư chi bộ hay chủ tịch, bí thư Đảng uỷ thậm chí giữ các chức vụ chủ chốt cấp huyện.

Tại các làng bản đều có đầy đủ hệ thống cán bộ cấp cơ sở. Mối quan hệ của cán bộ với nhân dân rất gần gũi bởi họ là những người chăm lo, phản ánh đời sống, tâm tư nguyện vọng của dân bản và là những cánh tay đắc lực của Đảng và Nhà nước.

Có thể thấy rằng kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công và đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng năm 1986, mọi mặt trong đời sống của người Tày - Nùng đã diễn ra những chuyển biến lớn lao. Do quan hệ sản xuất xưa kia được thay thế bởi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ; xoá bỏ các giai cấp bóc lột ; thực hiện dân chủ trong các công việc quản lý kinh tế - xã hội, bình đẳng về quyền lợi, tính hữu ái giai cấp công nông và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa đã và đang được mở mang và củng cố. Những điều kiện kinh tế không ngừng biến đổi làm cho chính bản thân người Tày - Nùng thêm mạnh bước trên con đường tiến bộ, hướng về văn minh. Điều đó được biểu hiện ra ở chỗ ranh giới giữa các nhóm địa phương với những tên gọi khác nhau đang dần mờ nhạt, ý thức về một dân tộc thống nhất đang được phát triển và củng cố. Thêm nữa, những mặt lạc hậu tại làng bản đang được tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cực xoá bỏ, những yếu tố tích cực đang được duy trì và phát huy, đồng thời tiếp thu các yếu tố tiến bộ của các dân tộc anh em trong nước và các dân tộc tiên tiến trên thế giới…

Tất cả những thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức và quan hệ làng bản đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho những thay đổi về văn hoá tại các bản làng, khiến cho đời sống văn hoá bản có phần mới hơn, phong phú hơn trên cơ sở giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp và quý báu của dân tộc.

Một phần của tài liệu văn hóa bản của người tày - nùng ở huyện sơn động tỉnh bắc giang (từ 1945 đến 2010) (Trang 120 - 124)