Một số biện pháp đảm bảo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016-2020 (Trang 105 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Một số biện pháp đảm bảo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh

giai đoạn 2016-2020

Trên cơ sở dự báo số lƣợng giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020, chúng tôi đƣa ra một số biện pháp đảm bảo nhu cầu giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020 nhƣ sau:

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng GV THPT trong từng thời kỳ để đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng GV, theo đó cần:

+ Chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo nhằm tạo bƣớc chuyển biến mới về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế; đánh giá, phân loại, kiên quyết đƣa ra khỏi ngành đối với những ngƣời không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

+ Xây dựng đề án "xác định vị trí việc làm" để sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục theo hƣớng hiệu quả và tạo động lực khuyến khích làm việc thông qua chính sách đãi ngộ.

- Phát triển nguồn nhân lực giáo viên nhằm tạo bƣớc chuyển biến về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trƣờng; chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các trƣờng ngoài công lập, theo đó cần:

+ Thu hút (đặt hàng) giáo viên từ nguồn sinh viên đại học sƣ phạm trọng điểm hệ chính qui tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, giáo viên có trình độ và năng lực chuyên môn tốt từ các tỉnh ngoài cho các trƣờng trung học phổ thông của tỉnh;

+ Hàng năm điều động giáo viên có năng lực của các trƣờng trung học phổ thông thuận lợi hỗ trợ các trƣờng trung học phổ thông còn khó khăn (công lập và ngoài công lập); điều động mỗi năm từ 15 - 20 giáo viên có khả năng phát triển về chuyên môn từ các trƣờng trung học phổ thông khó khăn đến học tập kinh nghiệm, rèn luyện chuyên môn ở các trƣờng trung học phổ thông thuận lợi;

+ Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với học sinh của tỉnh đã đạt giải cao tại các kỳ thị chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/96

học các trƣờng sƣ phạm, cam kết và tình nguyện về công tác lâu dài tại tỉnh; ƣu tiên tuyển dụng, phân công công tác cho các đối tƣợng này sau khi tốt nghiệp;

+ Mở rộng đối tƣợng cho giáo viên các trƣờng ngoài công lập tham gia đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, cam kết công tác lâu dài tại tỉnh đƣợc hƣởng chính sách về đào tạo và thu hút nhân tài;

+ Có chính sách thu hút, đãi ngộ theo hình thức "dự án/hợp đồng" đối với đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, nhà khoa học, quản lý có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, điều hành. Đây là cơ chế linh hoạt trong việc sử dụng nhân lực chất lƣợng cao theo các dự án, hợp đồng đƣợc thiết kế theo đơn đặt hàng;

+ Triển khai thực hiện Chƣơng trình phối hợp giữa tỉnh Quảng Ninh với các trƣờng đại học có uy tín trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thực hiện các Chƣơng trình, Dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh;

+ Thực hiện việc bồi dƣỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, bán trú;

+ Có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với những giáo viên có năng lực hiện đang công tác tại tỉnh, giúp các đối tƣợng này yên tâm phục vụ lâu dài gắn bó ở tỉnh.

+ Có chế độ ƣu tiên tuyển dụng đối với những giáo viên có hộ khẩu thƣờng trú hoặc có gia đình riêng sống trên địa bàn tuyển dụng; ƣu tiên tuyển dụng đối với những giáo viên đƣợc đào tạo chính quy trong các cơ sở đào tạo có uy tín, đào tạo theo chế độ cử tuyển khi tuyển dụng ở đúng vùng cử tuyển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/97

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi nhận thấy rằng: Đội ngũ giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. 100% giáo viên các trƣờng THPT đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó: 11.1% Thạc sỹ trở lên (1 Tiến sỹ). Đội ngũ giáo viên THPT ở tỉnh Quảng Ninh nắm đƣợc chƣơng trình, phƣơng pháp đặc trƣng của các môn học, đã có nhiều phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với học sinh các vùng miền trong tỉnh, từng bƣớc nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học... Tuy nhiên, xảy ra tình trạng phân hóa rõ nét về chất lƣợng của đội ngũ giáo vào vùng miền, môi trƣờng công tác. Đội ngũ giáo viên công tác tại các trƣờng vùng thuận lợi có chất lƣợng chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm cao hơn hẳn số giáo viên công tác tại các trƣờng vùng khó khăn. Tại các trƣờng vùng khó khăn, còn một bộ phận không nhỏ giáo viên còn hạn chế về năng lực, ngại đổi mới, chƣa có ý thức trau dồi chuyên môn, bồi dƣỡng tin học ngoại ngữ, cập nhật kiến thức, điều đó làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục, gây khó khăn trong việc thực hiện đổi mới căn bản toàn diện của giáo dục hiện nay.

Từ kết quả dự báo số học sinh THPT giai đoạn 2016 - 2020 chúng tôi sử dụng phƣơng pháp định mức tải trọng dự báo số lƣợng giáo viên THPT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THPT của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu dự báo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông tỉnh quảng ninh giai đoạn 2016-2020 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)