8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Những nhân tố tác động đến nhu cầu giáo viên THPT
1.3.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô phát triển Giáo dục - Đào tạo
Quy mô GD&ĐT luôn chịu sự tác động qua lại của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống KT - XH; việc xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình dự báo.
Trong thực tiễn của công tác dự báo cho thấy: Không thể đƣa tất cả các nhân tố ảnh hƣởng vào xây dựng dự báo, mà chỉ có thể xem xét một số nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp, quan trọng đến công việc dự báo, đó là:
* Nhóm nhân tố kinh tế - chính trị xã hội
Bao gồm: Quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cƣ trên địa bàn lãnh thổ, GDP bình quân đầu ngƣời, ngân sách Nhà nƣớc dành cho việc giáo dục, việc làm, cơ cấu việc làm, chính trị, kinh tế,… Tất cả các nhân tố trên đều ảnh hƣởng đến quy mô giáo dục, trong đó, dân số là yếu tố có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến quy mô phát triển giáo dục - đào tạo. Sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng số lƣợng học sinh, kéo theo quy mô giáo dục - đào tạo phát triển tƣơng xứng.
* Nhóm nhân tố văn hóa, khoa học, công nghệ
Những ảnh hƣởng chủ yếu của nhóm này là: Nội dung đào tạo, chƣơng trình giáo dục, phƣơng pháp giảng dạy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,… nhằm đổi mới giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nƣớc. Mặt khác, do sự phát triển của KH - CN nên có một số ngành nghề cũ mất đi, một số ngành nghề mới xuất hiện làm thay đổi cơ cấu đào tạo, ảnh hƣởng đến quy mô phát triển GD&ĐT.
* Nhóm nhân tố bên trong của hệ thống giáo dục
Gồm các nhân tố ảnh hƣởng đến quy mô giáo dục nhƣ: cấu trúc mạng lƣới, các loại hình đào tạo, các loại hình trƣờng, tổ chức các quá trình đào tạo, thời gian đào tạo, chất lƣợng đào tạo, hiệu quả trong và hiệu quả ngoài của đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/32
Xu thế phát triển GD&ĐT của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới ảnh hƣởng đến giáo dục trong nƣớc ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng trƣớc hết là hệ thống các quan điểm, cách nhìn, cách đánh giá GD&ĐT trong mối quan hệ với phát triển. Xu thế phát triển GD&ĐT thế giới sẽ làm cho hệ thống các quan điểm về GD&ĐT của Nhà nƣớc ngày càng phù hợp với logic phát triển khách quan của nó, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Hệ thống các quan điểm, mục tiêu của Nhà nƣớc về GD&ĐT có ảnh hƣởng rất quan trọng đến sự phát triển của GD&ĐT. Sở dĩ nhƣ vậy vì sự phát triển của GD&ĐT nó vừa là kết quả của những yêu cầu khách quan, vừa là kết quả của những hoạt động chủ quan của con ngƣời đƣợc thể hiện trƣớc hết là những định hƣớng của Nhà nƣớc cũng nhƣ hoạt động của cả hệ thống GD&ĐT.
1.3.3.2. Những nhân tố tác động đến nhu cầu giáo viên THPT
Sự phát triển đội ngũ giáo viên chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Sự chi phối của các yếu tố đối với sự phát triển đội ngũ giáo viên của từng bậc học có sự khác nhau do nguồn gốc hình thành cũng nhƣ tính chất công việc.
Nhu cầu giáo viên THPT trƣớc hết là phụ thuộc vào quy mô học sinh ở cấp học này, Quy mô học sinh (từ đầu vào, sự ổn định) sẽ tác động trực tiếp và quy định số lƣợng, loại hình giáo viên tƣơng ứng trong từng thời kỳ phát triển. Quy mô học sinh THPT của mỗi địa phƣơng trƣớc hết chịu sự chi phối của bản thân nền giáo dục của chính địa phƣơng đó. Mạng lƣới trƣờng, lớp rộng khắp và thuận lợi, năng lực quản lý sƣ phạm của đội ngũ các nhà quản lý là các yếu tố trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến quy mô học sinh THPT ở địa phƣơng.
Nhu cầu giáo viên THPT còn chịu sự tác động của nội dung, hình thức và phƣơng pháp dạy học ở cấp học này. Hình thức tổ chức dạy học, phƣơng tiện dạy học cũng là những yếu tố làm thay đổi nhu cầu số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đội ngũ giáo viên.
Các yếu tố kinh tế, xã hội, dân số cũng là những nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đào tạo giáo viên THPT. Sự phân bố dân cƣ, hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp của từng vùng, mặt bằng dân trí, khả năng phát triển giáo dục của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/33
địa phƣơng, sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng, thu nhập bình quân, tỷ lệ tăng dân số,… cũng tác động đến nhu cầu số lƣợng và chất lƣợng giáo viên.
Việc xác định nhu cầu giáo viên THPT trong phạm vi một tỉnh ở từng giai đoạn phát triển phải gắn chặt với số lƣợng và loại hình giáo viên, có tính đến đặc điểm của từng vùng, miền. Nhu cầu giáo viên không chỉ chịu sự tác động của các nhân tố trung gian mà còn chịu ảnh hƣởng trực tiếp của một số nhân tố riêng biệt. Thực trạng và xu thế phát triển đội ngũ là những cơ sở quan trọng của quá trình xác lập dự báo. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển của đội ngũ giáo viên thƣờng không theo kịp sự phát triển về quy mô học sinh cũng nhƣ điều kiện dạy học. Xu phát triển đôi khi cũng không thể hiện rõ tính quy luật, hay xảy ra các đột biến mà nguyên nhân trực tiếp thƣờng là do các chính sách chế độ đối với giáo viên cũng nhƣ điều kiện phát triển kinh tế của từng địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/34
Kết luận chƣơng 1
Dự báo giáo dục có tác dụng to lớn, làm cơ sở khoa học trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển giáo dục, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo dục và việc thực hiện các chính sách quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nƣớc và của địa phƣơng. Dự báo nhu cầu giáo viên là một bƣớc không thể thiếu đƣợc của dự báo giáo dục nói chung. Có nhiều khái niệm và phƣơng pháp dự báo giáo dục, song trong khuôn khổ của luận văn tác giả chỉ lựa chọn và đƣa ra một số khái niệm và phƣơng pháp cơ bản sẽ đƣợc sử trong chƣơng 2 và chƣơng 3 của luận văn này. Dự báo nhu cầu giáo viên THPT là một bản luận chứng khoa học, trong đó xác định đƣợc các yếu tố tác động đến nhu cầu giáo viên, lựa chọn những nhân tố có ảnh hƣởng đến dự báo nhu cầu giáo viên, để từ đó dự báo chính xác nhu cầu giáo viên giai đoạn 2016-2020. Từ đó giúp chính quyền quản lí các cấp, các nhà quản lí giáo dục có cách nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và chính xác về sự phát triển của giáo dục nói chung và bậc học THPT giai đoạn 2016 - 2020 nói riêng, chủ động đầu tƣ phát triển các mặt đáp ứng nhu cầu của xã hội học tập của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục đào tạo với chất lƣợng cao, góp phần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/35
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THPT VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THPT TỈNH QUẢNG NINH