ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường thu hút vốn fdi tại việt nam hiện nay (Trang 52 - 92)

2.2.1. Mặt tích cực

Thứ nhất, FDI đã đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế Việt Nam.

Từ mức đóng góp 14,1% GDP trong giai đoạn 2001-2005, khu vực có vốn FDI đã tăng mức đóng góp của mình lên 20,1% GDP trong giai đoạn 2006-2010. Doanh thu từ FDI trong giai đoạn 1996-2000 đã tăng gấp 6,5 lần so với con số 4,1 tỷ USD trong giai đoạn 1991-1995. Tổng giá trị doanh thu giai đoạn 2001-2005 đạt 77,4 tỷ USD, tăng gấp 2,8 lần so với giai đoạn trước đó. Chỉ tính riêng hai năm 2006 và 2007, tổng doanh thu từ FDI đã đạt 69 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực có vốn FDI cũng gia tăng nhanh chóng, từ mức 34,6 tỷ USD của thời ky 2001-2005 đã tăng gấp hơn 3 lần trong thời ky 2006 – 2010, tức đạt 116,529 tỷ USD.

Bảng 2.9: Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI và tỷ trọng vốn FDI so với tổng đầu tư xã hội giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: tỷ USD - %

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Xuất khẩu của khu

vực có vốn FDI 22,6 27,3 34,523 30,373 38,829

Tỷ trọng FDI so với

tổng đầu tư xã hội 16,2 24,3 30,9 25,6 25,8

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đồng thời, vốn FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong thời ky 1991-1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội chiếm 30%, là mức cao nhất cho đến nay. Đến giai đoạn 2001-2005, tỷ lệ này giảm xuống còn 16,7%. Nhờ những cơ hội do việc gia nhập WTO mang lại, tỷ trọng của FDI trong vốn đầu tư xã hội đã tăng lên nhanh chóng, đạt 24,56% trong giai đoạn 2006-2010.

Thứ hai, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp.

Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, mặc dù nguồn vốn FDI còn hạn chế song các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam,trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập.

hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến nay, khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp khoảng 43% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt ở một số địa phương, tỷ lệ này lên đến 65-70%. FDI đã mở ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hoá chất, ô tô, xe máy, thép, điện và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giàu, dệt may...

Trong lĩnh vực dịch vụ, FDI đã giúp nâng cao chất lượng và thúc đẩy sự phát triển của các ngành như viễn thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng...

Thứ ba, FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và các cân đối vĩ mô, đồng thời góp phần quan trọng trong tạo ra việc làm cho người lao động.

Cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001-2005, thu ngân sách của khối doanh nghiệp có vốn FDI (không kể dầu thô) chiếm khoảng 6,7% trong tổng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 10% trong 5 năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, FDI cũng góp phần quan trọng vào việc thặng dư của tài khoản vốn và cải thiện cán cân thanh toán nói chung. Vì theo quy luật, cán cân thanh toán của các nước đang phát triển luôn ở tình trạng thâm hụt, nên hoạt động FDI sẽ hạn chế một phần nào đó tình trạng thâm hụt này thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư vào nước tiếp nhận FDI.

Thứ tư, FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng lực sản xuất mới và công nghệ mới trong các ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như: thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất thép, xi măng, lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy, tàu thủy, phát triển viễn thông ... Hoạt động chuyển giao công nghệ trong FDI đã tạo ra nhiều sản phẩm tốt, hình thức đẹp, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép ... Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các sản phẩm thuộc khu vực kinh tế có vốn FDI, của hàng nhập khẩu đã thúc ép các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đi đầu trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa quản lý công

nghệ chất lượng. Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực có vốn FDI cao hơn các doanh nghiệp trong nước và tương đương các nước trong khu vực.

Thứ năm, FDI có tác động lan toả đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI đến các thành phần khác của nền kinh tế. Sự lan toả này có thể theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành hoặc theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

Thứ sáu, FDI góp phần giúp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu. Đồng thời, giúp Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới theo chiều hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư.

FDI thúc đẩy hoạt động thương mại, tạo hành lang cho hoạt động xuất khẩu và tiếp cận nhanh nhất với thị trường thế giới. Xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế,từ đó giải quyết các vấn đề xã hội. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. T

Thông qua hoạt động FDI, Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới theo chiều hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO; đồng thời đã ký kết nhiều Hiệp định, trong đó có Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư đối với Nhật Bản. Vị thế của Việt Nam qua con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài đã không ngừng được cải thiện.

2.2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

2.2.2.1. Mặt hạn chế

Phát triển không đồng đều giữa các địa phương và các ngành kinh tế

Thời gian qua, vốn FDI thường tập trung vào những ngành có khả năng sinh lợi cao như khai thác tài nguyên khoáng sản, dầu khí, công nghiệp nặng,…. Trong khi những ngành như nông nghiệp lại thu hút được rất ít nguồn FDI. Điều này, dẫn tới sự mất cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù Chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng chưa được các nhà đầu tư quan tâm. Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp.

Tình trạng nhập siêu ngày càng gia tăng

Mặc dù FDI có tác động tích cực trong việc mở rộng xuất khẩu, nhưng đồng thời cũng làm tăng dòng nhập siêu. Các doanh nghiệp FDI đã tạo nên giá trị xuất khẩu lớn (kể hay không kể dầu thô), chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI mới chỉ tạo ra được bán thành phẩm như lắp ráp máy tính .... Do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa” ở một số ngành công nghiệp như công nghiệp ô tô còn thấp nên khu vực FDI đã góp phần làm tăng nhập siêu.

Lao động trong khu vực có vốn FDI còn nhiều bất cập

Mặc dù FDI tạo thêm việc làm, nhưng cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống và chưa coi trọng đào tạo người lao động. Tính đến năm 2010, các doanh nghiệp FDI thu hút khoảng 1,9 triệu lao động trực tiếp và tạo ra hàng triệu việc làm gián tiếp khác, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của các dự án có FDI cũng làm mất đi nhiều việc làm truyền thống của dân cư vùng bị thu hồi đất và tạo thêm áp lực xã hội cho nhiều địa phương có liên quan. Đặc biệt, thu hút lao động của các doanh nghiệp FDI còn thiên về khai thác nguồn lao động có giá nhân công rẻ, ít đào tạo, thậm chí dùng cơ chế thử việc để liên tục thay lao động. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp FDI, chỉ có 40% đã qua đào tạo (từ dạy nghề trở lên), còn lại là lao động phổ thông. Số lao động nữ chiếm 62%, tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nhẹ. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp có nhu cầu cao về thợ lắp ráp điện tử, cơ - điện tử, thợ lắp

đặt và vận hành máy, công nhân hóa dầu, một số nghề trong ngành công nghiệp chế biến; chế biến thủy hải sản... và một số nghề đặc chủng (quang học, vi mạch...) song lao động chưa đáp ứng được.

Một bất cập nữa trong vấn đề lao động ở các doanh nghiệp FDI là tình trạng mâu thuân giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công, bãi công. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không thỏa đáng với nhu cầu của người lao động. Có thể thấy, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự hài hoà về quyền và lợi ích. Theo kết quả điều tra của Viện công nhân và công đoàn, đời sống người lao động rất khó khăn, có đến 44,4% số lao động được hỏi có lương thấp không đủ sống, 15,4% bức xúc vì tăng ca, tăng giờ thường xuyên… Chỉ có 16,6% số lao động được hỏi thấy thoải mái khi làm việc; 26,3% số lao động có quan hệ tốt với chủ doanh nghiệp.Trong khi đó, tiếng nói của công đoàn trong các doanh nghiệp FDI lại chưa đủ mạnh. Cũng theo cuộc điều tra nói trên, số lao động gia nhập công đoàn trong các doanh nghiệp FDI đã thành lập công đoàn cơ sở chỉ đạt 59,3%, một tỷ lệ thấp so với tỷ lệ chung của các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc biệt khi được hỏi về việc có muốn tham gia tổ chức công đoàn hay không, chỉ có 28,3% lao động trong doanh nghiệp FDI khẳng định “có”, 5,9% nói “không” và 53% lao động không trả lời. Có lẽ chính vì vậy mà ở nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể lại dường như đang bị “bỏ quên”. Và cũng chỉ có chỉ có 50% số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể. Hơn thế, dù có thỏa ước lao động tập thể nhưng theo đánh giá của đoàn khảo sát thì đây chỉ là hình thức chống chế, nội dung thỏa ước chỉ là sự sao chép cứng nhắc các quy định của luật, rất ít điều khoản cao hơn về quyền lợi cho người lao động.

Kỹ thuật công nghệ phần lớn ở mức trung bình, chưa có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý và nguy cơ nhập khẩu công nghệ lạc hậu.

Cách đây nhiều năm, các nhà kinh tế đã ky vọng rất lớn rằng làn sóng FDI vào Việt Nam sẽ tạo ra một làn sóng chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên trên thực tế, công nghệ được đưa vào Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chưa đến với các doanh nghiệp trong nước do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật và việc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang còn nhiều bất cập. Hệ thống luật pháp còn nhiều điểm chưa phù hợp và đầy đủ so với các tiêu chuẩn và quy định của luật pháp quốc tế; các quy định về sở hữu trí tuệ nằm rải rác trong các văn bản dưới luật gây cảm giác không ổn định; đặc biệt, việc thực thi luật pháp về quyền sở hữu trí tuệ chưa nghiêm và tính hiệu lực còn thấp. Điều này chưa khuyến khích các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ. Đến nay, Việt Nam thu hút khoảng trên 8.500 dự án FDI nhưng số hợp đồng chuyển giao công nghệ chưa đến 1.000 hợp đồng, một tỷ lệ rất thấp.

Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân quy mô còn nhỏ bé, thiếu năng lực về tài chính để thanh toán các hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong khi đó doanh nghiệp nhà nước lại thường muốn nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài hơn là nhận chuyển giao từ các doanh nghiệp FDI.

Thứ ba, mối liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài còn yếu. Chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ thông qua liên kết với các doanh nghiệp FDI, trong khi có tới gần 60% doanh nghiệp chọn cách nhập khẩu công nghệ trực tiếp từ nước ngoài.

Một thực tế khác trong chuyển giao công nghệ thông qua FDI vào Việt Nam là các nhà đầu tư FDI đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu, đưa vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác. Hiện tượng nhập khẩu máy móc thiết bị với giá cả ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới diễn ra khá phổ biến trong thời gian qua. Nhờ vậy, một số nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.

Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy nhiên, đây là một hoạt động cực ky khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ tăng cường thu hút vốn fdi tại việt nam hiện nay (Trang 52 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w