0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 -92 )

CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1. Singapore

Singapore là một trong những nền kinh tế thành công trong việc thu hút FDI nhờ chiến lược tập trung vào công nghiệp hoá hướng ra xuất khẩu. Chiến lược này được xây dựng từ những năm 1960 dựa trên thực tế là thị trường nội địa nhỏ hẹp, nguồn vốn trong nước hạn chế, các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu. Chiến lược này đã được thực hiện hiệu quả và đến năm 1981, ngành chế tác của Singapore đã thu hút được đến hơn 1/2 tổng số vốn FDI vào trong nước. Đến năm 1993, các khoản đầu tư nước ngoài đã tăng mạnh và ngành chế tác đã thu hút đến 60% tổng vốn đầu tư nước ngoài, đưa Singapore trở thành một trong những nước thu hút nhiều vốn FDI vào ngành chế tác. Thành công này không chỉ do những khuyến khích mạnh về thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp nước ngoài mà quan trọng hơn là cơ sở hạ tầng thuộc loại hàng đầu thế giới của Singapore (pháp lý, vận tải, viễn thông), môi trường hỗ trợ kinh doanh, bộ máy hành chính hiệu quả và môi

trường chính trị tương đối ổn định.

Để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu, Singapore thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế (EDB), là cơ quan độc lập của Chính phủ, hoạt động theo nguyên tắc một cửa, nghiên cứu, cân nhắc những yêu cầu của nhà đầu tư và có định hướng vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước như sửa chữa tàu biển, gia công kim loại, hoá chất, thiết bị và linh kiện. Gần đây hơn, EDB đã áp dụng cách tiếp cận theo cụm, tập trung vào những công ty thuộc các ngành điện tử-bán dẫn, hoá dầu và công nghiệp chế biến. Cách tiếp cận theo cụm là một công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thu hút FDI đồng thời tăng cường các mối liên kết và các tác động lan toả.

Thu hút vốn FDI của các công ty đa quốc gia (TNCs) cũng là một trong những kênh thu hút FDI quan trọng mà các quốc gia luôn tìm mọi cách để tăng cường. Trong số các quốc gia Châu Á, Singapore được coi là nước thu hút được nhiều TNCs nhất. Để làm được điều này, Singapore đã thực hiện những chính sách sau:

- Về cân đối ngoại tệ, quản lý ngoại hối: Chính phủ Singapore không có sự quản lý về ngoại hối mà để cho thị trường này hoạt động tự do theo những quy luật của thị trường.

- Về quy định vay vốn, quản lý đất đai: Nhà đầu tư có thể huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.

- Thủ tục đầu tư: Các thủ tục này được thực hiện theo chế độ một cửa, đảm bảo giải quyết nhanh gọn về các thủ tục cho nhà đầu tư.

- Về lĩnh vực đầu tư: Mở cửa hầu hết đối với các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh vực liên quan đế an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

1.3.2. Thái Lan

Tại Thái Lan, chính phủ nước này đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hoá và thu hút đầu tư nước ngoài. Chính sách thu hút FDI của Thái Lan rất năng động, liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời ky phát triển đất nước. Thái Lan luôn xác định các nước trọng điểm để thu hút đầu tư, từ đó xây dựng các bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Chính sự chuyên môn hóa và cách thức tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch khác nhau. Để thu hút các nhà

đầu tư nước ngoài, Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào như nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài.

Chính phủ Thái Lan khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác với các cơ quan nhà nước khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường, các dự án sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu lao động, xuất khẩu sản phẩm, sử dụng nguyên liệu thô của Thái Lan, thay thế hàng nhập khẩu đuợc nhà nước ưu tiên. Tỷ lệ góp vốn liên doanh không thành điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên các dự án cho phép Thái Lan góp vốn trên 50% thì uỷ ban đầu tư cấp chứng chỉ bảo lãnh.

Về thuế lợi tức, đánh thuế 30% vào các công ty và đối tác có đăng ký tại thị trường chứng khoán của Thái Lan và đánh thuế 35% vào các công ty và các đối tác khác. Tuy từng dự án mà có thể được miễn giảm thuế lợi tức từ 3- 8 năm kể từ khi có lãi.

Về thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp được miễn giảm 50% thuế nhập khẩu vào những sản phẩm mà Thái Lan chưa sản xuất được.

Về chính sách xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu vật tư phụ tùng, các chi tiết tạm nhập tái xuất, được miễn hoặc giảm thuế lợi tích 5%. Các doanh nghiệp trong khu vực chế xuất được miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư.

Về quản lý ngoại hối, nhà đầu tư được chuyển ra nước ngoài các thu nhập, lợi nhuận, nhưng có thể bị hạn chế trong trường hợp để cân đối tình hình thu - chi. Trong trường hợp hạn chế này thì cũng được chuyển ít nhất 15%/ năm so với tổng số vốn đem vào Thái Lan.

Việc sở hữu đất đai được qui định riêng cho từng loại công ty. Mỗi công ty được sở hữu bao nhiêu đất đai do luật qui định. Công nhân lành nghề, kỹ thuật viên và gia đình họ được phép vào Thái Lan làm việc. Uỷ ban đầu tư chịu trách nhiệm xem xét. Thái Lan đã nhiều lần cải tiến thủ tục cấp giấy phép; thủ tục triển khai theo dự án theo hướng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.

Một đặc điểm nữa trong chính sách công nghiệp phục vụ thu hút FDI của Thái Lan đó là Chính phủ Thái Lan rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Thái Lan đã thành lập ủy ban hỗ trợ về vấn đề này và cùng với các tổ chức

chuyên môn phát triển, xây dựng, hình thành những mối liên kết công nghiệp hỗ trợ trong nước. Hiện Thái Lan có tới 19 ngành công nghiệp phụ trợ ở ba cấp: lắp ráp, cung cấp thiết bị - phụ tùng - linh kiện và dịch vụ. Một ví dụ điển hình về sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ ở Thái Lan là trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Từ chỗ từng bước nội địa hóa phụ tùng, đến nay Thái Lan đã xuất khẩu cả ôtô với linh kiện - phụ tùng được sản xuất tại chỗ. Mặc dù chỉ có 15 nhà máy lắp ráp, nhưng Thái Lan có đến 1.800 nhà cung ứng. Chính phủ Thái Lan từ chỗ quyết định về tỷ lệ nội địa hóa (năm 1996): 40% đối với xe tải nhỏ, 54% đối với xe tải khác, đã tiến đến yêu cầu động cơ diesel phải được sản xuất trong nước.

Hiện nay, khi năng lực của ngành công nghiệp phụ trợ đã phát triển đáp ứng yêu cầu, Thái Lan có chính sách buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã ổn định trong sản xuất, kinh doanh phải thay đổi chiến lược, để tuân thủ tỷ lệ nội địa hóa nói trên. Điều này không những kéo theo những dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất ngay tại chỗ, mà còn kéo theo các công ty, tập đoàn lớn từ chính các nước đầu tư sang mở thêm các cơ sở công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan.

Trong các nỗ lực nhằm thu hút FDI, Chính phủ Thái Lan đã rất coi trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Kế hoạch phát triển xã hội lần thứ 8 của Thái Lan đã xác định rõ mục tiêu là tất cả mọi người đều được phát triển tối đa tiềm năng về thể chất, tinh thần, trí tuệ và kỹ năng. Thái Lan đã và đang thực hiện cải cách toàn diện hệ thống giáo dục với mục tiêu cải thiện chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cơ chế phối hợp giữa chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động được vận dụng rất linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Thái Lan khuyến khích một số ngành nghề, những ngành này sẽ được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, không bị áp dụng những hạn chế của bộ luật lao động. Các doanh nghiệp tư nhân khi đào tạo lao động cũng được hưởng những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra chính phủ Thái Lan còn khuyến khích tư nhân thành lập các trung tâm hỗ trợ và kiểm tra tay nghề của người lao động. Nhờ vậy những năm qua Thái Lan đã có được đội ngũ lao động chất luợng cao đáp ứng được nhu cầu việc làm của khu vực đầu tư nước ngoài.

1.3.3. Trung Quốc

các đặc khu kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư. Mục tiêu xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốc là thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ kỹ thuật, thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng quan hệ với nước ngoài, phát triển kinh tế trong nước. Các nhà đầu tư khi vào sản xuất kinh doanh tại các đặc khu kinh tế (Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải, Hạ Môn và Hải Nam) được hưởng chế độ đặc biệt. Tuy theo đặc điểm và vị trí địa lý của từng đặc khu mà Trung Quốc có các chiến lược phát triển và chính sách ưu đãi khác nhau.

Là một quốc gia đang phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật còn tương đối lạc hậu, trong quá trình cải cách và mở cửa, Trung Quốc đặt ra mục tiêu là phải thu hút nguồn vốn và công nghệ của các TNC và của các nhà tư bản lớn, nhất là Mỹ và phương Tây để nâng cấp kết cấu kỹ thuật và ngành nghề, phát triển các ngành kỹ thuật cao. Vì vậy Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các TNC khi đầu tư vào đây. Trung Quốc huy động FDI thông qua các hình thức hợp đồng sản xuất,liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài vào các khu đặc biệt.

Trung Quốc đã thực hiện bốn chính sách chủ yếu nhằm thu hút FDI, cụ thể là:

Thứ nhất: Chính sách phát triển ngành sản xuất. Trong từng giai đoạn, Chính Phủ Trung Quốc ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục hướng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.

Thứ hai: Chính sách phát triển vùng lãnh thổ. Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.

Từ năm 1999, trọng điểm chiến lược phát triển kinh tế từng bước chuyển về phía tây. Chính phủ Trung Quốc đã đề ra chính sách nâng đỡ và hỗ trợ các tỉnh Miền Tây Trung Quốc. Đồng thời tích cực hướng dẫn thương nhân nước ngoài đầu tư vào địa phương này bằng các biện pháp:

- Ban hành “danh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và miền Tây Trung Quốc kêu gọi thương nhân nước ngoài đầu tư”

- Chính phủ gia tăng một cách thích đáng nguồn vốn tín dụng trong nước, các khoản vay chính phủ nước ngoài và các khoản vay ưu đãi của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm sử dụng chủ yếu vào xây dựng các công trình hạ tầng, công trình bảo vệ môi trường trọng điểm của miền trung và miền tây.

- Đối với những hạng mục trong danh mục khuyến khích đầu tư nước ngoài, nếu đầu tư vào miền trung và miền tây Trung Quốc, sau khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm 15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo.

- Khuyến khích thương nhân nước ngoài đã đầu tư vào khu vực miền Đông Trung Quốc tái đầu tư vào khu vực miền Tây và miền Trung.

- Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp Trung Quốc tại các tỉnh miền Tây và miền Trung.

- Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu vực tự trị của miền Tây và miền Trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp nhà nước

- Nhà nước ưu tiên lựa chọn một số hạng mục về nông nghiệp, giao thông, năng lượng, nguyên vật liệu để bảo vệ đầu tư nước ngoài vào các tình miền Tây và miền Trung. Đồng thời tăng cường sự hỗi trợ của chính phủ về vốn và các biện pháp khác đối với các hạng mục trên.

Thứ ba: Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài.

- Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn của các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản áp dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc

- Xí nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc được các ngân hàng thương mại của Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ của các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn.

- Cho phép xí nghiệp nước ngoài đầu tư dùng tài sản của họ ở hải ngoại để thế chấp vay vốn tại các chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài.

- Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát hành cổ phiếu.

- Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng , giao thông mà chính phủ khuyến khích đầu tư.

tiếp nước ngoài.

Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài như: Luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài của nươc Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành Luật Xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nước ngoài: Luật xí nghiệp do nước ngoài đầu tư, các quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất….

1.3.4. Ấn Độ

Chiến lược thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia lớn

Trước đây, Ấn Độ bị coi là quốc gia thuộc thế giới thứ ba và dựa vào chính sách độc quyền sáng chế lỏng lẻo để rập mẫu các hàng hoá phương Tây, khiến các TNC thường không tập trung nhiều ở Ấn Độ. Tuy nhiên, hiện nay Ấn Độ đang có những thay đổi trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai ở một số ngành nghề, đặc biệt là những ngành đang rất phát triển như ô tô, dược phẩm và sản phẩm phần mềm nên các TNC đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vào Ấn Độ. Để tạo ra sự khác biệt về lợi thế cạnh tranh với các nước châu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc, vốn có nhiều lợi thế về lao động dồi dào và rẻ, Ấn Độ không chọn tài nguyên hay lao động giản đơn mà sử dụng tri thức là “chất xúc tác”, chọn dịch vụ làm thế mạnh để phát triển kinh tế. Ấn Độ tập trung vào công nghệ thông tin, dịch vụ văn phòng, tài chính ngân hàng, nghiên cứu và chế tác dược phẩm – những lĩnh vực mũi nhọn. Kim ngạch xuất khẩu phần mềm của ấn Độ trong năm 2004 lên đến 17,2 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước. Để có thể thực hiện được định hướng đó, Ấn Độ đã áp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 -92 )

×