0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Theo vùng địa phương

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 50 -52 )

Trước năm 2001, vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi. Nhưng kể từ khi có các biện pháp ưu đãi đặc biệt như miễn giảm tiền thuê đất, miễn thuế lợi tức, cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN, được hưởng ưu đãi như nhà đầu tư trong nước … thì cơ cấu FDI theo vùng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hơn cũng đã bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu này vẫn còn chậm.

Trong giai đoạn này xuất hiện một số tỉnh mới nổi về thu hút FDI như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Long An, Đà Nẵng... Mặc dù vậy, vốn vẫn tập trung ở vùng Đông Nam Bộ và một vài đô thị lớn. Trước khi Luật Đầu tư năm 2005 ban hành, trong năm 2004, bốn địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai vẫn chiếm 65,5% tổng số dự án và 61,7% tổng vốn đăng ký (TCTK các năm). Sau khi Luật Đầu tư năm 2005 có hiệu lực, cơ cấu FDI theo vùng chuyển biến rõ rệt hơn. Tính đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trải rộng khắp 64 tỉnh, thành phố cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội chung và các vùng phụ cận.

Đối với các tỉnh phía Nam, nếu như giai đoạn tTrước năm 2007, tổng số dự án thu hút được ở các tỉnh phía Nam là 5.451 với tổng vốn đăng ký là 46,8 tỷ USD, chiếm 63% về số dự án, 56% về vốn đăng ký và 51% vốn thực hiện so với cả nước. Trong đó: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam3(bao gồm 8 tỉnh, thành phố là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bình Phước)chiếm 64,3% về số dự án, 55,7% về số vốn đăng ký và 48,4% vốn thực hiện của cả nước;

3 bao gồm 8 tình, thành phố: thành pha Hồ Chí Minh, ĐĐ Chí Minhhố:ương, Bà Ŕ Minhhố: ,

Đồng bằng Sông Cửu Long tỷ lệ thu hút thấp hơn các vùng khác, : chiếm 3,6% số lượng dự án, 4,4% vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện so với cả nước.

Bảng 2.8: Số dự án và vốn đăng ký của 5 địa phương đứng đầu về thu hút FDI trong năm 2005 và 2007, 2008 và 2010 xếp theo tiêu chí vốn

Năm STT Địa phương Vốn đăng ký (triệuUSD) Dự án

2005

1 Hà Nội 1607 110

2 Đồng Nai 1153,2 108

3 TP. Hồ Chí Minh 899 296

4 Bình Dương 833,4 181

5 Bà Rịa – Vũng Tàu 740,3 14

2007 1 Hà Nội 2521,8 234 2 Đồng Nai 2414,8 116 3 TP. Hồ Chí Minh 2278,7 312 4 Bình Dương 2258 292 5 Phú Yên 1704,3 5 2008 1 Ninh Thuận 9800,3 2

2 Bà Rịa – Vũng Tàu 9376 4

3 TP. Hồ Chí Minh 9071,6 418

4 Thanh Hóa 6211,3 5

5 Phú Yên 4345,9 5

2010

1 Quảng Nam 4177,1 8

2 Bà Rịa – Vũng Tàu 2555 38

3 TP. Hồ Chí Minh 2032,3 252

4 Quảng Ninh 2200,3 2

5 Nghệ An 1327,7 9

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Một trong những địa bàn có bước đột phá về thu hút đầu tư trong những năm gần đây là Bắc và Nam Trung Bộ (trong đó nổi bật là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Tthuận) tập trung vào lĩnh vực du lịch, khu vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với cCác tỉnh phía Bắc, nếu tình tính từ năm 2007 về trước cũng đã thu hút được 2.220 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 24 tỷ USD, chiếm 26% về số lượng dự án, 29% tổng vốn đăng ký và 24% tổng vốn thực hiện của cả nước, trong đó đứng đầu là Hà Nội chiếm 51% vốn đăng ký và 50% vốn thực hiện. Nhưng nếu sSo với các vùng kinh tế phía Nam, mức FDI thu hút được của các vùng kinh tế phía Bắc thu hút FDI chưa tương xứng với khả năng vốn có của mình, mặc dù vậy một số tỉnh thành như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh những

năm gần đây cũng đã có dầu dấu hiệu khởi sắc.

Tuy nhCuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra năm 2008 – 2009 đã phần nào tác động đến thu hút FDI của cả nước nói chung và các địa phương nói riêng. Nếu như trong năm 2008, có 43 địa phương trong cả nước có thu hút được FDI, trong đó các địa phương thuộc khu vực miền Trung đã đạt được các kết quả thu hút FDI đáng khích lệ với sự góp mặt của một số dự án có quy mô đầu tư lên tới hàng tỷ USD thì đến hết năm 2009 chỉ có 15 địa phương có dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép. Các địa phương thu hút lượng vốn FDI lớn phải kể đến Bà Rịa -Vũng Tàu (6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm); tiếp đến là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD. Các địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai là 4 địa phương thuộc khu kinh tế trọng điểm phía Nam, chiếm khoảng 80% trong tổng số 7,6 tỷ USD, các địa phương còn lại thu hút FDI gần như không đáng kể.

Năm 2010, đã có 53 địa phương có dự án FDI đăng ký, đứng đầu là Quảng Nam 4,1771 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu 2,4 tỷ USD,.Tiếp Quảng Ninh 2,148 tỷ USD; Tp.HCM 1,8953 tỷ USD.

Thực tế này

Điều đó chứng tỏ đã có sự chuyển hướng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia - tập trung vào những khu vực có điều kiện hạ tầng tốt, giải phóng mặt bằng nhanh, thủ tục hành chính đơn giản và không nhiều rủi ro đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của họ. Điều này hoàn toàn hợp lý khi trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang lâm vào suy thoái, các nhà đầu tư sẽ phải lựa chọn kỹ hơn địa điểm đầu tư cũng như môi trường đầu tư, để sử dụng vốn của họ tốt nhất. Và điều đó cũng có nghĩa là, chính sách thu hút FDI của Việt Nam sẽ không gắn kết được với chính sách dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo các mục tiêu và định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 50 -52 )

×