Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổ

Một phần của tài liệu quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở phú xá thành phố thái nguyên (Trang 56 - 89)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện đổ

Qua thăm dò bằng phiếu điều tra 538 học sinh của nhà trƣờng, kết quả thu về tƣơng đối tốt. Ngoài những nội dung mà tác giả lựa chọn để hỏi trong phiếu, học sinh có thể tự đƣa ra quan điểm của mình về vai trò của việc học. Trƣng cầu 538 ý kiến từ 538 phiếu, thu về 538 phiếu, xử lí số liệu trên 538 phiếu, trong đó có 17 phiếu thể hiện quan điểm khác.

Những số liệu trên cho thấy phần lớn học sinh vẫn chƣa hiểu rõ mục đích của việc học, cụ thể :

- “Học để thi và đạt kết quả cao” : 24,9% học sinh còn băn khoăn về nội dung này còn lại đều cho rằng học là để đối phó với các kỳ thi, kiểm tra của thầy. Chúng tỏ HS chƣa nhận thức đƣợc việc học giúp gì cho bản thân, gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đình, xã hội mà chỉ đơn giản: đến trƣờng thầy yêu cầu học thì phải học, học để lấy điểm số.

- „Học là để ghi nhớ tài liệu và nắm chắc kiến thức có hệ thống”: còn nhiều HS chƣa thấy đƣợc sự học có vai trò quan trọng trong việc ghi nhớ, tái hiện, nắm kiến thức có hệ thống mà vẫn là “học vẹt”, chƣa quan tâm đến hệ thống kiến thức đựơc cung cấp theo mô hình chóp nón với trục đồng tâm nhƣ thế nào?

- “Học là để vận dụng kiến thức đã học vào việc ứng dụng thực tế”: Số đông học sinh nhận thấy học là “lí thuyết suông” không áp dụng gì đƣợc cho thực tế, điều này không thúc đẩy sự ham mê học tập ở HS.

- “Học là để làm phong phú thêm cho hiểu biết của mình”: số học sinh có nhận định này không nhiều. Có thể các em quá thờ ơ với việc học nên chƣa nhận thức đƣợc học là để trang bị kiến thức cho bản thân.

Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ học sinh đƣa ra quan điểm khác. Các em đã mạnh dạn thể hiện suy nghĩ của mình về vai trò của việc học, nhƣng các ý kiến của các em đƣa ra lại một lần nữa khiến chúng ta suy nghĩ :

Có ý kiến cho rằng học để làm vui lòng cha mẹ: Có thể các em đang bị sức ép của gia đình về việc học nên chƣa tạo đƣợc động cơ để các em tự giác, say mê, tích cực trong việc học.

Có ý kiến cho rằng học để làm giàu: làm giàu là tốt nhƣng làm giàu bằng cách nào, con đƣờng làm giàu có cần học không, việc làm giàu và xây dựng cuộc sống tốt đẹp song hành nhau nhƣ thế nào… chắc hẳn học sinh chƣa nhận thức rõ.

* Về kĩ năng tự học của học sinh: Qua thăm dò bằng phiếu điều tra 538 học sinh của nhà trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.11: Thực trạng về kỹ năng tự học của học sinh trƣờng THCS Phú Xá STT Nội dung Mức độ thực hiện Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không/ít thực hiện SL % SL % SL % 1 HS tự xây dựng kế hoạch hàng ngày cho mình 55 10,22 102 18,95 381 70,81 2 HS tự đánh giá tiến độ thực

hiện kế hoạch của mình 47 8,73 98 18,21 393 73,04

3

Học sinh lựa chọn và xây dựng phƣơng pháp học tập cho mình 99 18,4 112 20,81 327 60,78 4 HS chủ động hoàn thành bài tập do GV giao 152 28,25 163 30,29 223 41,44 5 HS chủ động học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn 103 19,14 186 34,57 249 46,28 6 Học sinh tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch học tập 97 18,02 106 19,7 335 62,26 7 Học sinh tự đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch học tập

59 10,96 128 23,79 351 65,24

Qua bảng điều tra số liệu trên cho thấy:

- HS tự xây dựng kế hoạch hàng ngày cho mình”: Có 70,81% học sinh không tự xây dựng cho mình kế hoạch hàng ngày, hầu hết là các em thụ động, thực hiện theo kế hoạch học tập do thầy và nhà trƣờng đặt ra.

- “HS tự đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch của mình”: Có 73,04 % học sinh không tự xác định tiến độ học tập theo kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- “Học sinh lựa chọn và xây dựng phƣơng pháp học tập cho mình”: Có 60,68 % học sinh không lựa chọn và xây dựng phƣơng pháp học tập cho mình, các em học thụ động vào sự hƣớng dẫn điều khiển của GV.

- “HS chủ động hoàn thành bài tập do GV giao”: Khi đƣợc giao bài tập, số HS chủ động hoàn thành chƣa cao, đa số học sinh chƣa chủ động học tập (41,44%). Việc làm bài tập vẫn là do cha mẹ, thầy cô, nội quy trƣờng lớp ràng buộc.

- “HS chủ động học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn”: 46,28 % chƣa /không thực hiện nội dung này. Điều này chứng tỏ học sinh chƣa có sự chủ động lĩnh hội kiến thức ngoài con đƣờng học từ thầy, chƣa sáng tạo trong cách lĩnh hội kiến thức ngoài phƣơng pháp học tập từ trƣờng lớp.

- “Học sinh tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch học tập”: 62,26% không có sự tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch học tập;

- “Học sinh tự đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch học tập”: 65,24% học sinh không tự đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch tự học.

Kết hợp phiếu hỏi và phỏng vấn giáo viên của nhà trƣờng về vấn đề tự học của học sinh, các thầy cô giáo đều có ý kiến chung:

- Đa số ý kiến cho rằng:

+ Học sinh chƣa quan tâm và chƣa thấy rõ vai trò của lập và thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân.

+ Học sinh bị lệ thuộc lớn vào kế hoạch học tập của thầy cô giáo và nhà trƣờng.

+ Học sinh chƣa coi trọng và chƣa thƣờng xuyên chủ động, tự giác trong học tập.

+ Học sinh ít quan tâm tới rèn luyện các kỹ năng tự hoạt động cho mình, chủ yếu vấn là học thuộc những điều thầy giáo đã cung cấp, họ ít tự mình tìm tòi, khám phá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Học sinh quá thụ động trong học tập .

*Nhận xét thực trạng hoạt động học tập ở trƣờng THCS Phú Xá – Thành phố Thái Nguyên:

Qua khảo sát, trao đổi, phỏng vấn, quan sát, tác giả thấy thực trạng của hoạt động học tập ở học sinh có những nhƣợc điểm sau:

Một là, học sinh chƣa xác định đƣợc vai trò của hoạt động tự học nên chƣa đặt vấn đề tự học đùng vị trí của nó. Do chƣa xác định đƣợc vai trò của tự học nên việc tự xây dựng động cơ, thái độ tự xây dựng phƣơng pháp học tập, tự xây dựng kế hoạch học tập còn rất hạn chế. học sinh thƣờng rất thụ động trong học tập.

Hai là, việc vận dụng các kĩ năng tự học cơ bản: học sinh vận dụng ở mức độ thấp, sử dụng không thƣờng xuyên; khả năng tự mình phát hiện vấn đề hết sức hạn chế do học sinh ít tự học. Cách học phổ biến hiện nay vấn là tiếp nhận các kiến thức mà thầy đã cung cấp, hoặc là học theo kiểu bắt chƣớc.

Ba là, số học sinh có kĩ năng tự học tƣơng đối vững chắc và thƣờng xuyên học tập theo cách này rất ít. Kể cả số học sinh có học lực khá kết quả học tập tƣơng đối cao cũng chƣa chú ý rèn luyện và phát triển năng lực tự học cho mình.

Chính những nhƣợc điểm này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng là học sinh chƣa chủ động trong học tập nên chất lƣợng, hiệu qủa đào tạo chƣa cao, chủ yếu học để đối phó với các kì thi và kiểm tra của thầy. Đây cũng là một vấn đề rất khó khăn cho việc thực hiện đổi mới PPDH khi học sinh không có kĩ năng tự học và không đƣợc hợp tác để phát huy năng lực bản thân.

2.3. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH dạy học ở trƣờng THCS Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS Phú Xá

Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo đổi mới nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trƣờng đã lập các kế hoạch, tổ chức triển khai đổi mới PPDH ở trƣờng mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tác động của kế hoạch đối với quá trình điều hành hoạt động nhà trƣờng đã sớm đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng quan tâm. Kế hoạch đã định ra mục tiêu, xác đinh các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện. Một số kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH đã đƣợc triển khai tại nhà trƣờng nhƣ:

Kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho GV về PPDH tích cực.

Kế hoạch tổ chức hội thao, hội thi GV dạy giỏi, GV thiết kế đồ dùng dạy học giỏi.

Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề theo bộ môn.

Kế hoạch tổ chức tham quan, ngoại khóa, học tập kinh nghiệm tại các đơn vị điển hình.

Kế hoạch dự giờ, thăm lớp.

Kế hoạch kiểm tra nội bộ việc thực hiện đổi mới PPDH.

Hiệu trƣởng đã phân tích rõ bối cảnh nhà trƣờng bằng cách tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Thu thập đầy đủ thông tin về đổi mới PPDH bao gồm những văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan (Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục) về đổi mới PPDH ở trƣờng THCS; các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục THCS; các tài liệu hƣớng dẫn về các PPDH tích cực có thể áp dụng trong trƣờng THCS phù hợp theo các bộ môn, các kiểu bài lên lớp...

- Xác định những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục THCS cụ thể ở trƣờng THCS Phú Xá.

- Phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lƣợng đội ngũ, nhận thức của họ về PPDH, thái độ của họ trƣớc yêu cầu đổi mới PPDH).

- Phân tích tình hình học sinh (chất lƣợng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập...).

- Rà soát, thống kế cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học, những điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới PPDH đã có những gì? Cần bổ sung những gì?...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiệu trƣởng đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sƣ phạm của giáo viên. Các bản kế hoạch đã đƣợc xây dựng một cách cụ thể, xác định đƣợc mục tiêu cần đạt, lộ trình thực hiện, dự kiến nguồn lực thực hiện và phân bố thời gian hợp lý.

- Hiệu trƣởng đã xác định đƣợc mục tiêu cụ thể và trọng tâm của các mục tiêu cho các bƣớc chỉ đạo đổi mới PPDH:

Giai đoạn đầu là làm thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH, làm cho mọi giáo viên, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH. Trọng tâm là phá vỡ sức ỳ của thói quen, bảo thủ trong GV, nâng cao nhận thức của GV về các PPDH tích cực.

Ở bƣớc thí điểm: thực hiện đổi mới PPDH áp dụng dạy và học tích cực ở một số giáo viên và một số tiết học cụ thể. Trọng tâm là tạo dựng niềm tin trong GV, khẳng định ƣu thế của dạy học tích cực để GV thấy cần phải đổi mới PPDH, có thể đổi mới PPDH.

Bƣớc triển khai đại trà: Động viên 100% giáo viên áp dụng PPDH tích cực ở một số bài dạy cụ thể trong chƣơng trình.... duy trì đƣợc những mặt tích cực đã đạt đƣợc của việc đổi mới PPDH trong trƣờng học và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thƣờng xuyên. Trọng tâm là giúp 100 % giáo viên có thể thực hiện dạy và học tích cực trong một số bài dạy của mình.

- Để đảm bảo đúng nguyên tắc “giáo viên đƣợc làm chủ sự thay đổi”, tăng cƣờng tính chủ động của mọi thành viên, các kế hoạch đều đƣợc bàn bạc dân chủ hoặc đƣợc trao đổi lấy ý kiến trƣớc khi đi vào thực hiện. Kế hoạch năm học đƣợc thông qua tại buổi họp hội đồng GD để triển khai đến cán bộ, GV, nhân viên, HS và buổi giao ban liên tịch để triển khai xuống các tổ chuyên môn rồi đến cán bộ, GV, nhân viên, HS.

Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH ở trƣờng THCS Phú Xá, tác giả nhận thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà trƣờng đã lập các kế hoạch đổi mới PPDH. Kế hoạch đã định ra mục tiêu, xác đinh các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện một cách đầy đủ.

Song qua thực tế, ở góc độ chuyên môn vẫn còn nhiều mặt chƣa đồng bộ, nhất là khâu bồi dƣỡng cán bộ quản lí và giáo viên. Thời gian tiếp xúc với tài liệu, với nội dung bồi dƣỡng là quá ngắn chƣa đủ sức thay thế cho hệ thống PPDH áp đặt trong giáo viên, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản lí (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng) vốn là ngƣời chỉ đạo, hƣớng dẫn, đánh giá giáo viên thực hiện đổi mới, thì chính họ lại cùng học tập, tiếp xúc tài liệu bồi dƣỡng nhƣ dành cho giáo viên. Chính vì vậy, cán bộ quản lí ở các trƣờng rơi vào sự lúng túng trong chỉ đạo, chƣa biết bắt đầu từ đâu và làm nhƣ thế nào để hoạt động chỉ đạo giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng có hiệu quả. Ngay trong đội ngũ các nhà quản lý cũng không tránh khỏi tƣ tƣởng trông chờ, chỉ đạo cụ thể của cấp trên, chỉ đạo ra sao? Làm nhƣ thế nào? Vì vậy sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở cơ sở chƣa cao.

Trong kế hoạch nhà trƣờng cũng đặt ra các vấn đề cần thiết để phục vụ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nhƣ: Kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xác định nhu cầu đào tạo giáo viên và bồi dƣỡng đội ngũ (theo kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn), còn các yêu cầu khác trong xây dựng mục tiêu đổi mới PPDH nhƣ: Điều kiện làm việc, chế độ chính sách, thu nhập của giáo viên là những vấn đề nằm ngoài khả năng của công tác kế hoạch, đặc biệt là đơn vị trƣờng học.

Một hạn chế khác gây khó khăn cho đổi mới PPDH là tâm lí xã hội đặc biệt là phụ huynh học sinh và học sinh trƣớc sự đổi mới này. Nhận thức của đại bộ phận phụ huynh và học sinh cho rằng nếu đổi mới PPDH thì học sinh sẽ khó khăn trong tiếp nhận và tiếp thu trong kiến thức. Đây cũng là khó khăn không nhỏ ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở trƣờng THCS Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS Phú Xá

Nhà trƣờng đã thực hiện tốt việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH trong đó Hiệu trƣởng là trƣởng ban, Phó Hiệu trƣởng là phó ban, tổ trƣởng chuyên môn và một số giáo viên cốt cán là ủy viên trong ban chỉ đạo đổi mới PPDH .

Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 38 cán bộ giáo viên nhà trƣờng về công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại trƣờng THCS Phú Xá. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.12: Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện đổi mới PPDH của trƣờng THCS Phú Xá TT Nội dung Mức độ đánh giá Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không/ít thực hiện SL % SL % SL %

1 Xây dựng thời khóa biểu khoa học. 28 73,7 8 21,0 2 5,3 2 Phổ biến đầy đủ các văn bản quy

định hƣớng dẫn đổi mới PPDH. 33 86,8 4 10,5 1 2,6

Một phần của tài liệu quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở phú xá thành phố thái nguyên (Trang 56 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)