Thực trạng quản lý đổi mới PPDH dạy học ở trƣờng THCS Phú Xá

Một phần của tài liệu quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở phú xá thành phố thái nguyên (Trang 60 - 105)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng quản lý đổi mới PPDH dạy học ở trƣờng THCS Phú Xá

Thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS Phú Xá

Trên cơ sở thực hiện chỉ đạo đổi mới nội dung chƣơng trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trƣờng đã lập các kế hoạch, tổ chức triển khai đổi mới PPDH ở trƣờng mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tác động của kế hoạch đối với quá trình điều hành hoạt động nhà trƣờng đã sớm đƣợc Hiệu trƣởng nhà trƣờng quan tâm. Kế hoạch đã định ra mục tiêu, xác đinh các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện. Một số kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH đã đƣợc triển khai tại nhà trƣờng nhƣ:

Kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho GV về PPDH tích cực.

Kế hoạch tổ chức hội thao, hội thi GV dạy giỏi, GV thiết kế đồ dùng dạy học giỏi.

Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề theo bộ môn.

Kế hoạch tổ chức tham quan, ngoại khóa, học tập kinh nghiệm tại các đơn vị điển hình.

Kế hoạch dự giờ, thăm lớp.

Kế hoạch kiểm tra nội bộ việc thực hiện đổi mới PPDH.

Hiệu trƣởng đã phân tích rõ bối cảnh nhà trƣờng bằng cách tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Thu thập đầy đủ thông tin về đổi mới PPDH bao gồm những văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan (Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục) về đổi mới PPDH ở trƣờng THCS; các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục THCS; các tài liệu hƣớng dẫn về các PPDH tích cực có thể áp dụng trong trƣờng THCS phù hợp theo các bộ môn, các kiểu bài lên lớp...

- Xác định những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục THCS cụ thể ở trƣờng THCS Phú Xá.

- Phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lƣợng đội ngũ, nhận thức của họ về PPDH, thái độ của họ trƣớc yêu cầu đổi mới PPDH).

- Phân tích tình hình học sinh (chất lƣợng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập...).

- Rà soát, thống kế cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy học, những điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới PPDH đã có những gì? Cần bổ sung những gì?...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hiệu trƣởng đã xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sƣ phạm của giáo viên. Các bản kế hoạch đã đƣợc xây dựng một cách cụ thể, xác định đƣợc mục tiêu cần đạt, lộ trình thực hiện, dự kiến nguồn lực thực hiện và phân bố thời gian hợp lý.

- Hiệu trƣởng đã xác định đƣợc mục tiêu cụ thể và trọng tâm của các mục tiêu cho các bƣớc chỉ đạo đổi mới PPDH:

Giai đoạn đầu là làm thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH, làm cho mọi giáo viên, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH. Trọng tâm là phá vỡ sức ỳ của thói quen, bảo thủ trong GV, nâng cao nhận thức của GV về các PPDH tích cực.

Ở bƣớc thí điểm: thực hiện đổi mới PPDH áp dụng dạy và học tích cực ở một số giáo viên và một số tiết học cụ thể. Trọng tâm là tạo dựng niềm tin trong GV, khẳng định ƣu thế của dạy học tích cực để GV thấy cần phải đổi mới PPDH, có thể đổi mới PPDH.

Bƣớc triển khai đại trà: Động viên 100% giáo viên áp dụng PPDH tích cực ở một số bài dạy cụ thể trong chƣơng trình.... duy trì đƣợc những mặt tích cực đã đạt đƣợc của việc đổi mới PPDH trong trƣờng học và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thƣờng xuyên. Trọng tâm là giúp 100 % giáo viên có thể thực hiện dạy và học tích cực trong một số bài dạy của mình.

- Để đảm bảo đúng nguyên tắc “giáo viên đƣợc làm chủ sự thay đổi”, tăng cƣờng tính chủ động của mọi thành viên, các kế hoạch đều đƣợc bàn bạc dân chủ hoặc đƣợc trao đổi lấy ý kiến trƣớc khi đi vào thực hiện. Kế hoạch năm học đƣợc thông qua tại buổi họp hội đồng GD để triển khai đến cán bộ, GV, nhân viên, HS và buổi giao ban liên tịch để triển khai xuống các tổ chuyên môn rồi đến cán bộ, GV, nhân viên, HS.

Đánh giá việc xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH ở trƣờng THCS Phú Xá, tác giả nhận thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhà trƣờng đã lập các kế hoạch đổi mới PPDH. Kế hoạch đã định ra mục tiêu, xác đinh các yêu cầu của từng giai đoạn, đồng thời quy định các điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện một cách đầy đủ.

Song qua thực tế, ở góc độ chuyên môn vẫn còn nhiều mặt chƣa đồng bộ, nhất là khâu bồi dƣỡng cán bộ quản lí và giáo viên. Thời gian tiếp xúc với tài liệu, với nội dung bồi dƣỡng là quá ngắn chƣa đủ sức thay thế cho hệ thống PPDH áp đặt trong giáo viên, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ quản lí (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng) vốn là ngƣời chỉ đạo, hƣớng dẫn, đánh giá giáo viên thực hiện đổi mới, thì chính họ lại cùng học tập, tiếp xúc tài liệu bồi dƣỡng nhƣ dành cho giáo viên. Chính vì vậy, cán bộ quản lí ở các trƣờng rơi vào sự lúng túng trong chỉ đạo, chƣa biết bắt đầu từ đâu và làm nhƣ thế nào để hoạt động chỉ đạo giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng có hiệu quả. Ngay trong đội ngũ các nhà quản lý cũng không tránh khỏi tƣ tƣởng trông chờ, chỉ đạo cụ thể của cấp trên, chỉ đạo ra sao? Làm nhƣ thế nào? Vì vậy sự chủ động trong xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở cơ sở chƣa cao.

Trong kế hoạch nhà trƣờng cũng đặt ra các vấn đề cần thiết để phục vụ cho chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH nhƣ: Kinh phí đầu tƣ cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xác định nhu cầu đào tạo giáo viên và bồi dƣỡng đội ngũ (theo kế hoạch dài hạn hoặc ngắn hạn), còn các yêu cầu khác trong xây dựng mục tiêu đổi mới PPDH nhƣ: Điều kiện làm việc, chế độ chính sách, thu nhập của giáo viên là những vấn đề nằm ngoài khả năng của công tác kế hoạch, đặc biệt là đơn vị trƣờng học.

Một hạn chế khác gây khó khăn cho đổi mới PPDH là tâm lí xã hội đặc biệt là phụ huynh học sinh và học sinh trƣớc sự đổi mới này. Nhận thức của đại bộ phận phụ huynh và học sinh cho rằng nếu đổi mới PPDH thì học sinh sẽ khó khăn trong tiếp nhận và tiếp thu trong kiến thức. Đây cũng là khó khăn không nhỏ ảnh hƣởng tới quá trình xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH ở trƣờng THCS Phú Xá - Thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS Phú Xá

Nhà trƣờng đã thực hiện tốt việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH trong đó Hiệu trƣởng là trƣởng ban, Phó Hiệu trƣởng là phó ban, tổ trƣởng chuyên môn và một số giáo viên cốt cán là ủy viên trong ban chỉ đạo đổi mới PPDH .

Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 38 cán bộ giáo viên nhà trƣờng về công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại trƣờng THCS Phú Xá. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.12: Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện đổi mới PPDH của trƣờng THCS Phú Xá TT Nội dung Mức độ đánh giá Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không/ít thực hiện SL % SL % SL %

1 Xây dựng thời khóa biểu khoa học. 28 73,7 8 21,0 2 5,3 2 Phổ biến đầy đủ các văn bản quy

định hƣớng dẫn đổi mới PPDH. 33 86,8 4 10,5 1 2,6 3 Tổ chức phân công giáo viên giảng

dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn.

23 60,5 13 34,2 2 5,3

4 Chỉ đạo GV đổi mới phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chƣơng trình.

9 23,7 15 39,5 14 36,8

5 Có các qui định về xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH.

21 55,3 9 23,7 8 21,0

6 Thƣờng xuyên tổ chức bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH.

16 42,1 13 34,2 9 23,7

7 Huy động tốt các nguồn lực phục vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua kết quả đánh giá của cán bộ, giáo viên kết hợp với những phân tích, thấy đƣợc rằng:

- Việc lập thời khóa biểu giảng dạy cho giáo viên đã đƣợc nhà trƣờng thực hiện tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giáo viên đƣợc hỏi đã đánh giá việc sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy của nhà trƣờng là thƣờng xuyên và khoa học.

- Hiệu trƣởng đã phổ biến đầy đủ các văn bản quy định hƣớng dẫn đổi mới PPDH đến giáo viên là kịp thời, đầy đủ.

- Tổ chức phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, đảm bảo tính khoa học, công khai và phù hợp với điều kiện nhà trƣờng. Nhà trƣờng đã xây dựng và công khai các tiêu chí làm căn cứ cho việc phân công giáo viên nhƣ: Năng lực chuyên môn, điều kiện sức khỏe, gia đình, nguyện vọng cá nhân của giáo viên, nguyện vọng của HS, cha mẹ HS, đặc điểm cụ thể của lớp học.

Đây là một việc làm khó, thể hiện tầm nhìn của Hiệu trƣởng khi giao nhiệm vụ Theo kết quả điều tra các giáo viên đƣợc hỏi đều đánh giá việc phân công giảng dạy ở nhà trƣờng là tốt. Giáo viên nhận xét nhà trƣờng đã phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, còn một số ít (5,3%) GV cảm thấy chƣa đƣợc đáp ứng nội dung này.

- Với những kế hoạch về công tác đổi mới PPDH đã đƣợc đề ra, hiệu trƣởng nhà trƣờng đã có những chỉ đạo cụ thể tới từng GV, nhân viên trong nhà trƣờng, kết hợp với việc ủy nhiệm quyền hạn và cam kết trách nhiệm của từng cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả công việc:

+ Hiệu trƣởng đã triển khai, hƣớng dẫn tổ trƣởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học, thực hiện đổi mới PPDH cụ thể, chi tiết, xác định nhiệm vụ ƣu tiên theo thứ tự, có giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân để thực hiện.

+ Chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ nhóm, tập trung vào những vấn đề mới và khó, những nội dung phát sinh trong quá trình giảng dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và thực hiện đổi mới PPDH. Tổ chức các chuyên đề, các bài dạy mẫu để cùng trao đổi, rút kinh nghiệm.

+ BGH thƣờng xuyên, định kỳ dự sinh hoạt tổ, nhóm, kiểm tra đánh giá các mặt hoạt động của tổ. Nêu cao vai trò của tổ trƣởng trong hoạt động chỉ đạo chuyên môn, trong hoạt động tự kiểm tra, tự đánh giá của tổ nhóm.

+ Đổi mới hoạt động của Thƣ viện nhà trƣờng và Thiết bị dạy học, nhà trƣờng chú trọng chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, phục vụ có hiệu quả cho quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý đổi mới PPDH, Hiệu trƣởng chƣa chỉ đạo tốt GV đổi mới phƣơng pháp giảng dạy sao cho phù hợp với nội dung chƣơng trình, 36,8 % CB GV đánh giá về nội dung này.

- Các qui định về xây dựng, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH cũng chƣa đƣợc Hiệu trƣởng chú trọng, chƣa rõ ràng, thiếu chặt chẽ.

- Về công tác bồi dƣỡng cán bộ GV: Trong năm học Hiệu trƣởng đã tổ chức cho GV cốt cán đi tập huấn triển khai thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chƣơng trình - SGK. Hiệu trƣởng đã quan tâm tổ chức bồi dƣỡng cho đội ngũ giáo viên về đổi mới PPDH tuy nhiên công tác bồi dƣỡng chƣa đƣợc đánh giá cao.

- Huy động các nguồn lực phục vụ cho quá trình đổi mới PPDH chƣa đƣợc Hiệu trƣởng chú trọng.

Nói tóm lại, khâu tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trƣờng THCS Phú Xá đã đƣợc Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm song cần bám sát hơn nữa định hƣớng chỉ đạo và sát sao hơn trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo, điều hành thực hiện đổi mới PPDH ở trường THCS Phú Xá

Chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu đổi mới PPDH. Bởi vậy, Hiệu trƣởng trƣờng THCS Phú Xá đã thực hiện một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số nhiệm vụ đƣợc đánh giá qua điều tra bằng phiếu hỏi đến 38 cán bộ giáo viên nhà trƣờng nhƣ sau:

Bảng 2.13: Đánh giá về công tác chỉ đạo, điều hành việc đổi mới PPDH

TT Nội dung

Mức độ thực hiện Thƣờng

xuyên

Thỉnh

thoảng thực hiện Không/ít

SL % SL % SL %

1

Đƣa việc đổi mới PPDH thành họat động trọng tâm trong kế hoạch năm học

20 52,4 13 34,2 5 13,1

2 Chỉ đạo từng bộ phận, cá nhân thực

hiện kế hoạch đổi mới PPDH 18 47,2 12 31,6 8 23,7 3

Hƣớng dẫn các tổ chức và cá nhân trong nhà trƣờng triển khai đổi mới PPDH bằng các hoạt động cụ thể

15 39,5 15 39,5 8 23,7

4 Giám sát việc thực hiện, trợ giúp, cố

vấn, tạo điều kiện cho GV thực hiện. 12 31,6 16 44,2 10 26,2 5 Đôn đốc, động viên, tạo động lực

cho GV trong tiến trình đổi mới 15 39,5 14 36,8 9 23,6 Từ kết quả nhƣ trên, có thể nhận định nhƣ sau:

- “Đƣa việc đổi mới PPDH thành hoạt động trọng tâm trong kế hoạch năm học” đƣợc đa số GV và CBQL xác nhận ở mức thƣờng xuyên. Nhƣ vậy, việc đổi mới PPDH đã đƣợc kế hoạch hóa và là một hoạt động trọng tâm của nhà trƣờng chứ không phải là hoạt động tự phát của cá nhân hay nhóm GV nào đó.

- “Chỉ đạo từng bộ phận, cá nhân thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH”: Số lƣợng GV nhận đƣợc sự chỉ đạo cụ thể của Hiệu trƣởng tƣơng đối lớn (47,2%) điều này xác nhận Hiệu trƣởng nhà trƣờng đã chú ý tới việc giao nhiệm vụ cho từng bộ phận và cá nhân phụ trách. Tỉ lệ GV chƣa nhận đƣợc sự chỉ đạo sát sao, cụ thể rõ ràng về công việc đƣợc Hiệu trƣởng giao còn nhiều (23,7%) do vậy sự phối hợp đồng bộ chƣa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- “Giám sát việc thực hiện, trợ giúp, cố vấn, tạo điều kiện cho GV thực hiện”: Đa số xác nhận Hiệu trƣởng nhà trƣờng đã quan tâm tới việc giám sát quá trình thực hiện đổi mới PPDH. Trong quá trình triển khai, có vƣớng mắc hoặc các vấn đề phát sinh Hiệu trƣởng đã là ngƣời trợ giúp, cố vấn và tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện. Song 26,2 % số GV chƣa nhận đƣợc sự trợ giúp này chứng tỏ Hiệu trƣởng còn lỏng lẻo hoặc chƣa sát sao, chƣa hiểu rõ hoặc chƣa kịp thời trong trợ giúp khó khăn cho GV. Việc tổ chức mang tính chất hình thức, nội dung hời hợt, không đi sâu bám chắc vào chuyên môn.

- “Đôn đốc, động viên, tạo động lực cho GV trong tiến trình đổi mới”: Hiệu trƣởng chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng cho GV trong lĩnh vực tạo điều kiện, tăng động lực cho GV trong thực hiện đổi mới (cơ sở vật chất nhà trƣờng, chế độ đãi ngộ..)

Nói tóm lại, khâu chỉ đạo, điều hành đổi mới PPDH ở trƣờng THCS Phú Xá đã đƣợc Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm song đi vào tổ chức điều hành

Một phần của tài liệu quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở phú xá thành phố thái nguyên (Trang 60 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)