9. Cấu trúc luận văn
1.3. Quản lý đổi mới phƣơng pháp dạy học ở cấp THCS
1.3.1. Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH phải lấy ngƣời học làm trung tâm. Đổi mới PPDH là thay đổi, kế thừa các PPDH truyền thống và tiếp thu những phƣơng pháp dạy học mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới PPDH không phải thay cái cũ bằng cái mới. Nó là sự kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo hệ thống phƣơng pháp dạy học truyền thống hiện còn có giá trị tích cực trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm và phát triển thái độ tích cực đối với đời sống, chiếm lĩnh các giá trị xã hội. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng khắc phục lối truyền thụ một chiều, tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện thiết bị dạy học tạo điều kiện cho ngƣời học hoạt động tích cực, độc lập và sáng tạo. Đổi mới phƣơng pháp dạy học là tăng cƣờng vận dụng những thành tựu mới của khoa học, kĩ thuật, công nghệ thông tin vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. Đổi mới phƣơng pháp dạy học phải đƣợc tổ chức, chỉ đạo một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ, khả thi. Đổi mới phƣơng pháp dạy học phải thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tiếp cận hệ thống quá trình dạy học đặt sự đổi mới phƣơng pháp dạy học trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu, đổi mới nội dung, chƣơng trình, hình thức, phƣơng tiện, kiểm tra đánh giá. Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo định hƣớng của mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, về bản chất là đổi mới cách thức tổ chức dạy học phát huy “tính tích cực, chủ động sáng tạo” của học sinh. Đổi mới sao cho ngƣời học trở thành chủ thể thực sự tích cực, tự giác trong hoạt động học tập của chính mình.
Để đổi mới phƣơng pháp dạy học thành công, cần phải đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ các thành tố, các bộ phận cấu thành của quá trình dạy học. Sự đổi mới cần bắt đầu ở việc lập kế hoạch, thiết kế và triển khai kế hoạch bài học ở trên lớp đến vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp dạy học, đa dạng hoá các phƣơng thức dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cuối cùng là đánh giá kết quả dạy học.
1.3.2. Yêu cầu của đổi mới PPDH ở cấp THCS
Có thể so sánh đặc trƣng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực nhƣ sau:
Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
Quan niệm
Học là qúa trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tƣ tƣởng, tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thƣờng bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy phƣơng pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viên Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trƣờng địa phƣơng.
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phƣơng pháp
Các phƣơng pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phƣơng pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tƣơng tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tƣờng của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trƣờng, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên cơ sở nhận diện phƣơng pháp dạy học truyền thống và phƣơng pháp dạy học tích cực, từ đó đặt ra các yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở cấp THCS nhƣ sau:
* Yêu cầu chung:
+ Dạy học phải đƣợc tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS; dạy học kết hợp giữa học tập cá nhân với học tập hợp tác, giữa hình thức cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.
+ Dạy học phải thể hiện mối quan hệ tích cực giữa học viên và HS, giữa HS và HS.
+ Dạy học phải chú trọng đến rèn luyện các kỹ năng, năng lực, tăng cƣờng thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
+ Dạy học phải chú trọng đến việc rèn luyện PP tƣ duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin cho HS.
+ Dạy học phải chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phƣơng tiện, TBDH đƣợc trang bị hoặc do GV tự làm, đặc biệt lƣu ý đến ứng dụng của công nghệ.
+ Dạy học phải chú trọng đến đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức kiểm tra, đánh giá và tăng cƣờng hiệu quả việc đánh giá.
* Yêu cầu đối với HS:
+ Phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập (chuẩn bị sức khỏe, tâm lý, kiến thức đã học...)
+ Phải tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng.
+ Phải tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện theo yêu cầu và sự hƣớng dẫn của GV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Cần mạnh dạn trình bày bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.
+ Phải mạnh dạn và biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.
* Yêu cầu đối với GV:
+ Phải xác định cụ thể, rõ ràng và đúng mục tiêu của mỗi bài học, chia sẻ với học sinh mục tiêu bài học trƣớc khi tiến hành giảng dạy để đính hƣớng việc học tập của HS và giúp HS lựa chọn PP học tập phù hợp;
+ Phải thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trƣng của bài học, với đặc điểm và trình độ của HS với điều kiện cụ thể của lớp, của trƣờng và địa phƣơng để tạo cơ họi cho mọi đối tƣợng học sinh tham gia vào quá trình học tập.
+ Phải động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi HS đƣợc tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi nhu cầu hành động, và thái độ tự tin trong học tập cho HS; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng.
+ Phải thiết kế và hƣớng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tƣ duy và rèn luyện kỹ năng; hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hƣớng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
+ Phải sử dụng các PP, phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt phù hợp với đặc trƣng của các cấp, môn học, nội dung tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lƣợng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trƣờng, địa phƣơng.
+ Phải tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá việc học tập bằng các hình thức đa dạng, cung cấp thông tin phản hồi đến học sinh để giúp các em điều chỉnh việc học và GV ddieuf chỉnh việc dạy hƣớng tới mục tiêu chất lƣợng;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục:
+ Phải nắm vững chủ trƣơng đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chƣơng trình, SGK, PPDH, sử dụng phƣơng tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục để chỉ đạo, hƣớng dẫn GV, HS thực hiện đúng.
+ Phải chú trọng bồi dƣỡng năng lực sử dụng PPDH tích cực cho GV để họ làm chủ quá trình đổi mới PPDH.
+ Phải tạo điều kiện thuận lợi cho GV thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học.
+ Phải có biện pháp quản lý, chỉ đạo đổi mới phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng một cách hiệu quả; thƣờng xuyên tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy và học theo định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học; Qua kiểm tra đánh giá cung cấp thông tin phản hồi có tính xây dựng đến GV và HS kịp thời để điều chỉnh việc dạy học đúng hƣớng và hiệu quả.
+ Phải động viên, khen thƣởng kịp thời những GV thực hiện có hiệu quả phƣơng pháp dạy học , đồng thời phê bình, nhắc nhở những GV chƣa tích cực thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học .
1.3.3. Nội dung quản lý việc đổi mới PPDH của hiệu trưởng
1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH
Kế hoạch đổi mới PPDH đƣợc coi nhƣ một nhiệm vụ của năm học trong kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng. Thực hiện chức năng này, hiệu trƣởng phải tiến hành:
- Xác định các cơ sở pháp lý để xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH (Nghị quyết của Đảng, các văn bản chỉ đạo của ngành, chƣơng trình giáo dục cấp THCS, ...)
- Phân tích bối cảnh nhà trƣờng THCS để xác định cơ sở thực tiễn của kế hoạch đổi mới PPDH (điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức), làm rõ các yếu tố liên quan đến đổi mới PPDH (đội ngũ GV, HS, điều kiện CSVC...)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xác định các cơ sở lý luận phù hợp để tiến hành đôi mới PPDH (Lý luận về dạy học, PPDH, các kỹ thuật dạy học tích cực; mối quan hệ giữa PPDH và chất lƣợng dạy học...)
- Xác định mục tiêu cần đạt trong đổi mới PPDH (các mục tiêu phải đảm bảo nguyên tắc SMART- cụ thể, đo đƣợc, có khả năng thực hiện đƣợc, có tính thực tiễn, hạn định về nặt thời gian): tỷ lệ GV thực hiện đổi mới PPDH, mức độ áp dụng các PPDH tích cực...
- Lựa chọn các công việc cần làm để triển khai thực hiện đổi mới PPDH, cách làm, phân phối nguồn lực cho mỗi công việc (đa dạng về cách làm: bồi dƣỡng PPDH tích cực cho GV qua tập huấn, qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề, qua dự giờ, thao giảng, qua sáng kiến kinh nghiệm hay nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng, qua thăm quan học tập trƣờng bạn...)
- Sắp xếp các công việc theo một trình tự hợp lý, hoàn thiện và thống nhất kế hoạch để đƣa vào thực hiện.
Khi lập kế hoạch cần chú ý:
- Thảo luận thống nhất mục tiêu đổi mới PPDH trong toàn trƣờng. Xác định mục đích đổi mới PPDH là phát huy cao độ tính tích cực học tập c ủ a HS nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
- Xác định xu hƣớng đổi mới PPDH và các PPDH cụ thể cần áp dụng. - Xác định và chuẩn bị các nguồn nhân lực, vật lực cho việc đổi mới PPDH phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng.
- Thiết lập lộ trình thực hiện đổi mới PPDH cho từng giai đoạn trong một năm, các năm học tiếp theo.
Hiệu trƣởng chuyển giao kế hoạch đổi mới PPDH đến GV trong toàn trƣờng bằng nhiều con đƣờng, hình thức nhƣ đƣa vào trong nội dung họp giao ban với lực lƣợng cán bộ cốt cán của nhà trƣờng, qua các cuộc họp với Tổ CM trong các buổi họp Hội đồng GV, qua hội thảo. qua bảng thông báo...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.3.2. Tổ chức việc thực hiện đổi mới PPDH
Tác giả Thái Duy Tuyên cho rằng: “Tổ chức hoạt động đổi mới PPDH là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về đổi mới PPDH đã đề ra”[29, tr.576].
- Khi phân phối và sắp xếp các nguồn lực đƣợc tổ chức một cách khoa học và hợp lý thì với vai trò hiện thực hóa các mục tiêu chức năng tổ chức sẽ hình thành nên sức mạnh của tập thể.
- Để thực hiện đựơc chức năng quản lí này, ngƣời hiệu trƣởng cần phải xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó là làm rõ các mối quan hệ và đảm bảo sự nhận thức đúng của những ngƣời đƣợc đặt vào các vị trí khác nhau trong cơ cấu tổ chức. Đó là việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH, xây dựng đƣợc lực lƣợng GV cốt cán cho các môn học, chọn tổ trƣởng chuyên môn có khả năng điều hành, dẫn dắt các hoạt động chuyên môn của tổ trong đó có hoạt động đổi mới PPDH
- Phổ biến kế hoạch đến các đoàn thể và các cá nhân trong nhà trƣờng. - Phân công, giao nhiệm vụ theo kế hoạch cho từng cá nhân, bộ phận trong trƣờng tham gia đổi mới PPDH: có sự phân quyền, giao quyền cho các cấp tham mƣu một cách rõ ràng (Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp các tổ chuyên môn và GV thực hiện đổi mới PPDH, phó hiệu trƣởng phụ tách CSVC chịu tách nhiệm đảm bảo các điều kiện phục vụ đổi mới PPDH trong điều kiện cho phép của nhà trƣờng, các TTCM chịu trách nhiệm điều hành các GV trong tổ thực hiện đổi mới PPDH phù hợp đặc trƣng môn học, năng lực GV và đối tƣợng HS...); phải xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự (chăm lo bồi dƣỡng GV để có đủ năng lực thực hiện các PPDH tích cực) ; cơ chế hoạt động phối hợp giữa chuyên môn với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng cùng đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra; - Triển khai thực hiện các công việc theo kế hoạch: Bồi dƣỡng GV, dạy minh họa, rút kinh nghiệm, triển khai diện rộng. Tổ chức các lớp tập huấn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bồi dƣỡng PPDH tích cực nhằm trang bị cho GV những PPDH để GV có nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp. Chú ý nội dung, hình thức bồi dƣỡng, thời gian để thu hút nhiều GV và CBQL tham dự.
- Tổ chức cam kết việc thực hiện đổi mới PPDH đối với các cá nhân, bộ phận trong trƣờng. Xây dựng nhà trƣờng thành tổ chức học tập và xây dựng văn hóa chất lƣợng trong trƣờng học
1.3.3.3. Chỉ đạo, điều hành thực hiện đổi mới PPDH.
“Chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH là quá trình tác động cụ thể của HT tới mọi thành viên trong NT, nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mới