Các bƣớc tiến hành

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bn có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (Trang 48 - 50)

Lập mẫu bệnh án nghiên cứu: tất cả các bệnh nhân trong đối tƣợng nghiên cứu đƣợc ghi vào bệnh án nghiên cứu theo mẫu thống nhất.

Khai thác bệnh sử:

Tuổi, giới, nghề nghiệp.

Thời gian phát hiện bệnh: tính từ khi đƣợc chẩn đoán xác định bệnh lần đầu cho đến khi đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu.

Triệu chứng lâm sàng: cơn đau thắt ngực (hoàn cảnh xuất hiện, tính chất cơn đau, vị trí đau, hƣớng lan, thời gian kéo dài cơn đau, tác dụng của nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc trong cơn đau), khó thở (mức độ, thời gian, đáp ứng thuốc, triệu chứng kèm theo), các triệu chứng chủ quan khác.

Các yếu tố nguy cơ tim mạch: tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, tiền sử rối loạn lipid máu, đái tháo đƣờng, hút thuốc lá, nghiện rƣợu, mức độ hoạt động thể lực, chế độ ăn hàng ngày, diễn biến cân nặng.

Tiền sử cá nhân: có các bệnh lý kèm theo, thời gian phát hiện, phƣơng pháp điều trị, có các bệnh lý rối loạn đông cầm máu.

Tiền sử gia đình: có ngƣời thân trong thế hệ 1 mắc bệnh động mạch vành sớm (nam <55 tuổi, nữ <45 tuổi), tăng huyết áp, đái tháo đƣờng, đột quỵ nhồi máu não, bệnh lý rối loạn đông cầm máu, rối loạn lipid máu có tính

chất .

Sử dụng các thuốc ảnh hƣởng đến ngƣng tập tiểu cầu, các thuốc giảm đau chống viêm.

Thời gian dùng thuốc aspirin (tính theo tháng), số lần uống trong ngày, liều lƣợng aspirin, các thuốc kèm theo.

Khám lâm sàng:

Đo mạch, nhiệt độ.

Đo huyết áp động mạch bằng máy đo huyết áp đồng hồ (Nhật Bản) có đối chiếu với máy đo huyết áp thuỷ ngân. Huyết áp đƣợc đo ở cánh tay phải sau khi nằm nghỉ 10 phút trong phòng yên tĩnh, đo 2 lần và lấy trung bình cộng.

Chiều cao (m) và cân nặng (kg) đo trên cân bàn SMIC (Trung Quốc), cân chính xác đến 0,5 kg và chiều cao chính xác đến 1 cm. Đối tƣợng mặt quần áo mỏng, không đi giày dép.

Đo vòng bụng, vòng mông (cm) bằng thƣớc dây không co giãn, tính bằng cm với một số lẻ. Lấy số đo chu vi vòng bụng nhỏ nhất từ mào chậu đến rốn, bệnh nhân thở nhẹ nhàng, không thóp bụng, sai số không quá 0,5cm.

Đo vòng mông: bằng thƣớc dây không co giãn. Đo vị trí ngang qua 2 mấu chuyển lớn xƣơng đùi, tính bằng cm, sai số không quá 0,5 cm.

Cận lâm sàng:

Chụp XQ tim phổi thẳng

Đo điện tim: sử dụng máy điện tim 3 bút hoặc 1 bút của hãng Nikon Kohden, ghi điện tim đồ 12 chuyển đạo thông thƣờng.

Siêu âm tim hệ thống siêu âm - Doppler màu VIVID 7 của hãng GE HEALTH CARE (Mỹ) 2008 với đầu dò sector đa tần 2,5 - 4 MHz.

Các xét nghiệm hóa sinh, huyết học, miễn dịch làm tại khoa Huyết học

và khoa Hóa s 108 với các gia trị tham

chiếu của phòng xét nghiệm:

+ Glucose máu: bình thƣờng: 4,2 – 6,4 mmol/l. + Urê máu: bình thƣờng: 2,5 – 7,5 mmol/l. + Creatinin máu: bình thƣờng: 53 – 120 µmol/l.

: 3,8 – 5,8 T/L. + (Hb) 12-16,5 g/dL. + Hematocrit (HCT): 33-49%

: 4-10 G/L

+ Số lƣợng tiểu cầu bình thƣờng từ 150-400G/L. Giảm khi tiểu cầu <150G/L.

Tăng khi tiểu cầu >400 G/L.

+ Thời gian APTT (Activated Partial Thromboplastin Time): bình thƣờng: 30-40 giây. APTT kéo dài khi tăng hơn so với chứng 8 - 9 giây.

+ Fibrinogen: bình thƣờng 2-4 g/l, giảm khi fibrinogen <2 g/L.

+ Thời gian prothombin (PT): bình thƣờng từ 10-14 giây, PT kéo dài khi trị số này tăng hơn so với chứng >4 giây, tƣơng ứng với tỷ lệ prothrombin từ 80-100% (giảm khi PT<70%).

+ Xét nghiệm chỉ số INR: chỉ số trung bình của INR: 0,9-1,1; trên 1,7 là có giá trị chẩn đoán.

+ Bilirubin toàn phần (TP): bình thƣờng: <17μmol/L, tăng khi Bilirubin TP>18μmol/L.

Theo dõi bệnh nhân: trên hồ sơ điều trị nội trú và các lần tái khám tại bệnh viện. Các bệnh nhân nghiên cứu đều đƣợc theo dõi trên mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Thời gian theo dõi kết thúc khi phát hiện biến cố tim mạch nặng hoặc hết thời gian theo dõi của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu đề tài nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bn có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)