Phương pháp kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chứng từ sử dụng :

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch tại xí nghiệp gạch xã vũ hội - công ty cổ phần vlxd thái bình (Trang 30 - 34)

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL chính và NVL phụ. Do đặc thù của sản phẩm gạch nên NVL chiếm tỷ trọng lớn là đất sét khoảng 70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm. Căn cứ vào số lượng trên đơn đặt hàng, bộ phận sản xuất lập giấy đề nghị cung ứng vật tư, công cụ dụng cụ kiêm phiếu xuất kho tương ứng với số lượng thành phẩm. Dựa vào giấy đề nghị, thủ kho tiến hành xuất NVL,CCDC kí xác nhận và ghi vào thẻ kho.

Thủ kho gửi các chứng từ có liên quan lên phòng kế toán. Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho ghi đơn giá và tính ra tổng số tiền. Phiếu xuất kho in thành 3 liên: liên 1 lưu tại kho, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 nội vụ lưu tại phòng kế toán

Qúa trình cung ứng nguyên vật liệu:

+ Nhập kho: nguyên vật liệu, vật tư mua về nhập kho kèm theo hoá đơn. Thủ kho đối chiếu nhận vật tư theo hoá đơn cung ứng mua về. Phòng kế toán viết hoá đơn nhập kho, thủ kho nhận và nhập kho.

+ Xuất kho: căn cứ vào nhu cầu sản xuất, phòng kế hoạch viết lệnh xuất kho cho người lĩnh vật tư. Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất kho để xuất kho.

Căn cứ vào phiếu nhập - xuất nguyên vật liệu kế toán vào sổ chi tiết nguyên vật liệu phân bổ vật liệu và lập chứng từ ghi sổ hàng tháng, còn thủ kho vào thẻ kho.

Để quản lí tình hình sử dụng và cung ứng nguyên vật liệu kế toán sử dụng giá trị thực tế để hạch toán. Khi mua vật tư về nhập kho thì:

Gía vật tư thực tế nhập kho = Gía mua trên hoá đơn + Chi phí vận chuyển + Thuế (nếu có)

Theo quy định, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch lập và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm giao xuống từng phân xưởng.

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng “TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TK 621 phản ánh toàn bộ hao phí về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ... dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.

Ngoài ra Xí ngiệp sử dụng “TK 154 – chi phí SXKD dở dang” để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kì liên quan đến sản xuất, thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm.

Hiện nay, Xí nghiệp sử dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên liệu, vật liệu xuất kho trong kỳ. Theo phương pháp này , giá thực tế

Giá thực tế Số lượng Đơn giá NLVL,CCDC = NLVL,CCDC x thực tế

xuất kho xuất kho bình quân

Trong đó :

Đơn giá thực tế bình quân

= Giá thực tế tồn kho đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Ví dụ: số lượng nguyên vật liệu chính (đất sét) tồn đầu 3/2012 là 5.525,3m3 trị giá 255.659.000 đồng. Trong tháng Xí nghiệp nhập về 7.294,2m3 cho sản xuất trị giá 371.214.500 đồng. Trong tháng Xí nghiệp đã xuất kho 3.922,5m3 cho sản xuất. Cuối tháng kế toán tính ra giá trị thực tế vật liệu xuất kho:

Đơn giá thực tế bình quân = 255.659.000+ 371.214.500 = 48.900 vnđ 5.525,3m3+ 7.294,2m3

Trị giá thực tế vật tư xuất kho: 3.922,5m3 x 48.900 đ = 191.810.250 vnđ

Cụ thể công tác kế tác kế toán tập hợp hợp chi phí nguyên vật liệu tiến hành như sau:

Hàng tháng căn cứ vào kết quả sản xuất và định mức vật tư kế toán vật tư viết phiếu xuất kho vật tư cho các phân xưởng và chuyển cho thủ kho theo dõi

Xí nghiệp đã xây dựng được định mức vật tư cho sản xuất:

BẢNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ CHI SẢN XUẤT:

Vật tư Định mức cho Cần định mức Gạch 2 lỗ/1.000 viên Gạch QN/1.000 viên Đất sản xuất 1,5m3 1,65m3 Than 105 kg 115,5 kg Điện 20 kw 22kw ... ... ...

Khối lượng sản xuất 3/2012 là: + Gạch 2 lỗ: 6.125.000 viên + Gạch quay ngang: 826.000 viên

Kế toán vật tư viết phiếu xuất kho (Phụ lục: biểu 2.01) cột số lượng, đơn gía, tiền sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để tính giá trị thực tế vật tư xuất kho.

Sau khi đã lập được các phiếu xuất kho, cuối tháng kế toán tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính cho sản xuất bằng cách: căn cứ vào phiếu xuất kho vật tư dùng cho mục đích sản xuất sản phẩm nào thì phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm đó, ghi vào bảng kê xuất vật liệu (Phụ lục: biểu 2.02)

Cuối tháng căn cứ vào số liệu trên bảng kê xuất nguyên vật liệu chính kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ lục: biểu 2.03). Số liệu trên bảng kê là căn cứ ghi vào sổ chi tiết gía thành. Chứng từ ghi sổ này phản ánh số nguyên vật liệu bỏ ra để sản xuất gạch các loại.

- Đối với nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... khi xuất dùng cho sản xuất cũng được căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất trong tháng theo kế hoạch và định mức vật tư cho sản xuất kế hoạch làm đơn xin xuất vật liệu, nhiên liệu... sau đó gửi cho phòng kế toán viết phiếu xuất kho. Khi được phê duyệt, thủ kho tiến hành cân, đong, đo, đếm số vật liệu, nhiên liệu xuất. Việc phân bổ chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu cũng được tiến hành tương tự như việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

Cuối tháng căn cứ vào bảng kê xuất vật tư để lập bảng kê tổng hợp cuối tháng

(Phụ lục: biểu 2.04)

Từ số liệu trên bảng kê tổng hợp cuối tháng kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ

lục: biểu 2.05) vào sổ chi tiết chi phí cho từng loại sản phẩm (Phụ lục: biểu 2.32).

Dựa vào chứng từ ghi sổ được lập vào cuối mỗi tháng kế toán Xí nghiệp vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ (Phụ lục: biểu 2.31) và sổ cái TK 621. Sổ cái TK 621 là căn cứ để ghi vào TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” (Phụ lục: biểu 2.06)

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

- Nội dung chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: + Tiền lương chính, lương phụ của nhân công trực tiếp sản xuất.

+ Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Trong điều kiện hiện nay, khi máy móc còn hạn chế thì chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX sản phẩm. Để trả lương cho bộ phận này Xí nghiệp đã áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, tức là căn cư vào khối lượng sản phẩm hoàn thành nhân với đơn giá tiền lương của 1 sản phẩm, hàng tháng với các khoản trích theo lương Xí nghiệp tiến hành trích như sau:

Theo quy định của luật BHXH (2006) và văn bản pháp luật khác có liên quan hiện hành tỷ lệ các khoản trích theo lương là: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định tổng số phải trích là 32,5% trong đó tính vào CPSX là 24%, cụ thể:

+ BHXH: trích 24% trên lương cơ bản trong đó 17% tính vào CPSX trong kỳ, 7% khấu trừ vào lương của công nhân.

+ BHYT: trích 4,5% trên lương cơ bản trong đó 3% tính vào CPSX trong kỳ, còn 1,5% khấu trừ vào lương công nhân.

+ KPCĐ: trích 2% trên lương thực tế, khoản này tính vào CPSX trong kỳ. + BHTN: trích 2% trên lương cơ bản trong đó 1% tính vào CPSX trong kỳ còn 1% khấu trừ vào lương công nhân.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch tại xí nghiệp gạch xã vũ hội - công ty cổ phần vlxd thái bình (Trang 30 - 34)