PHẦN VLXD THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch tại xí nghiệp gạch xã vũ hội - công ty cổ phần vlxd thái bình (Trang 25 - 30)

- TK154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”

PHẦN VLXD THÁI BÌNH

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán CPSX tạiXí nghiệp gạch xã Vũ Hội – Công ty cổ phần VLXD Thái Bình Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội – Công ty cổ phần VLXD Thái Bình

2.1.1 Tổng quan về Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội

Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội trực thuộc Công ty cổ phần VLXD Thái Bình được thành lập vào tháng 2 năm 1977 có trụ sở tại xã Vũ Hội - huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình nằm cách Thái Bình 5 km về phía Tây nam có tổng diện tích 23.000m2. Với trên 30 năm kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng (gạch tuynel các loại), xây dựng cơ bản dân dụng và công nghiệp, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng để tăng trưởng phát triển kinh tế của tỉnh thành và địa phương.

Tên Xí nghiệp: Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội

Địa chỉ: xã Vũ Hội - Huyện Vũ Thư - Tỉnh Thái Bình Ngành nghề kinh doanh: sản xuất gạch xây dựng Giám đốc xí nghiệp: Lại Hợp Hoài

Tài khoản: 47110000000128 Mã số thuế: 100282645

Vốn điều lệ : 5.041.000.000 đ Số điện thoại liên hệ: 0363 638 048

Xí nghiệp là thành viên của Công ty cổ phần VLXD Thái Bình

2.1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội

Tiền thân của Xí nghiệp là Hợp tác xã thủ công Phú Mỹ, tháng 2 năm 1977 được nhập vào Doanh nghiệp Nhà nước: xí nghiệp gạch Nghĩa Chính thuộc ty xây dựng Thái Bình là phân xưởng gạch Phú Mỹ.

Năm 1992 theo Quyết định số 433/TB-UB ngày 20/11/1992 của UBND tỉnh Thái Bình và thông báo số 433/TB-DNNN ngày 17/11/1992 của Bộ xây dựng Xí nghiệp sát nhập với Công ty sản xuất kinh doanh VLXD Thái Bình nay là Công ty cổ phần VLXD Thái Bình.

Từ sau khi cổ phần (năm 2001) Xí nghiệp là đơn vị SXKD hạch toán độc lập từng phần theo phân cấp quản lý của Công ty, có con dấu riêng, tự chịu trách nhiệm về kết quả SXKD của đơn vị mình.

Trước đây, do sản xuất còn ở trình độ thủ công bán cơ giới, máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất thấp, máy tạo hình đơn giản không có khả năng sản xuất đa dạng vật liệu chủng loại. Chính vì vậy Xí nghiệp đã làm luận chứng kinh tế xin được đầu tư công nghệ lò nung tuynel. Đến tháng 10/2001 công nghệ này đã chính thức đưa vào sử dụng với với công suất đạt 15-20 triệu viên/năm. Hiện nay Xí nghiệp đã nâng công suất lên 27-30 triệu viên/năm. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp trong những năm gần đây là sản xuất vật liệu xây dựng gạch các loại nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, của các công trình trong và ngoài tỉnh. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển Xí nghiệp luôn hoàn thành kế hoạch được giao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ với công nhân viên trong Xí nghiệp và đã được UBND tỉnh, Bộ Xây dựng tặng bằng khen nhiều năm liền. Từ đó Xí nghiệp đã tiếp tục phấn đấu để đứng vững trên cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh.

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội.

Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội- Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đều chịu sự lãnh đạo thống nhất của Ban giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống công nhân viên trong Xí nghiệp, dưới giám đốc có Phó giám đốc điều hành và 4 phòng ban, có 2 phân xưởng với chức năng như sau:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp ( Phụ lục – Sơ đồ 2.1 )

- Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất của Xí nghiệp, chịu trách nhiệm về toàn bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất, là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân toàn Xí nghiệp.

- Phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc, thường trực chỉ đạo sản xuất, giải quýêt các công việc mà mình đã làm thay.

- Phòng thị trường: luôn nắm bắt thông tin về gía cả, biến động của thị trường để tìm nguồn vật tư cho sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị phần của Xí nghiệp, theo dõi sản xuất, thanh quyết toán hợp đồng kinh doanh (nếu có). - Phòng kế toán tài chính: có niệm vụ phản ánh, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu, các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực SXKD, kiểm tra việc

thực hiện các hợp đồng mua bán với khách hàng. Tập hợp các chứng từ hạch toán, kế toán toàn bộ nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh taị Xí nghiệp, cung cấp các thông tin và tham mưu cho lãnh đạo Xí nghiệp kịp thời có những quyết định chỉ đạo tới hoạt động SXKD của đơn vị.

- Phòng tổ chức – hành chính: quản lý hồ sơ toàn Xí nghiệp, thực hiện các công việc chung của văn thư, y tế, đời sống, bảo vệ, hội nghị, tiếp khách, thực hiện tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại lại lao động theo yêu cầu sản xuất.

- Phòng kế hoạch nghiệp vụ: giúp Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngắn hạn và dài hạn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất...

- Phân xưởng sản xuất gạch: thực hiện sản xuất các loại sản phẩm là gạch xây 2 lỗ, gạch quay ngang. Trong phân xưởng chia thành nhiều tổ tương ứng với các giai đoạn của quy trình sản xuất.

- Phân xưởng cơ khí phụ trợ: vận hành máy móc thiết bị, duy tu bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa thường xuyên đối với tất cả các máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ cho sản xuất và kinh doanh của Xí nghiệp.

2.1.1.3 Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp

Tổ chức bộ máy kế toán:

Bộ máy kế toán của Xí nghiệp bao gồm 5 người được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, phù hợp với quy mô, trình độ lao động và cơ cấu lao động của Xí nghiệp. Hiện nay Phòng kế toán của Xí nghiệp có 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên và 1 thủ quỹ.

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục: sơ đồ 2.2)

Do tổ chức bộ máy kế tóan theo hình thức tập trung nên mọi công tác kế toán đếu được thực hiện ở Phòng kế toán cuả Xí nghiệp, từ việc thu thập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến vệc lập báo cáo kế toán. Các phân xưởng không có tô chức kế toán riêng. Phương thức tổ chức kế toán ở Xí nghiệp có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều chịu sự điều hành trực tiếp từ một người lãnh đạo - kế toán trưởng

- Kế toán trưởng là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kế toán tài chính của Xí nghiệp, tổ chức và kiểm tra tình hình hạch toán, tình hình tài chính về vốn, huy động sử dụng vốn của Xí nghiệp. Kế toán trưởng vừa là kế toán giá thành có nhiệm vụ theo dõi tổng hợp chi phí sản xuất từ

các bộ phận khác kế toán, tính giá thành từng loại sản phẩm, xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Ngoài ra còn lập báo cáo cuối quý, cuối năm.

- Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: theo dõi tình hình nhập, xuất các loại vật liệu công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng ngày hay định kỳ kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ phải ghi các số liệu từ chứng từ vào sổ chi tiết, tính giá thành thực tế xuất kho vật tư. Cuối tháng lập Bảng tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn vật tư.

- Kế toán bán hàng và doanh thu: trực tiếp bán hàng và theo dõi kho thành phẩm và quá trình tiêu thụ sản phẩm, tổng hợp số liệu doanh thu, công nợ.

- Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao. Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, thanh tóan lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên.

- Thủ quỹ: là người quản lý quỹ tiền mặt tại Xí nghiệp, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng và chi tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng.

Chính sách kế toán mà Xí nghiệp áp dụng:

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Chế độ kế toán Xí nghiệp áp dụng: theo quyết định số 15/2006QĐ - BTC ban hành ngày 20/03/2006.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ). - Phương pháp xác định giá vốn hàng xuất kho: bình quân cả kỳ dự trữ - Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Trị giá vốn vật liệu, công cụ, sản phẩm xuất kho tính theo phương pháp đơn giá bình quân

- Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

- Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hằng năm - Kỳ kế toán : tháng

2.1.2 Đánh giá ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến kế toán chi phí sản xuất

Các nhân tố bên trong:

- Về vốn: Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội có số vốn điều lệ ban đầu là hơn 5 tỷ đồng nên các lĩnh vực sản xuất của Xí nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là sản xuất các sản phẩm phục vụ cho hoạt động xây dựng. Nhưng thị trường xây dựng có nhu cầu khá lớn với các sản phẩm do Xí nghiệp sản xuất nên việc mở rộng sản xuất của Xí nghiệp là khả quan trong tương lai. Nhưng việc mở rộng lĩnh vực sản xuất thì sẽ gây áp lực

lớn đến bộ phận kế toán vì hiện nay Xí nghiệp chưa có riêng bộ phận kế toán CPSX, do đó Xí nghiệp cần lập riêng bộ phận kế toán CPSX để thực hiện công việc tập hợp CPSX được chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.

- Về nguồn nhân lực: đội ngũ công nhân của Xí nghiệp có tay nghề khá cao, hàng năm Xí nghiệp còn tổ chức các cuộc thi tay nghề để nâng cao tay nghề cho công nhân. Công nhân có tay nghề cao thì năng suất lao động sẽ tăng, giúp tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất, từ đó sẽ không phát sinh các chi phí vượt mức bình thường sẽ giúp giảm bớt công việc kế toán CPSX. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ của Xí nghiệp – nhân viên kế toán mới chỉ có một người là trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Như vậy, cần phải nâng cao trình độ của nhân viên phòng kế toán để thực hiện tốt hơn công tác kế toán CPSX của Xí nghiệp.

Các nhân tố bên ngoài:

Nhân tố bên ngoài là các nhân tố nằm ngoài Xí nghiệp, Xí nghiệp không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến tất cả các công ty nói chung và từng lĩnh vực ngành kinh tế cụ thể. Các nhân tố bên ngoài như:

- Nhân tố Nhà nước : hệ thống pháp luật về kế toán, các chuẩn mực, chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn trực tiếp liên quan đến kế toán CPSX… tất cả những nhân tố này có tác động trực tiếp đến kế toán CPSX của Xí nghiệp. Nó quy định cách thức thực hiện kế toán CPSX, là công cụ giúp Nhà nước theo dõi tình hình áp dụng các quy định về kế toán CPSX ở các công ty sản xuất có đúng hay không. Do đó, kế toán CPSX ở các công ty cần cập nhập thông tin về các quy định của Nhà nước để thực hiện công việc kế toán của mình đúng với quy định đề ra.

- Nhân tố ngành, lĩnh vực hoạt động SXKD: lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tính trên địa bàn kinh doanh có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này nên đối thủ cạnh tranh nhiều.Tính đến ngày 31/12/2011 có gần 40 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (Theo trang www.thaibinhtrade.gov.vn của Sở thương mại Thái Bình cung cấp) như: Xí nghiệp gạch Tiền Phong, Công ty VLXD Thái Bình... chưa kể đến các nhà máy, xí nghiệp gạch ngói đồng bằng Sông Hồng. Do đó tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả trong ngành là tương đối mạnh, Xí nghiệp cần chú trọng trong việc giảm CPSX để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong ngành. Điều này đòi hỏi nhân viên kế

toán CPSX cần phải nâng cao trình độ để làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp ngày càng hoàn thiện kế toán CPSX trong Xí nghiệp.

- Thị trường vật liệu xây dựng nói chung đang gặp khó khăn mặc dù trong bối cảnh kích cầu đầu tư và tiêu dùng nhưng hiện tại sức tiêu thụ vật liệu xây dựng vẫn yếu. Các mặt hàng về gạch như: gạch xây dựng, gạch ốp lát, sàn gỗ... lượng tiêu thụ giảm mạnh so với cùng kì năm ngoái. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên thị trường đang bị chững lại, ngoài ra giá cả chất đốt cũng cao như: than cám, dầu marut (FO)...

Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi Xí nghiệp cần phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường nhiều biến động, để giữ vững và phát huy hơn thế nữa những thành quả đã đạt được.

2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch tại Xí nghiệp gạch xã VũHội – Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình Hội – Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX sản phẩm gạch tại Xí nghiệp gạchxã Vũ Hội xã Vũ Hội

- Đối tượng tập hợp CPSX của Xí nghiệp là từng phân xưởng sản xuất

- Phương pháp tập hợp CPSX sản phẩm của Xí nghiệp là cho mỗi loại sản phẩm được sản xuất và tập hợp theo 3 yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

2.2.2 Thực trạng kế toán CPSX sản phẩm gạch tại Xí nghiệp gạch xã Vũ Hội

Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

- Nội dung chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu chính: đất sét, than cám... + Chi phí vật liệu phụ: dầu trơn, dầu ma rút...

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế...nguồn nhập chủ yếu là do Xí nghiệp mua ngoài. Vì vậy việc hạch toán chính xác, đầy đủ nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất, đảm bảo tính chính xác trong giá thành phẩm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch tại xí nghiệp gạch xã vũ hội - công ty cổ phần vlxd thái bình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w