NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 82 - 130)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG HIỂU VÀ SỬ DỤNG

TỪ NGỮ CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC SINH LỚP 3

Luật giáo dục phổ cập có ghi: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục, nền tảng quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm đạo

đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu, cơ sở nền tảng cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam”.

Trẻ em không tự lớn lên giữa môi trường sống, các em chỉ có thể lĩnh hội kinh nghiệm, lĩnh hội tri thức nhờ sự chỉ bảo giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường, gia đình và xã hội giúp trẻ em nắm được ngôn ngữ dân tộc, phương thức hoạt động, lĩnh hội kiến thức, áp dụng và thực hành,…giúp trẻ có được năng lực người. Dưới sự hướng dẫn của người lớn với vai trò của nhà trường, gia đình, xã hội khiến khả năng của trẻ em ngày càng phát triển, phù hợp với sự tiến bộ của thời đại khi mà lượng kiến thức đang tăng vượt bậc, vượt qua khả năng lĩnh hội của con người.

Từ năm 2001, với quyết định của Thủ tướng chính phủ, cấp bánh thực hiện những thay đổi về giáo dục nhằm theo kịp bước tiến của thời đại mới - thế kỉ XXI, thế kỉ của một nền văn minh dựa vào quyền lực của tri thức. Thủ tướng chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và của hệ thống giáo dục - đào tạo nói chung. Đề xuất, những mong muốn nhằm tìm ra những biện pháp khắc phục. Quá trình thay đổi chương trình, phương pháp dạy học và sách giáo khoa của các cấp học tại Việt Nam đã diễn ra hơn mười năm. Sách mới đã trở thành sách cũ. Sau năm 2015 nhà nước sẽ tiến hành thay đổi nhiều mặt của giáo dục trong đó có sách giáo khoa. Việc thay đổi dựa trên yêu cầu trước mắt và lâu dài của con người và thời đại mới. Việc tiến hành khảo sát trên nhiều phương diện của lần thay đổi thứ nhất trong lĩnh vựa giáo dục 2001- 2010 đã diễn ra và có nhiều kết quả. Môn tự nhiên và xã hội lớp 3 là một môn tích hợp nhiều môn khoa học khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau của tự nhiên và xã hội. Muốn thay đổi thì việc quan trọng phải làm là kiểm tra xem mặt nào được và chưa được trong tất cả sách giáo khoa, tất cả các môn học để nhận biết được vấn đề nằm ở đâu? Để giải thích tại sao? Và lựa chọn giải pháp cuối cùng. Là một công dân của nước Việt Nam và là một giáo viên giảng dạy trực tiếp ở trường phổ thông với lĩnh vực ngôn ngữ. Học viên cũng như tất cả những người giáo viên khác mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình

vào nền giáo dục nước nhà. Chính vì vậy khi chọn đề tài này, chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu một cách nghiêm túc. Ở chương II, chúng tôi đã thực hiện khảo sát từ ngữ chuyên ngành trong sách giáo khoa và khảo sát trên thực tế khả năng tiếp nhận từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3, lứa tuổi lên 8 với số lượng 165 học sinh và 16005 lượt câu hỏi liên quan đến những từ ngữ chuyên ngành mà các em được học trong môn Tự nhiên và xã hội và đã thu được những kết quả cụ thể. Kết quả thu được đã xác định được ưu và nhược điểm cùng với những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận, sử dụng từ ngữ chuyên ngành ở học sinh lớp 3 qua môn Tự nhiên và xã hội nói riêng, học sinh tiểu học nói chung. Trên cơ sở đó đưa ra phương hướng và những đề xuất giải pháp.

3.3.1. Ảnh hƣờng của lớp từ vựng trong ngôn ngữ đối với khả năng tiếp nhận và sử dụng từ ngữ chuyên ngành

Theo Dẫn luận ngôn ngữ học của Nguyễn Thiện Giáp chủ biên, ngôn ngữ được cấu tạo bởi các lớp từ vựng như từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội hay lãnh thổ (từ địa phương, tiếng lóng, từ nghề nghiệp và thuật ngữ). Nói đến từ vựng toàn dân là những từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó vốn là từ chung cho tất cả những người nói ngôn ngữ đó, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ vựng toàn dân là hạt nhân của từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất của ngôn ngữ, không có lớp từ vựng này, ngôn ngữ không thể có được, và cũng không thể có được sự trao đổi giao tiếp với con người. Về mặt nội dung, từ vựng toàn dân biểu hiện những sự vật, hiện tượng hay khái niệm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như: mưa, gió, đỏ, đen, dài, ngắn, đi đứng, nói, cười,….ngay cả những từ được vay mượn về sau cũng mau chóng được sử dụng rộng rãi và trở thành vốn từ toàn dân như bê tông, xi măng, sơ mi, cà phê, lốp, săm,... Từ vựng toàn dân đồng thời cũng là cơ sở để cấu tạo lên lớp từ mới, làm giàu cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nói chung. Đa số các từ toàn dân là là những từ trung hòa về phong cách, tức là chúng có thể sử dụng trong các phong cách chức năng khác nhau.

Ngay cả từ ngữ chuyên ngành cũng không thể tồn tại được nếu không có các từ ngữ toàn dân đi cùng. Chẳng hạn trong câu hỏi khảo sát học sinh lớp 3: Nước Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào? (câu 15 –chủ đề Tự nhiên) hay Những hoạt động nào

sau đây là hoạt động nông nghiệp? (câu 8 – chủ đề Xã hội) Chúng ta thấy mỗi câu hỏi chỉ xuất hiện 1 từ ngữ chuyên ngành nhưng cần có nhiều từ toàn dân đi kèm mới có thể giao tiếp được với học sinh. Mặc dù hai từ ngữ chuyên ngành xuất hiện đều là những từ ngữ chuyên ngành dễ hiểu, gần gũi nhưng chỉ có câu 8 là tới 95,76% hiểu và chọn đúng còn câu 15 chỉ có 45,45% hiểu được từ nhiệt đới (nóng, ẩm, mưa) còn lại là 54,55% chọn ôn đới, hàn đới hay cả ôn đới lẫn nhiệt đới (khoanh cả hai). Do các em không hiểu được nghĩa của từ ngữ chuyên ngành chỉ khí hậu: hàn đới, nhiệt đới và ôn đới. Cứ những câu nào mà nhiều từ toàn dân hoặc gần gũi dễ hiểu thì các em trả lời đúng ở mức độ cao.

Khác với từ vựng toàn dân, từ ngữ chuyên ngành bộ phận từ vựng đặc biệt của ngôn ngữ, bao gồm những từ và cụm từ cố định là tên gọi chính xác của những khái niệm và và những đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của con người. Mọi từ trong ngôn ngữ đều liên hệ với khái niệm nhưng ý nghĩa từ vựng của các từ thông thường không đồng nhất với khái niệm mà nó gọi tên, trong khi đó từ ngữ chuyên ngành phụ thuộc chặt chẽ vào các khái niệm của một ngành khoa học nào đó. Cho nên ý nghĩa của từ vựng của các từ toàn dân có thể được giải thích phần nào phụ thuộc vào mẫn cảm chủ quan của nhà ngôn ngữ, còn nội dung của từ là toàn bộ những định nghĩa logic của khái niệm dành cho nó. Chỉ cần chệnh đi một chút đã không đúng. Chính vì vậy học sinh lớp 3 với khả năng tri giác còn thiên về trực quan đã không phân biệt được đặc trưng của chim và thú, thú nhà, thú rừng. Các em xếp cả gà vịt, ngỗng, chim bồ câu vào thú nhà. Thậm chí có em còn chọn thú có lông vũ, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Kết quả khảo sát cho thấy những phần trong chủ đề dày đặc từ ngữ chuyên ngành như chủ đề sức khỏe và con người, Mặt Trời và Trái Đất trong chủ đề tự nhiên có phần trả lời sai nhiều nhất và không được các em yêu thích với lí do đơn giản:

không hiểu, không biết chiếm tới 59,40% cho phần Cơ quan tuần hoàn, 57,57% cho cơ quan bài tiết, 60% cho cơ quan thần kinh, 54,55% cho Mặt trời và Trái Đất.

3.3.2. Lƣợng từ ngữ chuyên ngành trở nên quá tải và chuyên sâu đối với nhận thức của lứa tuổi lên 8

Chúng ta dễ dàng nhận thấy tri giác của học sinh tiểu học mang tính không chủ định, có tính chất đại thể ít đi sâu vào chi tiết. Khả năng phân tích vấn đề một cách có

tổ chức và sâu sắc ở học sinh lớp 3 còn yếu. Khả năng nhận biết nghĩa của từ đối với các em không được chú tâm. Trong bước đầu của việc khảo sát, sau khi 20 học sinh lớp 3 tiến hành chép xong truyện cười trong chương trình môn Tiếng Việt với các từ ngữ thông thường, những em viết nhanh nhất xung phong lên kể lại truyện: Dại gì mà đổi. Trong 4 học sinh, có tới 3 em nhầm từ nghịch ngợm trong câu “Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con nghịch ngợm đâu, mẹ ạ” thành “Vì chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một đứa con đâu, mẹ ạ”. Đây là hai từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau “hư” dùng chỉ tật xấu, tính xấu khó sửa, “nghịch ngợm”: hay nghịch, thích nghịch (chỉ những trẻ con) chơi đùa những trò đáng lẽ không nên hoặc không được phép có thể gây nguy hại như nghịch dao, nghịch nước, nghịch ấm chén,…Sau khi em đầu tiên nhầm lẫn, học viên giải thích cho các em sự khác nhau giữa hai từ này. Các em nghe rất chăm chú nhưng khi lên kể vẫn tiếp tục nhầm. Học viên tiếp tục giải thích lại, lấy ví dụ minh họa như trên nhưng sau 3 em nhầm còn 4 em khác vẫn không phân biệt được. Cho các em nhớ và viết lại truyện Dại gì mà đổi (đã xóa truyện viết trên bảng) thì nhiều em vẫn tiếp tục nhầm từ, có em viết đúng từ

nghịch ngợm nhưng trước từ nghịch ngợm có từ bị gạch. Truyện cười được đưa ra để khảo sát bước đầu chỉ gồm những từ ngữ toàn dân nhưng các em vẫn gặp rắc rối với hai từ hư và nghịch nghợm. Vốn kiến thức và tư duy đơn giản khiến các em luôn gặp khó khăn trong việc giải nghĩa từ dù đó là những từ toàn dân. Chính vì vậy các em gặp nhiều khó khăn khi phân biệt từ ngữ chuyên ngành na ná giống nhau hoặc khác nhau một vài điểm như hành tinhvệ tinh, lông mao - lông vũ trong chủ đề Tự nhiên, hay bị lẫn khi giải thích hoạt động của hai hệ tuần hoàn lớn nhỏ trong chủ đề Con người và sức khỏe. Không nhớ được vòng tuần hoàn lớn nhỏ khi chỉ lại trên sơ đồ. Không phân biệt được điểm khác nhau giữa động mạch tĩnh mạch,… Việc thực hiện ngay tại lớp chỉ có mấy học sinh giỏi, còn lại đều ngắc ngứ hoặc chỉ lung tung. Chỉ đến cuối năm, với bài khảo sát tổng hợp cho thấy hầu như không nhớ gì. Điều này là do sự phát triển nhận thức của lứa tuổi chưa đủ khả năng để phân tích đối tượng trong một chỉnh thể. Mà đối tượng được đưa ra đối với các em hoàn toàn mơ hồ vì quá trừu tượng. Kết quả trong những câu khảo sát như trên số học sinh chỉ đạt 20% còn 80% học sinh không phân biệt được từ ngữ được đưa ra trong sách giáo

khoa. Khi cho các em cả 3 câu trả lời lựa chọn hoàn toàn khác biệt nhau, dễ nhận biết để chọn lấy một câu đúng nhưng vẫn có tới 80% học sinh chọn sai.

Việc lựa chọn và đưa những thuật ngữ khó ngay cả với người lớn vào chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3 là quá tải đối với học sinh, không phù hợp với lứa tuổi. Giáo viên giảng với học sinh qua sách giáo khoa, học sinh liên kết với đối tượng được nói đến cũng qua sách giáo khoa. Trong các yếu tố quan trọng về giáo dục thì sách giáo khoa là quan trọng nhất.

Tư duy của học sinh ở lứa tuổi lớp 3 còn ở những giai đoạn thao tác cụ thể. Việc ghi nhớ các tài liệu chứ đựng từ ngữ trừu tượng vẫn còn dựa trên tài liệu trực quan hình tượng chưa kể đối với lượng từ chuyên ngành khó xuất hiện liên tiếp khiến các em bị rối tự loại bỏ từ, điều đó thậm chí xảy ra cả ở học sinh khá giỏi chứ chưa nói đến học sinh trung bình và yếu với tư duy còn chậm hơn các em khá giỏi vài bậc. Chưa kể đến việc, ở lứa tuổi lớp 3, khối lượng chú ý không lớn lắm thường chỉ hạn chế ở hai ba đối tượng ở trong cùng một thời gian. Chú ý của các em dễ bị phân tán, dễ quên những điều cô giáo dặn hay bỏ sót chữ cái trong từ hoặc câu khi viết. Ngay ở lớp 3, các em học một môn học thưởng thức mà toàn những nghiên cứu về các cơ quan của cơ thể với những từ ngữ chuyên ngành theo kiểu theo đúng lối viết của y học: giải phẫu người hay bệnh học.

Môn Tự nhiên và Xã hội với 3 chủ đề chính và 70 bài kể cả ôn tập tạo cảm giác các em khi học xong có thể biết tất cả những điều cơ bản đời sống xung quanh. Từ trong cơ thể mình có gì, hoạt động ra sao, vận chuyển lưu thông máu thế nào, học triệu chứng và cách chữa và phòng chống bệnh lao, thấp tim đến cảm lạnh hay ho hoặc sốt thậm chí là những khái niệm trừu tượng khó hiểu với hệ mặt trời, các hành tinh, vệ tinh (Mặt Trăng), đến mặt đất với các châu lục, lục địa, đại dương các đới khí hậu,cao nguyên, núi đồi rồi trái đất quay thế nào ra giờ ra ngày, ra năm, phân biệt, nhận biết côn trùng với các chân đốt, học về loài có xương sống hay không xương sống, lông mao hay lông vũ, thú hay chim, cây rễ chùm hay rễ cọc, thân gỗ hay thân thảo thậm chí là vẽ phả hệ gia đình ba thế hệ khiến những học sinh mới 8 tuổi còn đang sai lỗi chính tả hay tự viết đoạn văn 7 câu mất cả tiếng gặp khó khăn. Lượng kiến thức quá tải và uyên bác khiến một môn học mang tính thưởng thức đầy thú vị

thậm chí không phải thi học kì trở nên không hấp dẫn. Khi khảo sát thái độ của các em với các môn học trong chương trình lớp 3, số học sinh yêu thích môn Tự nhiên và xã hội đứng ở mức thấp nhất. Khi được hỏi lí do, các em đều chỉ ra lí do giống nhau chỉ qua một vài từ: khó, không hiểu, không biết. Chính vì việc không hiểu hoặc lơ mơ về đối tượng được đưa ra với lượng trông tin trừu tượng không thích hợp với mức độ tư duy của lứa tuổi lên 8 khiến các em không quan tâm đến môn học của mình.

3.3.3. Ảnh hƣờng của nhân tố trƣờng học

Xã hội mới đòi hỏi có một nhà trường mới, luận điểm dĩ nhiên ấy, nói lên thì dễ nhưng suy nghĩ cho ra và thực hiện được một nhà trường mới lại rất khó. Có thể nói, những nhược điểm của nhà trường hiện nay là do tiếp tục thực hiện một nhà trường cũ trong xã hội mới. Nếu có thay đổi hầu hết chỉ thay đổi về cái vỏ bên ngoài tức mặt vật chất. Nếu so sánh nhà trường xưa và nay thấy rằng, xã hội xưa ít biến động, cuộc sống đời này qua đời khác ít thay đổi. Từ đời nhà Lý sang đời nhà Lê, mấy thế kỷ trôi qua, triều đại này tiếp nối triều đại khác nhưng cuộc sống xã hội, từ cách cày bừa dệt vải, làm nhà đến các phong tục tập quán trong làng xóm cũng không khác bao nhiêu.

Kinh nghiệm nghề nghiệp, nếp sống thói quen hàng ngày được ông bà, cha mẹ đúc kết lại và truyền thẳng cho con cháu; tri thức và đạo lí được cô đúc lại trong những sách vở kinh điển. Nhà trường không có nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp mà chủ

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 82 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)