Giải thích từ ngữ chuyên ngành trong sách giáo viên

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 63 - 65)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2.Giải thích từ ngữ chuyên ngành trong sách giáo viên

Ở môn Tự nhiên và Xã hội việc giải thích nghĩa của từ ngữ chưa được quan tâm đúng mức từ sách giáo khoa đến sách giáo viên. Sách giáo viên chỉ đưa ra hướng dẫn phương pháp giảng dạy hay trò chơi hỗ trợ cho học tập mà chưa quan tâm đến việc giải thích từ ngữ chuyên ngành đầy đủ, có hệ thống cho các bài. Điều này có thể ảnh hưởng đến các truyền đạt kiến thức của giáo viên và cách tiếp nhận của học sinh.

Sách giáo viên là sách đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy và học. Ngay qua phần khảo sát học viên cũng nhận thấy sách giáo khoa gồm 132 trang chưa kể bìa còn sách giáo viên gồm 160 trang trong đó khoảng 20 trang đầu không thuộc nội dung hướng dẫn. Nội dung các bài hướng dẫn còn sơ sài. Lượng thông tin cần và đủ chưa có. Đối chiếu với sách giáo viên Toán và Tiếng Việt thì thấy hoàn toàn trái ngược. Sách giáo viên phải đạt tiêu chuẩn về nội dung, những kiến thức mang tính nền tảng cơ bản chuẩn xác, nội dung kiến thức nên mở rộng hơn.

Hầu hết sách giáo viên chú ý đến việc hướng dẫn phương pháp và trò chơi nhưng cả hai việc trên cũng đơn giản. Khi hướng dẫn giáo viên giảng bài bằng cách đề nghị giáo viên gọi học sinh lên bảng chỉ bộ phận của cơ quan hô hấp, hai bạn đặt câu hỏi cho nhau:

Học sinh A: Đố bạn biết mũi dùng làm gì?

Học sinh B: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì? Học sinh A: Phổi có chức năng gì?

Sau đó sách giáo viên yêu cầu giáo viên giúp học sinh hiểu cơ quan hô hấp và chức năng hô hấp mà không giải thích gì thêm, ngay phần kết luận thì mơ hồ như thế này: Mũi và khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí [tr.21].

Trong sách giáo khoa có nội dung gì, sách giáo viên nói thế, chỉ đôi khi giải thích thêm nhưng không đáng kể. Chủ yếu trong sách giáo viên chỉ hướng dẫn đặt câu hỏi, rồi hướng dẫn trò chơi mà không chú ý đến mặt giải nghĩa từ cho chính xác. Từ ngữ chuyên ngành đưa ra cần phải giải thích, cần phải hiểu chứ không nên để học sinh nhận biết mặt chữ rồi thôi. Như thế học sinh khó mà nhận biết hay sử dụng từ ngữ cho đúng vì không biết từ đó mang nghĩa gì. Chính vì vậy khi yêu cầu các em

giải thích từ, có những em giải thích ở mức độ đáng lo ngại như sau: hành tinh: một quả cầu có nhiều nước hay: hành tinh giống hố đen; thú rừng: ăn thịt người hoặc tối nghĩa như thú nhà: trông nhà, có ai tới sủa là dậy ngay; cơ quan tuần hoàn: là cơ quan chạy khắp cơ thể; nhiệt đới: hình tròn; động mạch: hình tròn, có lỗ,…

Người thầy cần có sách giáo viên đạt tiêu chuẩn, cung cấp lượng kiến thức rõ ràng thì mới có thể đưa ra cách giải thích đơn giản, dễ nhớ. Thực tế cho thấy, sách giáo khoa đưa ra một vấn đề nào đó nhưng lại có rất ít thông tin đi kèm (chủ yếu là kênh hình). Sách giáo viên sơ sài chứa đựng quá ít thông tin cần thiết cho lượng kiến thức mà học sinh cần nhận, cần hiểu.

Học sinh thắc mắc tại sao từ Mặt Trăng được viết hoa (việc viết hoa không nhằm mục đích nhấn mạnh mà sách giáo khoa muốn mang một hàm ý khác). Từ Mặt Trăng được viết hoa được nhắc đi nhắc lại trong bài 62: Ngay cả việc từ Mặt Trăng đươc viết hoa cũng gây khó dễ, khiến học sinh lớp 3 gặp rắc rối khi tư duy về chính tả. Chúng tôi đã tìm hiểu sách giáo viên nhưng không thấy có giải thích lí do cụ thể. Sau khi tìm hiểu về từ vệ tinh chúng tôi phát hiện ra tại sao từ Mặt Trăng lại được sách giáo khoa viết hoa: khi Mặt Trăng được viết hoa dùng chỉ mặt trăng là vệ tinh

duy nhất quay quanh trái đất. Còn khi không viết hoa mặt trăng mang hàm ý chỉ: Một vệ tinh tự nhiên (hay vệ tinh thiên nhiên, hay còn gọi là mặt trăng khi không viết hoa), có thể là bất kỳ một vật thể tự nhiên nào quay quanh một hành tinh hay tiểu hành tinh. Từ ngữ vệ tinh tự nhiên cũng có thể được dùng để chỉ một hành tinh quay quanh một ngôi sao, như trong trường hợp Trái Đất và Mặt Trời. Sách giáo khoa viết hoa từ Mặt Trăng để mang hàm ý này, đây là cách viết khoa học, rõ và an toàn nhưng gây rắc rối cho học sinh và không giải thích gì trong sách giáo viên để giáo viên để giải đáp cho các em khi các em thắc mắc vì viết hoa hay không viết hoa ở cấp tiểu học liên quan đến đúng sai về mặt chính tả, nên sau này khi viết hoa từ mặt trăng theo nghĩa của từ ngữ thông thường các em thường bị trừ điểm chính tả.

Khi được yêu cầu giải thích từ vệ tinh các em không một ai nhớ đến việc mặt trăng là vệ tinh trong bài vừa học. Có một em ghi: lơ lửng trong vũ trụ, một em nữa ghi: hình đĩa bay, còn lại ghi từ em không biết vào phần giải thích. Mặt Trăng là vệ tinh của trái đất nhưng sách giáo khoa quên mất một từ đi kèm: Mặt Trăng là vệ tinh

tự nhiên của trái đất để phân biệt với vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên. Từ này có được ghi trong sách giáo viên. Thật đáng tiếc chỉ quan tâm đến việc đưa ra phương pháp dạy học và các trò chơi mà không để ý đến việc giải nghĩa từ, một khâu quan trọng để học sinh tiếp nhận và sử dụng tốt từ ngữ chuyên ngành.

Việc không giải thích hay giải thích sơ sài khiến học sinh gặp khó khăn cho học sinh trong việc hiểu từ. Học sinh lớp 4 có khá hơn, biết vệ tinh luôn phải ở…trên trời: là những thứ quanh một hành tinh nào đó/ là một thứ bay ở ngoài không gian để do thám các hành tinh khác để gửi về trái đất/ được phóng lên một nơi cao cao dùng để quan sát/ là một bộ máy khoa học bay ngoài trái đất để quan sát vật thể/ là một loại máy móc, đặt ở không gian, dùng để theo dõi các sự vật/ một cái máy dò tín hiệu, tìm địa điểm,…và ở trên trời để truyền sóng cho truyền hình…Chỉ duy nhất là “những thứ quanh một hành tinh nào đó” còn xa xôi gợi nhớ đến vệ tinh Mặt Trăng, còn lại đều nói đến vệ tinh nhân tạo được phóng lên không gian bởi con người mặc dù từ ngữ diễn giải nôm na nhưng đủ bản chất. Vệ tinh nhân tạo không được học nhưng dễ hiểu, dễ nhớ vì hay được nhắc hay nói đến. Theo dõi sách giáo khoa cho đến hết lớp 5, từ vệ tinh (Mặt Trăng) chỉ xuất hiện xuất hiện ở sách Tự nhiên và xã hội lớp 3.

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 63 - 65)