Giáo dục và những vấn đề của giáo dục

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 26 - 34)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.2.1. Giáo dục và những vấn đề của giáo dục

1.2.1.1.Giáo dục là gì?

Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học.

Về mặt từ nguyên, "education" trong tiếng Anh có gốc La-tinh (nuôi dưỡng, nuôi dạy) gồm ēdūcō ("tôi giáo dục, tôi đào tạo"). Trong tiếng Việt, "giáo" có nghĩa là dạy, "dục" có nghĩa là nuôi (không dùng một mình); "giáo dục" là "dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí - dục, đức - dục, thể - dục”.

Giáo dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những truyền thống giáo dục từng tồn tại trước đó. Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này. Ở những xã hội tồn tại trước khi có chữ viết, giáo dục được thực hiện bằng lời nói và thông qua bắt chước. Những câu chuyện kể được tiếp tục từ đời này sang đời khác. Rồi ngôn ngữ

ra đời và phát triển thành những chữ và ký hiệu trở thành phương tiện tối ưu của giáo dục. Từ khi có ngôn ngữ chiều sâu và độ rộng của kiến thức có thể được bảo tồn và trao truyền gia tăng vượt bậc. Khi các nền văn hóa bắt đầu mở rộng kiến thức vượt quá những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, đổi chác, kiếm ăn, thực hành tôn giáo, v.v..., giáo dục chính quy và việc đi học cuối cùng diễn ra.

1.2.1.2. Những vấn đề được đặt ra cho giáo dục thế kỉ XXI

- Quan điểm giáo dục tiến bộ của John Dewey và tầm ảnh hưởng

, không thể nói một câu tiếng Anh một cách chuẩn xác,... Đây là vấn đề được đặt ra cho toàn xã hội về sự chênh lệch giữa lí thuyết và thực hành.

Dewey ( –

, người đã có những đóng góp mang tính quyết định cho sự phát triển của giáo dục tiến bộ ở thế kỉ XXI.

Chủ nghĩa Thực dụng hay còn gọi là Chủ nghĩa Hành động do nhà toán học người Mỹ tên Charles S. Peirce (1839-1914) khởi xướng. Người thứ hai đóng góp lớn lao cho Chủ nghĩa Thực Dụng là William James (1842-1910), một nhà tâm lí học sau trở thành triết gia. Sau cùng là John Dewey, triết gia và nhà giáo dục (1859-1952). John Dewey phát huy và áp dụng Chủ nghĩa Thực dụng, sau này được gọi là Pragmatism trong nền giáo dục Hoa Kỳ, và còn được gọi là Chủ nghĩa Công cụ (intrumentalism) hay Thực nghiệm (experimentalism).

. John

.

Trẻ em là trung tâm. Giáo dục không phải là việc dạy của người thầy, giáo dục là việc học

: “Trường học là của trẻ em chứ không phải của người lớn”.

Ông Lý Hiển Long của đảo quốc Singapore có tiếng là kỷ luật khắt khe thế mà ngay khi nhậm chức Thủ tướng vào năm 2004 đã chỉ thị cho ngành giáo dục Singapore: "Các thầy cô hãy bớt dạy đi, để cho học sinh chúng học nhiều hơn".

John Dewey cũng

- .

.

Trước khi Chủ nghĩa Thực dụng ra đời, nền giáo dục của Mỹ chịu ảnh hưởng bởi triết lí giáo dục của Âu châu phát xuất từ Chủ nghĩa Lý tưởng và Duy thực. Khi

Chủ nghĩa Thực dụng được áp dụng làm nền tảng cho triết lí giáo dục, nền giáo dục của Mỹ đã tách sang hướng khác và mang rõ nét đặc thù của người Mỹ: thực tế và thực dụng. Đó cũng là lý do Chủ nghĩa Thực dụng và Phương pháp Tư duy Toàn diện của John Dewey vẫn được giảng dạy và áp dụng trong học đường của Mĩ, mặc dù từ hậu bán thế kỷ 20 quốc gia này đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc cải cách giáo dục. Phương pháp Tư duy Toàn diện không chỉ là một phương pháp “học và hành;” nó còn là một cách sống vì, như một tác giả đã nói: “Đời là một chuỗi các vấn đề” mà con người phải giải quyết để tồn tại và phát triển. Còn với người Việt Nam chúng ta, chẳng phải ông bà ta thường bảo “Học đi đôi với hành” đấy sao! Trong nhiều năm gần đây, khi đi học tập huấn giáo viên đầu năm học, bao giờ vấn đề quan trọng cũng được nhắc đến: lấy học sinh làm trung tâm, dạy và học nhằm phát triển năng lực vốn có của học sinh, để làm sao kiến thức được học luôn song hành cùng cuộc sống. Thầy giáo với vai trò là người hướng dẫn các em trên con đường học tập. Chúng ta đang đổi mới, đang thay đổi theo xu hướng của thời đại.

Thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của một nền văn minh dựa vào quyền lực tri thức, giáo dục vừa phải dạy tri thức vừa phải dạy công nghệ (cách làm), làm sao trong dòng thông tin ngày càng đầy ắp mà mỗi con người, mỗi cộng đồng vẫn phát triển, đủ sức đứng được trong xã hội đó. Báo cáo “Học tập: của cải nội sinh” của UNESCO viết: “Giáo dục, như trước đây, phải thường xuyên cung cấp những bản đồ của toàn cục thế giới luôn náo động và phải cung cấp la bàn tìm đường đi trong thế giới đó. Dạy và học ở trường là dạy và học cả tri thức, kĩ năng và thái độ để sao ra đời vừa làm việc, vừa tiếp tục học suốt đời mới thích nghi với thế giới phong phú, luôn biến đổi và phụ thuộc lẫn nhau. Tinh thần cơ bản ở đây là học tập và ứng dụng vào cuộc đời, biết và làm, như nguyên lí giáo dục của chúng ta đã khẳng định. Giáo dục giúp mỗi người chúng ta phát hiện ra và làm giàu tiềm năng sáng tạo của bản thân- năng lực nội sinh của mỗi người, đó là vốn liếng làm cho con người trở lên giàu có”.

Nhà trường cần dạy cho học sinh ngay từ nhỏ có được phương pháp học tập và chừng nào đó cả phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong thời đại cách mạng thông tin, nhất là vô tuyến truyền hình đã có trong mọi gia đình, lại càng phải dạy trẻ biết tập

trung chú ý vào học tập, ghi nhớ và tư duy. Đây là ba loại công cụ tâm lí rất cơ bản để đảm bảo việc học tập trong nhà trường đạt kết quả và cũng là các phương pháp rất cơ bản để học tập, lao động và sáng tạo. Ngày nay cần quan niệm rằng, giáo dục trong nhà trường chỉ được coi là có kết quả khi nó tạo được cơ sở và động lực cho người học yêu thích, tiếp tục học tập, rèn luyện suốt đời.

UNESCO lưu ý giáo dục các nước cần chú ý trong nội dung giáo dục phải mang lại cho người học vốn văn hóa khoa học. Vấn đề này thường được giải quyết dưới góc độ của việc gắn học và làm, lí thuyết và thực hành. Các nước trong thời gian tới phải giáo dục những con người có tinh thần và khả năng canh tân, sáng tạo.

Cũng trong báo cáo “Học tập: của cải nội sinh”, UNESCO đã nêu lên những vấn đề bức thiết mà giáo dục sắp tới phải đương đầu, giải quyết:

- Quan hệ giữa cái truyền thống và hiện đại: làm sao để tiến lên cập nhật với thế giới đầy biến động, những thay đổi trong cuộc sống, những tiến bộ khoa học kĩ thuật mà không quay lưng lại với quá khứ, mỗi người phát huy tự chủ mà không hạn chế người khác tự do phát triển.

- Quan hệ giữa lâu dài và trước mắt: đây là vấn đề muôn thủa của giáo dục, nhưng ngày hôm nay nó nổi lên rõ nét. Phải dạy cái gì, dạy thế nào để đáp ứng yêu cầu tạm thời lẫn yêu cầu lâu bền, yêu cầu trước mắt và lâu dài, làm sao cân đối thỏa mãn cung cấp một khối lượng thông tin đồ sộ và nhu cầu đời sống tình cảm. Biết bao nhiêu vấn đề người dân đòi hỏi phải đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, trong khi đó nhiều vấn đề về chính sách giáo dục thực tế lại đòi hỏi phải kiên trì bàn định, trao đổi kĩ lưỡng rồi mới cải cách. Giáo dục là vấn đề trọng đại của ngày hôm nay và ngày mai.

- Quan hệ giữa khối lượng tri thức ngày càng tăng quá nhanh

con người: Chắc chắn là không thể tăng số bộ môn lên tương ứng được mà buộc chúng ta phải làm các chương trình bộ môn hợp lí, biết lựa chọn, đặc biệt đảm bảo tính cơ bản của nền giáo dục cơ sở, dạy cho trẻ em biết cách sử dụng tri thức thông qua thực nghiệm, phát triển nhân cách văn hóa để nâng cao cuộc sống của bản thân.

Vấn đề được tổ chức UNESCO đặt ra đều xoay quanh vấn đề quan trọng của giáo dục: Trẻ em là trung tâm, học phải gắn liền với thực tiễn của xã hội của thời đại, dạy cho trẻ em cách sử dụng tri thức thông qua thực nghiệm, học tập phải gắn liền với tư duy,…những quan điểm đó xuất phát từ quan điểm tiến bộ của John Dewey triết gia và nhà giáo dục nổi tiếng với các cương lĩnh “giáo dục tức là cuộc sống”, “nhà trường là xã hội”, “lấy học sinh làm trung tâm” , “học bắt đầu từ làm”. Trào lưu cải cách giáo dục ở châu Âu kết hợp với cuộc vận động giáo dục tiến bộ ở Mỹ, tiêu biểu là John Dewey đã hình thành một trào lưu cải cách giáo dục mạnh mẽ, rầm rộ ở các nước Âu, Mỹ suốt thế kỷ XX bị sao nhãng bởi chiến tranh thế giới thứ hai và tiếp tục sau thế chiến,tiếp tục ở thời gian chiến tranh lạnh với cải cách quan niệm và kĩ thuật xây dựng chương trình, thiết kế lại hệ thống các môn học, đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học “hướng vào học sinh”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở người học.

Nhận ra vấn đề bức thiết về giáo dục, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định về chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010.

Chiến lƣợc phát triển của giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XXI

Tại Đại hội đồng UNESCO lần thứ 27 các báo cáo nói nhiều đến vai trò quan trọng của giáo dục thế kỉ XXI là tiến tới một thế giới tốt đẹp hơn; vai trò giáo dục là phát triển tiềm năng của con người; giáo dục là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để chúng ta cần tiến bước vào tương lai,…

Các nước phát triển cuối những năm chín mươi của thế kỉ XX đã chuẩn bị xong về chiến lược và thử nghiệm cho sự phát triển giáo dục để đón đầu thế kỉ XXI. Ở nước ta, ngày 28/12/2001, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 201/2001/QĐ-TTg về chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, trong phần mục tiêu có ghi: “Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu so với các nước phát triển trên khu vực.

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội nực phát triển giáo dục”.

Một số nhiệm vụ trước mắt của ngành giáo dục

- Phát triển giáo dục toàn diện.

- Xây dựng nền giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” Chuẩn hóa bao gồm chuẩn hóa chương trình, nội dung giảng dạy, sách giáo khoa, giáo trình và quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục – đào tạo.Đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng của giáo dục là con người và nguồn nhân lực; chuẩn hóa về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp, các trang thiết bị dạy và học cho tất cả các cấp học, bậc học.

Hiện đại hóa giáo dục hiểu theo nghĩa nội tại của ngành là cập nhật với thời đại ngày nay, hiện đại hóa nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, trong đó đưa những nội dung mới phản ánh những thành tựu mới nhất của văn hóa, khoa học. Đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo phù hợp với xu thế hiện đại và hiện đại hóa các phương tiện dạy và học, tăng cường các thiết bị thông tin, viễn thông.

Xã hội hóa giáo dục là huy động toàn lực lượng của toàn xã hội cùng tham gia.

Một số giải pháp phát triển giáo dục của nhà nước đối với bậc học phổ thông

Ngày 09 tháng 12 năm 2000 Quốc hội đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2001 - 2010 đã nêu rõ việc "khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêucầu phát triển mới''.

Để việc thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt kết quả tốt, tạo ra sự chuyển biến quan trọng về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng và của hệ thống giáo dục - đào tạo nói chung.

Mục tiêu của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là:

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương và gia đình; tinh thần tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật; tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập thân,lập nghiệp.

- Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.

- Tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông,chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội.

Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông cần đảm bảo những nguyên tắc sau:

- Quán triệt các mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các cấp học, bậc học quy định trong Luật Giáo dục.

- Đảm bảo tính hệ thống, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Bảo đảm thống nhất về chuẩn kiến thức và kĩ năng, tăng cường tính liên thông với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục sau trung học, đồng thời có các phương án áp dụng chương trình, sách giáo

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)