Việc giải thích từ ngữ chuyên ngành theo sách giáo khoa

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 61 - 63)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1.Việc giải thích từ ngữ chuyên ngành theo sách giáo khoa

Trong quả trình khảo sát chúng tôi nhận thấy sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội không giải thích theo lối từ điển khi có từ ngữ chuyên ngành khó xuất hiện. Việc giải thích theo cách này chỉ được thực hiện ở sách giáo khoa Tiếng Việt, trong các bài tập đọc.

Việc tiến hành giải thích từ ngữ chuyên ngành ở sách giáo khoa Tự nhiên và xã hội lớp 3 thường theo những cách sau:

- Giải thích bằng cách diễn tả chính đặc điểm của từ: Ví dụ: Vòng tuần hoàn lớn: đưa máu chứa nhiều khí ô xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.

- Giải thích bằng cách nhận biết: Ví dụ: Lao là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Đây là cách giải thích tưởng chừng đơn giản nhưng không đầy đủ và chưa rõ ràng, thiếu tính khoa học.

Việc giải nghĩa từ cần được qua tâm vì nhiều từ đã ở mức chuyên sâu như các từ ngữ chuyên ngành trong chủ đề Con người và sức khỏe hay ở chủ đề Tự nhiên phần Mặt Trời và Trái đất. Việc hạn chế bớt các từ ngữ thông thường đi kèm với từ ngữ chuyên ngành đã khiến từ ngữ chuyên ngành càng trở lên khó hiểu hơn đối với lứa tuổi lớp 3. Việc xuất hiện thêm nhiều tranh ảnh là rất tốt vì học sinh tiểu học vốn tư duy hình tượng, cần dựa vào hình ảnh thực để nhận ra vấn đề nhưng hạn chế bớt những từ ngữ thông thường vốn đi kèm với từ ngữ chuyên ngành nhằm mô tả và giải thích một cách gián tiếp đã khiến học sinh gặp trở ngại với nhận thức ở lứa tuổi của các em.

Điều đặc biệt cần phải lưu tâm là các từ ngữ chuyên ngành khi đưa ra đều phải giải thích nghĩa từ một cách rõ ràng và cụ thể. Ở phần động vật có những từ ngữ được coi là khó đối với các em 8 tuổi. Sách giáo khoa chỉ cung cấp từ và sách giáo viên cũng không có thêm thông tin để giáo viên có thể giải thích rõ về lớp từ ngữ này cho học sinh. Nếu có những từ mang tính chất khái niệm cần phải giải thích cụ thể và dẫn chứng đi kèm với lời giải thích. Không phải học sinh có thể nhớ được tất cả, các em nghe, hiểu thì việc lưu giữ sẽ bền hơn và sử dụng chính xác. Sách giáo khoa đưa ra những từ ngữ chuyên ngành như: động vật, loài, thú, chim, cá, côn trùng, có xương sống, không xương sống, có vỏ cứng (giáp xác), lông mao, lông vũ, thú nhà, thú rừng nhưng chưa giải thích theo lối tư duy khoa học, nếu có giải thích trong sách giáo khoa thì cách giải thích từ được đặt rời rạc không mang tính hệ thống và chỉ mang tính chất giới thiệu.

Điều rất dễ nhận thấy là ngay sách giáo khoa để hạn chế bớt chữ trong kênh chữ đã giải thích cơ bản theo lối lấy từ chuyên ngành giải thích từ chuyên ngành. Sách Tiếng Việt ở bậc tiểu học là sách có nhiều ưu điểm về giải thích từ ngữ. Việc giải nghĩa từ được thực hiện từ sách giáo khoa đến sách giáo viên. Hệ thống các ví dụ, dẫn chứng được đưa ra cụ thể, rõ ràng ngay trong sách giáo viên. Nếu để có kiến thức cơ bản để giảng giải cho học sinh, giáo viên hoàn toàn có thể tin tưởng ở sách giáo viên môn Tiếng Việt mà không cần quyển thiết kế bài giảng của nhà xuất bản Hà Nội.

Một phần của tài liệu Khả năng hiểu và sử dụng từ ngữ chuyên ngành của học sinh lớp 3 khi học môn tự nhiên xã hội (Trang 61 - 63)