Tình hình nhiễm giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, dịch tễ bệnh do giun tròn trichocephalus spp gây ra trên lợn tại huyện yên sơn – tỉnh thái nguyên và biện pháp điều trị (Trang 38 - 46)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

4.2.2. Tình hình nhiễm giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên

4.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc lợn ở các địa phương

Xét nghiệm phân của 548 lợn ở các lứa tuổi thuộc huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4 và được minh họa ở biểu đồ 4.1

Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc lợn ở các địa phương

Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trứng /g phân) ≤ 500 > 500 – 1000 > 1000 n % n % n % Xã Kim Phú 101 16 15,84 11 68,75 4 25,00 1 6,25 Xã Mỹ Bằng 105 13 12,38 9 69,23 3 23,08 1 7,69 Xã Nhữ Khê 112 11 9,82 7 63,64 3 27,27 1 9,09 Xã Phú Lâm 121 27 22,31 19 70,37 6 22,22 2 7,41 Xã Nhữ Hán 128 47 36,72 26 55,32 14 29,79 7 14,89

Tính chung 567 114 20,11 72 63,16 30 26,32 12 10,53

Bảng 4.5 cho thấy :

- Về tỷ lệ nhiễm : Trong tổng số 567 lợn kiểm tra có 114 lợn nhiễm, chiếm tỷ lệ 20,11%.

- Về cường độ nhiễm : Lợn nuôi ở huyện Yên Sơn qua nghiên cứu đều nhiễm giun tóc ở cường độ từ nhẹ đến nặng. Tính chung trong tổng số 114 lợn nhiễm có 72 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 63,16%; có 30 lợn nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 26,32% và 12 lợn nhiễm ở cường độ nặng, chiếm 10,53%.

Qua kết quả ở bảng trên, chúng tôi có nhận xét như sau:

Lợn nuôi ở huyện Yên Sơn nhiễm giun tóc chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình, nhiễm ít hơn ở cường độ nặng.

Mức độ cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tuổi lợn, sự mẫn cảm cá biệt và sức đề kháng riêng của mỗi lợn, khả năng cảm nhiễm một số lượng lớn hoặc nhỏ trứng có sức gây bệnh.

Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy, ở huyện Yên Sơn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, phương thức chăn nuôi lạc hậu, người dân ít chú trọng đến việc vệ sinh thú y, tẩy giun cho lợn cũng như thu gom phân đi ủ.

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nhiễm giun tóc lợn các địa phương

4.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tuổi lợn

Để xác định tỷ lệ nhiễm giun tóc theo lứa tuổi của lợn, chúng tôi tiến hành kiểm tra 548 mẫu phân của lợn ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 và được minh họa ở biểu đồ 4.2

Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tuổi lợn

Tuổi lợn (tháng) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trứng /g phân) ≤ 500 > 500 – 1000 > 1000 n % n % n % ≤ 2 141 22 15,60 15 68,18 5 22,73 2 9,09 > 2 – 4 138 47 34,06 26 55,32 14 29,79 7 14,89 > 4 – 6 151 28 18,54 17 60,71 8 28,57 3 10,71 > 6 137 17 12,41 14 82,35 3 17,65 0 0,00 Tính chung 567 114 20,11 72 63,16 30 26,32 12 10,53

Bảng 4.5 cho thấy: Lợn ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm giun tóc theo tuổi cũng khác nhau.

- Về tỷ lệ nhiễm: Trong tổng số 567 lợn kiểm tra có 114 lợn nhiễm giun tóc. Trong đó, tỷ lệ nhiễm giun tóc cao nhất ở giai đoạn > 2 – 4 tháng (34,06%) và giai đoạn > 4 – 6 tháng (18,54%). Sau đó, tỷ lệ nhiễm giảm dần theo tuổi lợn.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1977) [34], gia súc non thường nhiễm giun sán nhiều hơn gia súc trưởng thành.

Tuy nhiên, do thời gian hoàn thành vòng đời của giun tóc là khá dài (30 ngày) nên lợn ở giai đoạn < 1 tháng tuổi không phát hiện thấy trứng trong phân. Ở lứa tuổi ≥ 2 – 4 tháng, lợn đã tách mẹ hoàn toàn, lúc này cơ thể đang

trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, nhu cầu thức ăn, nước uống cao nên cơ hội tiếp xúc với mầm bệnh nhiều, lợn dễ nhiễm giun tóc.

Lợn từ 4 tháng tuổi trở nên, hệ thống thần kinh và cơ quan miễn dịch của cơ thể đã hoàn thiện, sức đề kháng cao hơn nên tỷ lệ nhiễm giun tóc giảm đi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1976) [11].

- Về cường độ nhiễm: Lợn ở giai đoạn > 2 – 4 tháng tuổi ở cường độ nặng là 14,89% cao hơn so với các giai đoạn tuổi khác. Lợn từ 6 tháng tuổi trở nên chỉ nhiễm giun tóc ở mức độ nhẹ và trung bình không nhiễm ở cường độ nặng. Lợn ở giai đoạn trưởng thành có nhiễm giun tóc nhưng không thấy biểu hiện triệu trứng lâm sàng của bệnh.

Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy lợn con nhiễm giun tóc khá lớn, tỷ lệ và cường độ nhiễm cao nhất ở giai đoạn > 2 – 4 tháng tuổi. Lợn > 4 – 6 tháng vẫn nhiễm giun tóc với tỷ lệ và cường độ khá cao. Lợn nái và lợn trưởng thành nhiễm giun tóc nhưng ở thể mang trùng. Như vậy từ 1 tháng tuổi đến trưởng thành lợn đều có thể nhiễm giun tóc. Kết quả này góp phần xây dựng quy trình phòng trị bệnh giun tóc có hiệu quả.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc ở 5 xã của huyện Yên Sơn được minh họa rõ hơn ở biểu đồ 4.2

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nhiễm giun tóc theo tuổi lợn

4.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo phương thức chăn nuôi

Tiến hành điều tra trên các đàn lợn của huyện Yên Sơn, chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo phương thức chăn nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 500 > 500 – 1000 > 1000 n % n % n % Tận dụng 108 42 45.37 28 57.14 15 30.61 7 12.24 Bán công nghiệp 161 38 23.60 24 63.16 10 26.32 3 10.53 Công nghiệp 298 27 9.06 21 77.78 6 22.22 0 0.00 Tính chung 567 114 20,11 72 63,16 30 26,32 12 10,53

Kết quả bảng 4.7 cho thấy:

- Về tỷ lệ nhiễm: Lợn nuôi ở phương thức chăn nuôi tận dụng có tỷ lệ nhiễm giun tóc (45,37%) cao hơn so với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (23,60%) và công nghiệp (9,06%).

- Về cường độ nhiễm: Đối với phương thức chăn nuôi công ngiệp, lợn nhiễm giun tóc chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình (77,78% và 22,22%); không có lợn nhiễm ở cường độ nặng. Ở phương thức chăn nuôi bán công ngiệp, lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, trung bình và nặng với tỷ lệ tương ứng là: 62,16%; 26,32% và 10,53%. Trong phương thức chăn nuôi tận dụng, cường độ nhiễm nhẹ là 57,14%; cường độ nhiễm trung bình là 30,16% và nặng là 12,24%; cao hơn rõ rệt so với hai phương thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc có sự khác nhau rõ rệt theo phương thức chăn nuôi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhân xét của Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [35], nuôi lợn bằng phương thức ăn sống hay chín, tập quán chăn nuôi lợn nhốt chuồng hay thả rông có liên quan chặt chẽ với tình hình nhiễm giun sán.

Phương thức chăn nuôi tận dụng chủ yếu nhằm tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, không bổ sung hoặc bổ sung ít thức ăn tổng hợp trong khẩu phần, đồng thời người chăn nuôi chưa quan tâm đến vấn đề vệ sinh thú y, đặc biệt là việc sử dụng thuốc phòng trị các bệnh ký sinh trùng nói chung. Điều này dẫn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc ở phương thức chăn nuôi tận dụng cao hơn hẳn so với phương thức chăn nuôi lợn công ngiệp và bán công nghiệp.

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhiễm giun tóc ở lợn theo phương thức chăn nuôi

4.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tình trạng vệ sinh thú y

Kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tóc theo tình trạng vệ sinh thú y ở huyện Yên Sơn được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tình trạng vệ sinh thú y Tình trạng VSTY Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (trứng /g phân) ≤ 500 > 500 - 1000 > 1000 n % n % n % Tốt 124 9 7,26 8 88,89 1 11,11 0 0 Trung Bình 136 26 19,12 21 80,77 3 11,54 2 7,69 Kém 307 79 25,73 43 54,43 26 32,91 10 12,66 Tính chung 567 114 20,11 72 63,16 30 26,32 12 10,53

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc có sự khác nhau theo tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi.

Biểu đồ 4.4 và bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun tóc theo tình trạng vệ sinh thú y cụ thể như sau:

- Ở tình trạng vệ sinh tốt: Trong 124 mẫu có 9 mẫu nhiễm chiếm 7,26%, trong đó cường độ nhiễm nhẹ chiếm 88,89% và nhiễm ở cường độ trung bình là 11,11%.

- Ở tình trạng vệ sinh trung bình: Trong 136 mẫu có 26 mẫu nhiễm chiếm 19,12%, trong đó cường độ nhiễm nhẹ là 21 lợn, chiếm 80,77%; nhiễm ở cường độ trung bình là 3 lợn chiếm 11,54%; nhiễm ở cường độ nặng là 2 lợn chiếm 7,69%.

- Ở tình trạng vệ sinh kém: Trong 307 mẫu kiểm tra có 79 mẫu nhiễm chiếm 25,73%; trong đó cường độ nhiễm nhẹ chiếm 54,43%; nhiễm ở cường độ trung bình là 32,91%; nhiễm ở cường độ nặng là 12,66%.

Tình trạng vệ sinh là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng. Như vậy nếu vệ sinh không tốt sẽ tạo điều kiện cho trứng giun tóc tồn tại, phát triển, từ đó tỷ lệ nhiễm càng cao.

Lợn nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y tốt có tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với lượn nuôi ở tình trạng vệ sinh thú y trung bình và kém. Do vậy, công tác đảm bảo vệ sinh thú y có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sự lây lan, phát tán bệnh giun tóc nói riêng và bệnh ký sinh trùng nói chung. Để thực hiện được điều này các hộ chăn nuôi cần quét dọn chuồng lợn và các khu vực xung quanh, phân và các chất độn phải được tập trung ủ, dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, phơi khô sau khi sử dụng, khi cho ăn rau sống phải được rửa sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, dịch tễ bệnh do giun tròn trichocephalus spp gây ra trên lợn tại huyện yên sơn – tỉnh thái nguyên và biện pháp điều trị (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w