3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hale O. M. và Stewart T. B. (1979) [39], đã tiến hành thí nghiệm như sau: 48 lợn ở 83 ngày tuổi có khối lượng trung bình 25,7 kg /con. Căn cứ vào tính biệt và khối lượng ban đầu, số lợn này được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 con. Mỗi nhóm lợn được gây nhiễm bằng một trong 4 mức như sau:
Nhóm 1 : 0 trứng giun T. suis /kg TT Nhóm 2 : 550 trứng giun T. suis /kg TT Nhóm 3 : 1100 trứng giun T. suis /kg TT
Nhóm 4 : 1650 trứng giun T. suis /kg TT
Khẩu phần ăn và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng ở mỗi nhóm được thực hiện như nhau trong suốt thời gian thí nghiệm.
Trứng giun T. suis dùng để gây nhiễm được lấy từ những lợn bị bệnh giun
T. suis nặng trong tự nhiên. Những trứng này được nuôi trong dung dịch Kali
Bicromat 1 % trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ 25 oC và chỉ những trứng đã phát triển thành trứng cảm nhiễm (trứng có ấu trùng) mới được gây nhiễm cho lợn. Mỗi nhóm lợn được gây nhiễm qua đường tiêu hóa bằng một số lượng trứng như đã trình bày. Lợn thí nghiệm được theo dõi trong vòng 77 ngày.
Kết quả thí nghiệm như sau: Khối lượng cuối cùng (khi kết thúc thí nghiệm) và tăng trọng hàng ngày của lợn gây nhiễm bị ảnh hưởng dưới tác động của giun T. suis. Mức độ bị ảnh hưởng tỷ lệ thuận với số lượng trứng giun T.
suis đã gây nhiễm ban đầu. Khi kết thúc thí nghiệm, lợn không bị nhiễm giun T. suis nặng hơn 23 % và tăng trọng hàng ngày nhanh hơn 35 % so với những lợn
bị nhiễm trung bình 1650 trứng giun T. suis /kg thể trọng (P < 0,05).
Vào ngày thứ 21 sau gây nhiễm, khối lượng trung bình của những lợn gây nhiễm bắt đầu giảm xuống so với những lợn đối chứng (lợn nhóm 1). Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của Powers (1960) khi tác giả cho rằng có sự khác nhau về khối lượng giữa nhóm lợn đối chứng và nhóm lợn thí nghiệm trong 3 tuần đầu sau gây nhiễm.
Kết quả sau 77 ngày, tất cả những lợn gây nhiễm (lợn nhóm 2, 3 và 4) đều bị tiêu chảy với những mức độ khác nhau. Lợn ở nhóm 4 (gây nhiễm với cường độ cao nhất 1650 trứng giun T. suis /kg TT) bị nặng nhất: Có 4 lợn trong nhóm 4 bị ỉa ra máu trong khi đó nhóm 3 có 2 lợn ỉa ra máu.
Cuối cùng, có sự khác nhau lớn về số lượng giun ký sinh tìm được khi mổ khám giữa các nhóm lợn được gây nhiễm. Số lượng giun biến động từ 0 - 4410 ở nhóm 2; từ 0 - 8850 ở nhóm 3 và từ 10 - 3350 ở nhóm 4. Số lượng giun T. suis trung bình khi mổ khám ở lợn thuộc nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 tương ứng là 1067, 2386, và 1532. Lợn chỉ tăng được 10,9 kg trong 77 ngày. Không tìm thấy giun T. suis khi mổ khám những lợn thuộc nhóm 1. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu của Hass và Collins (1973).
Johanes Kaufmann (1996) [43] cho biết: Ivermectin với liều 300 µm /kg TT cho hiệu quả tốt trong 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cần chú ý tới lượng sữa của lợn mẹ khi sử dụng thuốc tẩy.
Theo Bowman D. D. (1999) [37], biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Hầu hết các tác giả đều thống nhất Phenothiazin là một trong những thuốc ức chế giun trưởng thành đẻ trứng và có tác dụng tẩy cả giun non nên được khuyến cáo dùng Mejer. H và cs (2001) [44]cho biết: Ngoài Ascaris suum thì Oesophagostomum và T. suis cũng rất phổ biến ở lợn tại Đan Mạch. Oesophagostomum và T. suis ký sinh ở ruột già (manh tràng) nhưng những tác động bệnh lý do chúng gây ra là rất đáng kể. T. suis nhiễm ở mức nặng ảnh hưởng đến tăng trọng và có thể gây chết nhiều lợn con.
Pedersen. S và cs (2001) [45] đã nghiên cứu ảnh hưởng của giun T. suis và A. suum ký sinh đến sự thiếu sắt của cơ thể lợn. Sáu mươi hai lợn ở 10 tuần tuổi
được chia làm 2 lô: Lô 1 gây nhiễm đồng thời 4500 trứng giun T. suis và 1200 trứng giun A. suum. Lô 2: Đối chứng. Khẩu phần ăn của lợn ở 2 lô là như nhau. Kết quả cho thấy, giun T. suis và A. suum ký sinh đã làm cho cơ thể lợn thiếu sắt, ngoài ra số lượng hồng cầu trong máu của những lợn này giảm thấp.
Bornay F. J. và cs (2003) [47] cho biết: Kiểm tra 5 trại lợn chăn nuôi theo phương thức công nghiệp tại tỉnh Alicante (Tây Ban Nha) thấy tỷ lệ nhiễm T. suis là 11 %. Helene Kringel và cs (2006) [40] đã làm thí nghiệm sau:
Lô thí nghiệm: Gây nhiễm 40 lợn với 5000 trứng giun T. suis /lợn.
Lô đối chứng: 40 lợn. Số lợn của 2 nhóm được nuôi trong những điều kiện tương tự nhau và theo dõi từ tuần 1 - 11. Kết quả mổ khám lợn thí nghiệm đã thu được những giun T. suis ký sinh.
Kết quả nghiên cứu mô học cho thấy sự xuất hiện của T. suis gắn liền
với những biến đổi bệnh lý đường ruột lợn. Tại niêm mạc manh tràng của những lợn bị nhiễm, số lượng bạch cầu ái toan tăng lên ở tuần thứ 5. Số lượng đại thực bào tăng đáng kể từ tuần thứ 5 - 11 sau gây nhiễm.
Jarvis Toivo và cs (2007) [41] nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia, thấy tỷ lệ nhiễm các loài như sau: Oesophagostomum spp. 64 %, T. suis 21 %, Metastrongylus sp. 7 % và Eimeria spp. 100 %
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lợn các lứa tuổi nuôi tại nông hộ, trại gia đình và tập thể ở một số xã thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Bệnh giun tóc ở lợn.
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân mới thải của lợn.
- Giun tóc đực và cái, trứng giun tóc.
- Kính hiển vi quang học Labophot – 2 gắn máy ảnh và màn hình, buồng đếm Mc. Master, máy li tâm điện.
- Hoá chất: dung dịch muối NaCl bão hoà, dung dịch Babargallo và dụng cụ thí nghiệm khác.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm triển khai đề tài: Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở một số xã thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Địa điểm xét nghiệm, phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Khoa chăn nuôi thú y- Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 09/12/2013 - 31/05/2014 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang
- Mổ khám lợn để thu thập mẫu giun tròn Trichocephalus. spp
- Định danh loài giun tóc ký sinh ở lợn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang - Hình thái và cấu tạo của giun tóc trưởng thành và trứng
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Tình hình nhiễm giun tóc lợn ở các địa phương:
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc lợn ở các địa phương - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tuổi lợn
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo phương thức chăn nuôi - Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc theo tình trạng vệ sinh thú y
3.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Hiệu lực của thuốc tẩy giun tóc cho lợn trên thực địa - Độ an toàn của thuốc tẩy giun tóc lợn trên thực địa
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
3.4.1.1. Phương pháp xác định thành phần loài giun tóc ký sinh ở lợn * Phương pháp mổ khám lợn
Áp dụng phương pháp mổ khám phi toàn diện cơ quan tiêu hoá của Skrjabin và cs (1928) [44]. Thu lượm giun tóc trong chất chứa ruột già bằng phương pháp lắng cặn Bendek (1943), thu lượm hết giun còn bám trên niêm mạc.
Mẫu giun tóc thu được ở mỗi lợn đều được bảo quản ở lọ riêng. Trước hết, để chúng chết trong nước sạch, sau đó đưa vào bảo quản trong dung dịch Barbagallo. Mỗi lọ đều có nhãn ghi số thứ tự, tuổi, địa điểm, thời gian mổ khám, nơi giun ký sinh, số lượng giun ký sinh /lợn, tên người mổ khám.
* Phương pháp xác định danh loài giun tóc
Định danh loài giun tóc theo khóa định loài của Skrjabin và cs (1928) [44], Nguyễn Thị Lê (1996) [22], căn cứ vào hình thái, kích thước và cấu tạo của các loài để xác định.
3.4.1.2. Phương pháp đo kích thước của giun tóc trưởng thành và trứng
Tiến hành đo kích thước của giun trưởng thành bằng thước (mm) và trứng giun tóc trên kính hiển vi có gắn vimet thị kính.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
3.4.2.1. Quy định những yếu tố cần xác định liên quan đến tình hình nhiễm giun tóc ở lợn
- Tuổi lợn: chia thành 4 lứa tuổi. ≤ 2 tháng
> 2 – 4 tháng > 4 - 6 tháng > 6 tháng
- Phương thức chăn nuôi: Nghiên cứu với 3 phương thức chăn nuôi + Phương thức chăn nuôi truyền thống: Hộ gia đình chăn nuôi với số lượng ít, thức ăn cho lợn chủ yếu là các phế phụ phẩm tận dụng của ngành trồng trọt (khoai, sắn, bột ngô, cám xát, rau xanh).
+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn tổng hợp, hệ thống chuồng trại khá hiện đại, điều kiện vệ sinh thú y tốt.
+ Phương thức chăn nuôi công nghiệp: Chăn nuôi với số lượng khá lớn, thức ăn cho lợn là thức ăn hỗn hợp, hệ thống chuồng trại sạch sẽ, điều kiện vệ sinh thú y tương đối tốt.
3.4.2.2.. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu, thu nhận trứng giun tóc
- Bố trí thu thập mẫu theo phương pháp phân tầng. Mỗi huyện chọn 5 xã, mỗi xã chọn 5 thôn (bản) để lấy mẫu.
Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Các loại mẫu được xét nghiệm trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.
- Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp Fulleborn.
Cách tiến hành: Lấy khoảng 5 - 10 gam phân của con vật cần xét nghiệm cho vào cốc thủy tinh. Cho nước muối bão hòa vào cốc với lượng thể tích gấp 10 lần khối lượng phân. Dùng đũa thủy tinh khuấy nát phân và lọc qua lưới lọc bỏ phần cặn bã, dung dịch lọc được đổ vào các lọ nhỏ cho đầy đến miệng. Đậy phiến kính lên trên ống cho tiếp xúc với mặt nước, để khoảng 15 phút rồi lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi tìm trứng giun.
- Thu thập trứng bằng phương pháp Darling.
Cách tiến hành: Lấy khoảng 5 - 10 gam phân của con vật cần xét nghiệm cho vào cốc thủy tinh, cho một lượng nước sạch gấp 10 lần thể tích khối lượng phân vào rồi dùng đũa thủy tinh khuấy đều và lọc qua lưới lọc. Phần cặn bã bỏ đi, dung dịch lọc được cho vào các ống ly tâm và ly tâm với tốc độ 3000 vòng /phút trong thời gian từ 3 phút. Sau đó, bỏ lớp nước phía trên, giữ lại cặn trong các ống ly tâm, cho tiếp nước muối bão hòa vào các ống ly tâm, đậy nắp miệng ống và lắc đều cho cặn hòa đều trong dung dịch, tiến hành ly tâm lần hai với tốc độ và thời gian như trên. Dùng vòng thép vớt lớp váng nổi lên trên bề mặt, cho vào cốc thủy tinh đựng nước sạch.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc - Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun tóc
Mẫu phân lợn được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà. Tìm trứng giun tóc dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun tóc được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun tóc
Xác định cường độ nhiễm giun tóc bằng phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master (Jorgen Hansen và cs, 1994).
3.4.3. Phương pháp xác định hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy giun T. suis cho lợn giun T. suis cho lợn
3.4.3.1. Xác định khối lượng lợn để tính liều thuốc sử dụng
Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT.
Trong đó:
P: Khối lượng lợn (kg)
VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)
3.4.3.2. Phương pháp xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn
- Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10 và 15
sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc. Tiến hành mổ khám ngẫu nhiên một số lợn, kiểm tra số lượng giun T. suis ký
sinh ở ruột già để xác định lại hiệu lực của thuốc.
Nếu không tìm thấy trứng giun T. suis trong phân thì xác định thuốc có hiệu lực triệt để. Nếu vẫn thấy trứng giun T. suis nhưng số lượng trứng giảm rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực với giun T. suis nhưng chưa triệt để. Nếu thấy số lượng trứng vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì xác định thuốc không có hiệu lực với giun T. suis.
- Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc 1 giờ.
3.4.4. Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn
Biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn được đề ra dựa vào những cơ sở khoa học sau:
- Kết quả nghiên cứu về sự phát triển của trứng và khả năng sống của trứng cảm nhiễm ở ngoại cảnh.
- Kết quả nghiên cứu về bệnh giun T. suis lợn.
- Kết quả nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis
cho lợn.
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG IV
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
4.1.1. Kết quả mổ khám lợn để thu thập mẫu giun tròn Trichocephalus.spp ở huyện Yên Sơn ở huyện Yên Sơn
Để thu thập mẫu giun tròn Trichocephalus. spp ở huyện Yên Sơn chúng tôi đã tiến hành mổ khám trên 60 lợn, kết quả được trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1.Kết quả mổ khám lợn để thu thập mẫu giun tròn Trichocephalus.spp ở huyện Yên Sơn
Địa phương (xã) Số lợn mổ khám Số lợn nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số giun/lợn min ÷ max Xã Kim Phú 12 9 75 9 ÷ 45 Xã Mỹ Bằng 11 8 72,73 6 ÷ 42 Xã Nhữ Khê 9 6 66,67 2 ÷ 30 Xã Phú Lâm 13 10 76,92 11 ÷ 53 Xã Nhữ Hán 15 13 86,67 15 ÷ 75 Bảng 4.1 cho thấy:
- Ở xã Kim Phú trong tổng số 12 lợn được mổ khám thì có 9 lợn nhiễm, chiếm 75%.Trong đó lợn mắc ít giun nhất là 9 giun/lợn và lợn mắc nhiều nhất là 45 giun/lợn.
- Ở xã Mỹ Bằng trong tổng số 11 lợn được mổ khám thì có 8 lợn nhiễm, chiếm 72,73%.Trong đó lợn mắc ít giun nhất là 6 giun/lợn và lợn mắc nhiều nhất là 42 giun/lợn.
- Ở xã Nhữ Khê trong tổng số 9 lợn được mổ khám thì có 6 lợn nhiễm, chiếm 66,67%.Trong đó lợn mắc ít giun nhất là 2 giun/lợn và lợn mắc nhiều nhất là 30 giun/lợn.
- Ở xã Phú Lâm trong tổng số 13 lợn được mổ khám thì có 10 lợn nhiễm, chiếm 76,92%.Trong đó lợn mắc ít giun nhất là 11 giun/lợn và lợn