3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.2.1. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh
tóc cho lợn nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang
Để điều tra thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tóc nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang chúng tôi đã tiến hành khảo sát 215 hộ chăn nuôi trong 5 xã của huyên Yên Sơn, kết quả được trình bày ở bảng 4.4:
Bảng 4.4. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tóc cho lợn nói riêng ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Biện pháp sử dụng Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Có chuồng nuôi 215 202 93,95
Vệ sinh tốt chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi 215 71 33,02
Khử trùng, tiêu độc chuồng trại 215 46 21,40
Tẩy giun tròn 215 54 25,12
Bảng 4.4 cho thấy:
Điều tra 215 trang trại và các hộ chăn nuôi lợn thuộc 5 xã của huyện Yên Sơn, chúng tôi thấy: 202 hộ có sử dụng chuồng nuôi, chiếm tỷ lệ 93,95%; 71 hộ vệ sinh tốt chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi có tỷ lệ 33,02%; 46 hộ khử trùng, tiêu độc chuồng trại; 62 hộ xử lí phân diệt trứng giun sán và 54 hộ thực hiện việc tẩy giun tròn.
Kết quả trên cho thấy: 5 xã của huyện Yên Sơn chưa thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh giun tóc nói riêng. Bên cạnh các hộ gia đình có chuông nuôi thì vẫn còn một số ít những hộ không làm chuồng nuôi cho lợn, tuy nhiên tỷ lệ này là thấp, Tỷ lệ các hộ chăn nuôi thực hiện vệ sinh tốt chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; Khử trùng,tiêu độc chuồng trại; Xử lí phân diệt trứng giun sán và tẩy giun tròn còn thấp, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tỷ lệ nhiễm bệnh giun tóc lợn ở huyện Yên Sơn còn khá cao.