Khảo sát nồng độ xử lý enzyme

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ thực phẩm nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ bụp giấm (Trang 61 - 63)

Điều kiện trích ly:Thời gian 70 phút ở 500C và pH 4.5

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến hiệu suất thu hồi chất chiết

Nồng độ (%v/w) Hiệu suất (%) 0 8,92a 0,05 15,67b 0,10 19,54c 0,15 23,55d 0,20 23,58d

Ghi chú: Với a, b, c, d (p < 0,05) là các khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% Số liệu là trung bình của 3 lần lặp lại

53

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến hiệu suất thu hồi chất chiết Qua đồ thị hình 3.6 và bảng 3.8 xử lý kết quả cho thấy khi nồng độ enzyme Pextinex Utra SP-L tăng thì hiệu suất thu hồi chất chiết tăng. Mẫu dịch chiết xử lý nồng độ enzyme 0,2%v/w cho hiệu suất cao nhất là 25,58% nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy là 95% so với mẫu dịch chiết xử lý ở nồng độ enzyme 0,15%v/w với hiệu suất là 25,55%. Ở nồng độ enzyme dưới 0,15%v/w cho hiệu suất chất chiết thấp và có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với mẫu dịch chiết xử lý ở nồng độ 0,15 và 0,2%v/w.

Từ kết quả trên ta có thể giải thích dưới tác dụng của chế phẩm enzyme Pectinex Ultra SP-L chủ yếu là pectintranseliminase, polygalacturonase, pectinesterase, hemicellulase và cellulase thì sẽ thủy phân các chất như cellulose, hemicellulose, pectin,…[9]. Mà các chất này là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, nằm rải rác trong nguyên sinh chất hay là các bản mỏng liên kết giữa các tế bào tạo thành mô. Các enzyme xúc tác các phản ứng thủy phân làm mất lớp kết dính thành tế bào và

0 0,05 0,1 0,15 0,2 0 0,05 0,1 0,15 0,2

54

phá vỡ vách tế bào làm cho dịch bào thoát ra [8]. Vì vậy, mà ở nồng độ enzyme càng cao thì hiệu suất thu hồi chất chiết càng cao.

Nồng độ enzyme 0,15% cho kết quả tốt nhất và sử dụng kết quả này cho các công đoạn sau.

Một phần của tài liệu Luận văn công nghệ thực phẩm nghiên cứu sản xuất nước giải khát từ bụp giấm (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)