Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ 800
C trong 15 phút với lượng hoa là 1g Kết quả thể hiện qua bảng 3.1 sau
Bảng 3.1 Hiệu suất trích ly theo tỷ lệ Bụp giấm và nước
Tỷ lệ Hiệu suất (%) 1:140 5,67a 1:160 9,13b 1:180 14,78 c 1:200 18,64 d 1:220 18,67 d
Ghi chú: Với: a, b, c, d (p < 0,05) là các khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Số liệu là trung bình của 3 lần lặp lại.
45
Theo hình 3.1 cho thấy hiệu suất thu hồi chất chiết của đài hoa Bụp giấm tăng dần khi tăng tỷ lệ dung môi nước. Qua xử lý kết quả bảng 3.1, tỷ lệ Bụp giấm: nước là 1:200, 1:220 thì hiệu suất trích ly cao, cụ thể ở tỷ lệ dung môi nước 1:200 là 18,64 % và 1:220 là 18,67% khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy là 95%. Ở tỷ lệ này, sự chênh lệch nồng độ của cấu tử cần trích ly trong nguyên liệu và dung môi lớn. Do đó, tế bào của nguyên liệu hút nước, trương nở cực đại, làm vách tế bào vỡ ra giải phóng dịch bào (chất chiết) [8]. Ở tỷ lệ Bụp giấm: nước 1:140, 1:160, 1:180 thì hiệu suất trích ly 5,67%; 9,13%; 14,78% là thấp. Các tế bào ở dạng ưu trương nhưng lượng dung môi nước dùng để trích ly ít, chênh lệch nồng độ của cấu tử cần trích ly với dung môi nước thấp, nồng độ của chất chiết trong nguyên liệu và dung môi nước dần đạt trạng thái cân bằng. Vì vậy, các tế bào bị phá vỡ không triệt để, chất chiết thu hồi ít [8]. Chọn tỷ lệ dung môi nước 1:200 là tỷ lệ tốt nhất để trích ly trong thí nghiệm này.