Xu hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thái hòa (Trang 46 - 48)

d. Thiết kế hệ thống thông tin

4.2.1Xu hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam

- Ngoài cà phê Robusta hiện đang chiếm gần 85% diện tích và sản lượng cà phê, Việt Nam đang thực hiện một chương trình mở rộng diện tích cà phê Arabica, trong đó có cả một chương trình chuyển dịch cơ cấu giống đưa một số diện tích cà phê từ Robusta sang Arabica để đáp ứng nhu cầu trên thị trường thế giới, và gia tăng giá trị cà phê xuất khẩu. Đặc biệt là chú trọng tới phát triển vùng nguyên liệu Arabica tại vùng Tây Bắc, nơi được đánh giá là có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với sự phát triển của cà phê Arabica. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), diện tích cà phê arabica của

Việt Nam niên vụ 2005-2006 tăng 2.000 héc ta so với niên vụ trước, đạt khoảng 20.500 héc ta, tập trung nhiều nhất ở Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và một số địa phương khác ở phía Bắc. Theo cơ cấu sản lượng thu hoạch thì Lâm Đồng hiện nay có hơn 10.000 tấn arabica mỗi năm, chiếm hơn 50% sản lượng arabica cả nước. Định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Vicofa là tăng diện tích trồng cà phê arabica trong năm năm tới lên gấp năm lần hiện nay, đạt ít nhất 100.000 héc ta với sản lượng 150.000- 200.000 tấn mỗi năm để đa dạng thêm mặt hàng cà phê xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá nhiều vào cà phê Robusta. Đồng thời giảm dần diện tích trồng cà phê Robusta từ gần 500.000 héc ta hiện nay xuống mức 400.000 héc ta trong năm năm tới. Một nguyên nhân sâu xa khiến ngành nông nghiệp muốn phát triển Arabica là vấn đề giá. Từ nhiều năm qua, Arabica luôn có giá cao hơn robusta từ 1,5-2 lần trên thị trường thế giới và Arabica chưa hề xảy ra khủng hoảng thừa như Robusta. Nhưng muốn đẩy diện tích Arabica tăng lên trong một thời gian ngắn không phải dễ, bởi trồng arabica đòi hỏi kỹ thuật cao từ cách chăm sóc tới cách thu hoạch.

- Để tăng giá cả và giá trị gia tăng của mặt hàng cà phê, VN đang cố gắng giảm dần sản lượng xuất thô và chuyển sang các sản phẩm cà phê chế biến. Tiến trình này sẽ được thúc đẩy nhanh hơn khi một số đơn vị trong nước bắt tay vào chế biến như cà phê Trung Nguyên, Vinacafe.

- Xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước sẽ tăng lên, tạo ra tính cạnh tranh trong cải thiện chất lượng sản phẩm. Sau khi Viêt Nam WTO nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã từng bước trực tiếp tham gia thu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách thông qua các tổ chức cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm như UTZ Certified, Rein Fruit Alliance, Organic Coffee, 4C v.v…để thiết lập mối liên kết trực tiếp với người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với giá mua cao hơn, người nông dân rất dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia vào các tổ chức này và từ đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kiểm soát được sản lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng. Với nguồn tài chính dồi dào, đến một lúc nào đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là người quyết định giá mua cà phê của người nông dân.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp ngày càng gia tăng sau khi 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam đã “bắt tay” nhau để thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tháng 8/2008. Những doanh nghiệp có lượng cà phê xuất khẩu từ 10.000 tấn/năm trở lên liên tục trong vòng 3 năm, sẽ được tham gia câu lạc bộ. Câu lạc bộ sẽ là nơi để doanh nghiệp trao đổi thông tin về diễn biến thị trường để có những quyết định chính xác hơn và tránh bị ép giá.

- Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật tư phân bón, xăng dầu v.v… cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày một giảm sút. Thực tế trong năm vụ 2007 – 2008 tuy giá cà phê có tăng cao nhưng do chí phí công lao động và vật tư phân bón v.v… tăng cao nên người trồng cà phê vẫn không thu được nhiều lợi nhuận.

- Xu hướng phát triển cà phê sạch: Giá cà phê sạch của Việt Nam hiện đang tăng do được thị trường nhập khẩu ưa chuộng. Đây là lý do kích thích nhà nông, doanh nghiệp sản xuất cà phê sạch, an toàn, không gây ô nhiễm môi trường theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cà phê sạch cho lợi nhuận cao hơn nhiều cà phê thông thường. Trung bình giá 1 tấn cà phê sạch cao hơn cà phê thường 40 USD. Đây là lợi ích kinh tế “trông thấy” với doanh nghiệp và người trồng cà phê.

- Sản lượng cà phê trong những năm tới sẽ sụt giảm nghiêm trọng do phần lớn diện tích cà phê đã chuyển sang già cỗi. Diện tích trồng mới có tăng lên, nhưng do được trồng ở những vùng không thích hợp sẽ khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn thái hòa (Trang 46 - 48)