Đánh giá khái quát công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp tu tạo và phát triển nhà số 19.

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở xi nghiệp tu tạo và phát triển nhà số 19 (Trang 35 - 37)

giá thành sản phẩm tại xí nghiệp tu tạo và phát triển nhà số 19.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cùng vối công tác quản lý nói chung của xí nghiệp số 19, em nhận thấy xí nghiệp có những ưu điểm và những tồn tại sau :

-Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức thành một phòng kế toán gồm 4 người một kế toán trưởng, một thủ quỹ, một kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương, một kế toán vật tư tài sản cố định. Đây là một bộ máy kế toán gọn, nhẹ, không cồng kềnh lẵng phí. Tuy nhiên, để đạt được điều này thì mỗi nhân viên trong phòng kế toán xí nghiệp đều cố gắng, lỗ lực nhiều trong công việc kiêm nhiệm một số các phần hành được giao phó. Đây chính là một cách tổ chức được áp dụng chung trong các xí nghiệp. Nó làm giảm đi một cách tương đối các chi phí cho bộ phận gián tiếp, góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí chung cho xí nghiệp.

- Tổ chức công tác kế toán nhìn chung từ chứng từ ban đầu ( chứng từ gốc ) cho đến bảng tính giá thành sản phẩm đều được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Cách thức hạch toán đúng với phương pháp kê khai thường xuyên của chế độ kế toán mới. Ngoài ra, xí nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, hình thức này phù hợp với qui mô lớn, số lượng nghiệp vụ kế toán nhiều do đó phần nào giảm bớt công việc cho các kế toán viên.

-Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay, xí nghiệp đã ra sức tăng cường công tác quản lý chi phí sẩn xuất thông qua công việc cụ thể sau :

Đôi với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Xí nghiệp căn cứ vào dự toán và tiến độ thi công công trình để cung ứng vật tư cho công trình nhằm đảm bảo tiến độ thi công và tránh mất mát vật tư ở kho các công trình điều này cũng có nghĩa là xí nghiệp sử dụng nguồn vốn lưu động ( chủ yếu là vay ngân hàng ) có hiệu quả.

+Đối với chi phí nhân công trực tiếp : Xí nghiệp giao khoán cho các đội công nhân thuê ngoài thực hiện các công việc thông qua hợp đồng giao khoán là hoàn toàn khoa học vì nó đã xác định được thời gian, số công, xác định đối tượng chịu trách nhiệm và xác định kết quả lao động chính xác.

+ Đối với chi phí sản xuất chung : kế toán xí nghiệp tiến hành ghi trực tiếp cho từng công trình. Do không có khoản chi phí sản xuất chung nào được dùng cho các công trình nên không phải tiến hành phân bổ, điều này cũng phần nào phản ánh chính xác các khoản mục chi phí sản xuất chung.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, xí nghiệp Tu tạo và phát triển nhà số 19 còn có những tồn tại nhất định sau:

* Do đặc điểm phần hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của chế độ kế toán cải cách được xây dựng trên cơ sở mô hình công nghiệp chịu sự chi phối của đặc điểm sản xuất công nghiệp nên việc vận dụng vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xây lắp vốn có đặc thù riêng là khó khăn. Tuy nhiên, để phản ánh đúng bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp thì xí nghiệp số 19 phải hạch toán theo ngành XDCB nói riêng mà không được hạch toán theo phương thức sản xuất công nghiệp nói chung như hiện nay.

*Về công tác tổ chức quản lý các khoản mục chi phí trong giá thành chưa được chặt chẽ toàn diện vì thế mà giá thành sản phẩm chưa phản ánh đúng bản chất của nó, cụ thể như sau :

- Về khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+Khi xí nghiệp tiến hành mua vật tư theo tiến độ thi công cũng đồng thời là chấp nhận sự biến động của giá cả vật tư trên thị trường ( nhất là mua vật tư bằng ngoại tệ của các công ty nước ngoài hoặc liên doanh ).Trong trường hợp này xí nghiệp phải chịu những khoản chi phí cao hơn dự toán nhiều.

+Vật tư tại các kho chỉ được tiến hành kiểm kê vào cuối kỳ hoặc công trình hoàn thành làm ảnh hưởng tới sự chính xác của chi phí vật tư thi công công trình.

+Việc khoán sản phẩm đi đôi với việc khoán nguyên vật liệu và gắn liền với trách nhiệm vật chất của công nhân sản xuất là " kẽ hở " về chi phí nguyên vật liệu.

-Về khoản mục chi phí sản xuất chung, ta thấy :

+Việc phân chia các khoản mục trong chi phí sản xuất chung chưa khoa học và gây khó khăn cho việc xử lý thông tin chi phí. Vì trong XDCB, chi phí máy thi công là khoản mục chi phí riêng nằm ngoài chi phí sản xuất chung do đó cần được theo dõi để phục vụ cho công tác quản lý ở xí nghiệp.

+Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ (19%) của bộ phận gián tiếp sản xuất không được phản ánh vào chi phí sản xuất chung. Điều này làm cho việc tính giá thành thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở xi nghiệp tu tạo và phát triển nhà số 19 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)