Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của công cụ quản lý, điều hànhhoạt động của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là công cụ của nhà nước để quản lý, kiểm soát... mọi hoạt động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kế toán ra đời và phát triển cùng với sự ra đời của hoạt động sản xuất, từ hình thức " Kế toán " sơ đẳng nhất - Tổng thu, tổng chi... đã từng bước được bổ xung, hoàn thiện nhằm thực hiện chức năng của mình, đồng thời phù hợp với điều kiện và trình độ của từng nước.
Trong nền kinh tế thi trường, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà sản xuất đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm thế nào để tránh tình trạng thua lỗ, phá sản. Đây là một vấn đề bao trùm, xuyên suốt quá trình hoạt động SXKD của từng doanh nghiệp. Nó thể hiện chất lựơng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế bởi vì suy cho cùng quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động sản xuất nói riêng đều nhằm mục đích tạo ra hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên tác cơ bản của hạch toán kinh doanh là lấy thu bù chi, tự trang trải và có lãi. Muốn có lãi cao nhất thì không còn cách nào khác là phải tối thiểu hoá lượng chi phí kinh doanh phải chi ra, trong các doanh nghiệp sản xuất việctiết kiệm chi phí được biểu hiện cụ thể qua tiết kiệm chi phí sản xuất sản phẩm như chi phí NVL, chi phí SXC... tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp là đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn lao động trong sản xuất. Vì vậy yêu cầu của công tác quản lý nói chung và cong tác quản lý chi phí sản xuất nói riêng đòi hỏi kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải đầy đủ, chính xác, phản ánh theo đúng giá trị thực tế và địa điểm phát sinh chi phí. Hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là giúp cho doanh nghiệp xác định được một bộ phận đáng kể của tài sản có trong doanh nghiệp đó là khâu thành phẩm. Mặt khác, so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho ta thấy được nguyên nhân của sự khác biệt, có nghĩa là tìm
ra các yếu tố hạ giá thành, tiết kiệm chi phí. Nếu cần ta có thể phân tích, xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu, lao động... xem có hợp lý hay không, từ đó nó giúp cho các nhà quản lý ra được các quyết định đúng đắn khi ký kết các hợp đồng sản xuáat hay các đơn đặt hàng.
Thông tin về chi phí, giá thành giúp nhà quản lý biết dược lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, đặc biệt là cạnh tranh giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà quản lý còn dùng thông tin về chi phí, giá thành để xác định điểm hoà vốn trong sản xuất,từ điểm hoà vốn giúp cho doanh nghiệp xác định sản xuất, tiêu thụ bao nhiêu thì mới có lãi. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến hoạt động Mảketing và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Từ các nội dung trình bày ở trên ta có thể khái quát rằng : tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết, quan trọng đối vói các doanh nghiệp sản xuất. Tổ chức, đánh giá chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí, giá thành và nhiệm vụ hạ giá thành, cung cấp các tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá sản xuất, kiểm tra kiểm soát thường xuyên và có hệ thống nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất. Ngoài ra, từ việc phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch còn giúp cho doanh nghiệp khai thác, động viên được mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động và không ngừng hạ giá thành sản phẩm.
Với ý nghĩa đó, việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm đã và đang là một vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp sản xuất đều quan tâm, nghiên cứu nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và góp phần vào việc quản lý doanh nghiệp ngày một chặt chẽ hơn.