Kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu: 1) Kiểm kê nguyên liệu, vật liệu:

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - hà nội (Trang 106 - 109)

1) Kiểm kê nguyên liệu, vật liệu:

Tại các kho của Điện lực Ba Đình vật liệu được kiểm kê định kỳ hàng năm. Trong những trường hợp đột xuất, có thể kiểm kê vật liệu tại bất cứ thời điểm nào. Mẫu kiểm kê vật liệu như sau: (Biểu số 27).

Việc kiểm kê vật liệu được tiến hành theo đúng qui định chế độ kiểm kê tài sản của nhà nước. Trước khi kiểm kê, đơn vị phải tiến hành kiểm tra các hồ sơ tài liệu của từng loại vật liệu, nếu thiếu hồ sơ phải sưu tầm hoặc lập cho đầy đủ. Hội đồng kiểm kê do giám đốc Điện lực làm chủ tịch, kế toán trưởng làm uỷ viên thường trực, các bộ phận chức năng liên quan của đơn vị làm uỷ viên. Đối với vật liệu bị hư hỏng hay kém mất phẩm chất thì phải được phân loại và lập phiếu kiểm kê riêng, ghi rõ nguyên nhân và mức độ hư hỏng. Đối với vật liệu đang đi đường, do người khác giữ hộ, vật liệu xuất cho đơn vị nhận gia công chế tạo thì phải căn cứ vào số lượng đã ghi trên sổ sách để đối chiếu kiểm tra chứng từ,

nếu thấy cần thiết phải có xác nhận của người giữ hộ, người nhận chế biến và phải lập phiếu kiểm kê riêng. Vật liệu tồn kho, ứ đọng lâu ngày, lạc hậu kỹ thuật phải báo cáo công ty. Trên cơ sở đó lập báo cáo kết quả kiểm kê và cung cấp tài liệu cho các cấp có thẩm quyền để có hướng xử lý.

Tại Điện lực Ba Đình, tuỳ theo từng trường hợp mà kết quả kiểm kê sẽ được xử lý như sau:

- Trường hợp kiểm kê thấy thiếu so với sổ sách :

+ Nếu thiếu trong định mức (đối với các loại vật liệu như xăng, dầu...), kế toán lập phiếu xuất kho và tính giá trị vật liệu thiếu đó vào chi phí quản lý:

Nợ TK 642 Giá trị thiếu hụt trong định mức. Có TK 152 -nt-

Nếu thiếu hụt ngoài định mức, kế toán cũng tiến hành xử lý như trên cho phần thiếu hụt trong định mức. Đối với phần thiếu hụt ngoài định mức, kế toán cũng lập phiếu xuất kho và theo dõi riêng phần thiếu hụt này, chờ quyết định xử lý:

Nợ TK 1381 Số thiếu hụt ngoài định mức Có TK 152 -nt-

- Nếu vật liệu thừa phát hiện qua kiểm kê, ghi tạm vào các khoản phải trả:

Nợ TK 152 Giá trị vật liệu thừa qua kiểm kê Có TK 3381 -nt-

Sau khi ra nguyên nhân thừa thiếu vật liệu, hội đồng kiểm kê sẽ họp để ra quyết định xử lý:

- Nếu vật liệu dư thừa mà không nhập kho thì phải nhập trả kho và người quản lý phải chịu trách nhiệm hành chính.

- Nếu để vật liệu hư hỏng hay mất mát thì người phụ trách để xảy ra vi phạm phải chịu trách nhiệm về hành chính và kinh tế.

- Nếu thất thoát tài sản nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Với vật liệu lạc hậu, ứ đọng lâu ngày, sáu tháng sau kho có quyết định của công ty Điện lực Hà Nội, Điện lực phải xử lý xong.

Các trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát các loại vật liệu, đã quy kết trách nhiệm vật chất, cá nhân phạm lỗi phải bồi thường, kế toán hạch toán vào các TK 334, TK 1388, TK 111... phần giá trị vật liệu thiếu hụt cá nhân phải bồi thường.

Khi có quyết định xử lý vật liệu thừa, kế toán ghi: Nợ TK 3381

Có TK 642, 721...

Điện lực Ba Đình đã có rất nhiều biện pháp, sáng kiến trong việc giữ gìn, bảo quản, sử dụng vật tư nên trường hợp mất mát, thiếu hụt vật tư tại Điện lực rất ít khi xảy ra.

2) Đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu

Nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình được dùng thường xuyên, liên tục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc đánh giá lại vật liệu phải có chủ trương từ phòng tài chính kế toán công ty

điện lực Hà Nội trên cơ sở khi giá cả thị trường có đột biến. Đây là một công việc rất hiếm khi xảy ra vì vật liệu của các Điện lực luôn trong tình trạng được lưu thông, ít có vật liệu tồn đọng lâu ngày.

Phần ba

một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - hà nội (Trang 106 - 109)