Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - hà nội (Trang 26 - 31)

kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên (perpetual inventory method) là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho. Phương pháp này được sử dụng phổ biến hiện nay ở nước ta vì những tiện ích của nó. Tuy nhiên với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá có giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán mà áp dụng phương pháp này sẽ tốn rất nhiều công sức. Dầu vậy, phương pháp này có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. Theo phương pháp này, tại bất kỳ thời điểm nào, kế toán cũng có thể xác định được lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng. Theo chuẩn mực kế toán Quốc tế số 2, giá trị vật liệu được hạch toán vào giá phí hàng tồn kho, những khoản chi phí không nằm trong giá phí hàng tồn kho và được tính vào chi phí phát sinh trong kỳ: Nguyên vật liệu phế thải, chi phí dự trữ tồn kho trừ phi khoản chi phí này là cần thiết trong quá trình sản xuất trước một giai đoạn sản xuất tiếp theo. ở Việt Nam, kế toán đã vận dụng có chọn lọc chuẩn mực vào hạch toán vật liệu.

Để hạch toán nguyên liệu, vật liệu, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

• Tài khoản 152: "Nguyên liệu, vật liệu": Tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm của các nguyên, vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ... tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện tính toán.

- Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm tăng giá thực tế của nguyên, vật liệu trong kỳ (mua ngoài, tự sản xuất, nhận góp vốn, phát hiện thừa, đánh giá tăng...).

- Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm nguyên, vật liệu trong kỳ theo giá thực tế ( xuất dùng, xuất bán, xuất góp liên doanh, thiếu hụt, giảm giá được hưởng...)

- Dư nợ: Giá thực tế của nguyên, vật liệu tồn kho.

• Tài khoản 151 "Hàng mua đi đường": Tài khoản này dùng theo dõi các loại nguyên, vật liệu mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua, đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng, chưa về nhập kho (kể cả số đang gửi kho người bán)

- Bên nợ: Phản ánh giá trị hàng đi đường tăng.

- Bên có: Phản ánh giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách hàng . - Dư nợ: Giá trị hàng đang đi đường (đầu và cuối kỳ).

• Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 133, 331, 111, 112...

Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ:

Đối với các cơ sở kinh doanh đã có đủ điều kiện để tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ (thực hiện việc mua, bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ, ghi chép đầy đủ), thuế VAT đầu vào được tách riêng, không ghi vào giá thực tế của vật liệu. Như vậy khi mua hàng, trong tổng giá thanh toán phải trả cho người bán, phần giá mua chưa thuế được ghi tăng giá vật liệu, còn phần thuế VAT đầu vào được ghi vào số được khấu trừ.

Đặc điểm hạch toán tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:

Đối với các đơn vị tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp (đơn vị chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về sổ sách kế toán, về chứng từ hoặc với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc), do phần thuế VAT được tính vào giá thực tế vật liệu nên khi mua vào, kế toán ghi vào tài khoản 152 theo tổng giá thanh toán.

Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu:

Vật liệu trong doanh nghiệp giảm chủ yếu do xuất sử dụng cho sản xuất kinh doanh, phần còn lại có thể xuất bán, xuất góp vốn liên doanh... Mọi trường hợp giảm vật liệu đều ghi theo giá thực tế ở bên Có của tài khoản 152.

Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ)

TK1331 TK 627,641,642,241 TK 627,641,642,241 TK 128,222,136 TK 412,1381,642 TK 1388,154 TK 151 TK 411 TK 154 TK 412,3381 TK 311,3388 Mua v.l nhập kho Nhập v.l đi đường V.l cấp trên cấp Nhập v.l đơn vị tự Đánh giá tăng v.l, Vay NH, đơn vị khác để mua v.l Xuất v.l chế biến S.P

Xuất v.l cho quản lý,

Mang v.l đi góp vốn,

Đánh giá giảm v.l

Xuất v.l cho vay kỳ trước

hay nhận góp vốn LD...

sản xuất

Kiểm kê thừa v.l

mang đi gia công, chế biến Thiếu khi k.kê cấp cho cấp dưới bán h ng, phân xà ưởng, XDCB

Sơ đồ 5: Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp)

Nhận lại vốn góp liên doanh

TK 111,112,331... TK 152 TK 621 TK 627,641,642 TK 128,222,136 TK 412,1381 TK 151 TK 411 TK 154 TK 412,3381 Mua v.l nhập kho Nhập v.l đi đường V.l cấp trên cấp Nhập v.l đơn vị tự Xuất v.l chế biến S.P

Xuất v.l cho quản lý,

Mang v.l góp vốn, kỳ trước

hay nhận góp vốn LD

sản xuất Cấp cho cấp dưới bán h ng, phân xà ưởng (Tổng giá thanh toán)

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - hà nội (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w