Cải thiện sự phục vụ và nâng cao năng lực chuyên môn của công chức Kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 88)

- Mục tiêu

3.2.2.Cải thiện sự phục vụ và nâng cao năng lực chuyên môn của công chức Kho

bạc Khánh Hòa

3.2.2.1. Căn cứ của giải pháp

Sự phục vụ của công chức Kho bạc (thái độ lịch sự và nhiệt tình của công chức, kỹ năng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, mức độ đối xử công bằng giữa các công dân, thời gian chờ đợi để được tiếp nhận hồ sơ, thời gian trả kết quả hồ sơ) chưa phù hợp với các đơn vị liên hệ công tác. Thời gian chờ đợi mất thời gian theo kết quả khảo sát là 7,14% mẫu điều tra, yêu cầu những giấy tờ không cần thiết là 11,90%.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Cải thiện thái độ, trách nhiệm phục vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; chấn chỉnh, xử lý ngay các trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, nhũng nhiễu, công khai kết quả xử lý; có giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, thu hút người có tài nâng, nhân lực chất lượng cao để tăng cường hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm tại bộ phận “một cửa” thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, tài sản, công việc nhiều phức tạp, cám dỗ. Do vậy, đòi hỏi cán bộ phải có “nghệ thuật” khi giao tiếp với khách hàng, làm sao phải nhiệt tình và ứng xử hòa nhã, mềm dẻo, phải biết kiềm chế để xử lý mọi tình huống. Mặt khác, cán bộ lại phải có bản lĩnh chính trị cao để tránh xa tệ quan liêu, tham nhũng. Chính vì vậy, định kỳ KBNN cần tổ chức lấy ý kiến về sự hài lòng của tổ chức, cá nhân, khách hàng để làm thước đo trong việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức Kho bạc.

Để cải thiện công tác phục vụ của cán bộ công chức, công tác đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại đơn vị cũng cần được thay đổi đồng thời về chất và lượng. Phương pháp đào tạo dựa trên nhu cầu công việc là cách làm có tính xu thế chung của các nước tiên tiến. Khảo sát, xác định đối tượng và nhu cầu đào tạo để thiết kế chương trình, nội dung các chuyên đề là phương pháp tối ưu. Như thế đơn vị đào tạo, bồi dưỡng sẽ cung cấp những gì mà người được đào tạo chứ không phải những gì mà mình có. Cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc cần được tiếp cận và tập huấn các chính sách liên quan trong ngành Nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa để có kiến thức và hiểu biết về lĩnh vực phụ trách. Trong các văn bản nhà nước không thể chi tiết hết các lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế, mỗi ngành khác nhau, chi phí quản lý và chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, từng khu vực trên địa bàn sẽ khác nhau, qui chế chi tiêu nội bộ sẽ có đặc thù đòi hỏi cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc cần nắm được để xử lý nhanh chóng và chính xác. Về phía người học tinh thần đặt ra

là học để làm chứ không phải học để cho biết. Theo hướng đó nội dung chương trình sẽ giản lược phần lý thuyết và hướng dẫn trọng tâm là trang bị nghiệp vụ xuất phát từ yêu cầu công việc cho các đối tượng cụ thể. Chuyên môn hoá và tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát chi Ngân sách nhà nước, cần nắm vững tình hình kinh tế – xã hội và các chính sách chế độ của nhà nước, thường xuyên rèn luyện tư cách, đạo đức và đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác. Kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất, thiếu trình độ, năng lực, không đảm nhiệm được công việc.

Cần có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, linh hoạt dưới nhiều hình thức nhằm tạo ra động lực kích thích mọi cán bộ công chức hăng say làm việc, phát huy tối đa trình độ, năng lực của mỗi người, mặt khác bổ sung kịp thời những điều kiện vật chất góp phần giúp cán bộ an tâm công tác. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm sai chính sách, chế độ; sai quy trình nghiệp vụ gây hậu quả nghiêm trọng.

3.2.2.3. Hiệu quả do giải pháp mang lại

Áp dụng biện pháp trên góp phần sự phục vụ của công chức Kho bạc Khánh Hòa (thái độ lịch sự và nhiệt tình của công chức, kỹ năng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, mức độ đối xử công bằng giữa các đơn vị sử dụng Ngân sách, thời gian chờ đợi để được tiếp nhận hồ sơ, thời gian trả kết quả hồ sơ) được tốt hơn, nâng cao thời gian, thủ tục, đem lại sự hài lòng của đơn vị ngành Nông nghiệp đối với Kho bạc trong kiểm soát chi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 88)