Nội dung của giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 85)

- Mục tiêu

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Kho bạc Nhà nước cần chủ động cung cấp thông tin về các dịch vụ do mình cung cấp và các điều kiện, cách thức tiếp cận dịch vụ; chủ động nắm bắt nhu cầu của người dân để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời; thay vì chờ đến khi người dân có yêu cầu mới phục vụ (tạm gọi là marketting đối với dịch vụ hành chính và dịch vụ sự nghiệp công – “marketting nhà nước”). Đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin, chú trọng tương tác trực tiếp, thường xuyên, cập nhật đúng lúc, đúng đối tượng, đúng nhu cầu, giải đáp thỏa đáng, kịp thời các thắc mắc.

Công bố công khai, rộng rãi và hướng dẫn cụ thể cách thức tiếp cận, sử dụng các dịch vụ trực tuyến qua mạng internet, qua hệ thống tin học viễn thông, truyền thông đa phương tiện.

Cải cách mạnh mẽ quy trình thủ tục hành chính, quy trình cung; công khai hóa toàn bộ thông tin bằng nhiều hình thức thích hợp, đa dạng; đẩy mạnh thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại; kết nối hệ thống trực tuyến giữa các cơ quan, các cấp hành chính (đến cả các cơ quan, đơn vị trực thuộc); kết nối liên thông cơ sở dữ liệu; thống nhất quy trình phối hợp tiếp nhận, xử lý công việc, cung cấp dịch vụ giữa các khối.

Xây dựng kế hoạch nâng cấp các điều kiện tiếp đón và phục vụ theo lộ trình phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tạo môi trường giao tiếp văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp, dân chủ.

Tổ chức bộ máy KBNN là một thể thống nhất, cùng thực hiện chức năng là kiểm soát chi NSNN và các quỹ tài chính khác trong đó có chi thường xuyên theo luật NSNN. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tổ chức toàn hệ thống thực thi công vụ theo một cơ chế thống nhất trong toàn quốc. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ một cách đồng bộ trên cơ sở cải cách hành chính, giao dịch một cửa, một bộ phận khoa học hơn với phương châm “Thuận lợi - Chặt chẽ - Nhanh chóng - Tận tình”.

Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Khánh Hòa, việc hoàn thiện qui trình giao dịch ‘’một cửa’’ theo hướng tách bạch cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cán bộ xử lý hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên. Thực hiện theo qui trình kiểm soát chi này có ưu điểm là khách hàng chỉ liên hệ với cán bộ giao dịch ‘’một cửa’’, tách bạch được cán bộ giao dịch và cán bộ xử lý công việc, đáp ứng được qui định của chính phủ trong giao dịch ‘’một cửa’’ và đảm bảo được thống nhất, khách hàng giao dịch tập trung vào một đầu mối. Đồng thời việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn kiểm soát chi và

giai đoạn thực hiện thanh toán được 2 bộ phận trọng cơ quan Kho bạc đảm nhận. Với việc chia thành hai giai đoạn kiểm soát và thanh toán như trên đã phù hợp với nhiệm vụ của từng phòng, thực hiện chuyên sâu nghiệp vụ. Tuy nhiên, do bộ phận một cửa là nơi xử lý chứng từ để thông báo cho khách hàng khi giao hồ sơ nên cán bộ Kho bạc làm tại bộ phận một cửa phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, hiểu biết đa lĩnh vực để xử lý nhanh, tránh trả đi trả lại chứng từ cho đơn vị sử dụng Ngân sách sau khi vào bộ phận kiểm soát chi mới phát hiện sai sót lúc đó mới thông báo với khách hàng mất nhiều thời gian của đơn vị.

Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chi thường xuyên ‘’một cửa’’. Phần mềm này phải đảm bảo theo dõi được các thông tin về khách hàng, số bộ chứng từ, ngày giải quyết, lưu vết được các bước xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc, chương trình này cho phép kết xuất các báo cáo để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi, các hồ sơ, chứng từ bổ sung, sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán đúng hạn hay quá hạn. Hàng ngày kế toán trưởng sẽ vào chương trình in báo cáo kết quả kiểm soát chi để theo dõi, kiểm tra các hồ sơ kiểm soát chi chưa được giải quyết, xử lý, những hồ sơ đã quá hạn xử lý, nhắc nhở cán bộ kiểm soát chi thực hiện việc kiểm soát, thanh toán đúng qui định. Để giám sát thực thi nhiệm vụ của nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát chi, nên đưa các dữ liệu: ngày tháng năm tiếp nhận và nội dung tiếp nhận hồ sơ vào chương trình quản lý thanh toán trên máy vi tính. Trên chương trình này có thể áp dụng thanh chấm điểm về thời gian thanh toán, chất lượng kiểm tra hồ sơ của nhân viên và kết nối với bộ phận Kế toán để theo dõi được thời gian thanh toán của chứng từ thanh toán. Nếu thời gian xử lý hồ sơ chậm so với quy định, chương trình sẽ tự động chuyển hồ sơ lên các cấp lãnh đạo và nhân viên phải giải trình về tình trạng chậm xử lý hồ sơ. Định kỳ có thể theo dõi được chất lượng thanh toán của từng nhân viên, đồng thời tìm ra nguyên nhân chậm trễ, khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp tại Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)