Hạch toán trích lập dự phòng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh duy tân (Trang 108 - 110)

Để đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị NVL tồn tại công ty không cao hơn so với giá cả thị trường và giúp các báo cáo tài chính của công ty phản ánh chính xác hơn. Mặt khác, trong điều kiện giá cả không ổn định và chủng loại nguyên vật liệu mua vào ngày càng nhiều do yêu cầu mở rộng, tăng cường sản xuất. Việc lập dự phòng cho NVL tại Công ty TNHH Duy Tânlà cần thiết. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giúp công ty bình ổn giá NVL trong kho. Mặt khác, xét về phương diện tài chính, dự phòng giảm giá NVL còn có tác dụng làm giảm lãi của công ty trong niên độ kế toán, nên công ty tích lũy được một nguồn tài chính mà đáng lẽ nó đã được phân chia.

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định như sau:

Việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện thông qua TK 159 như sau:

Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý), khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho lần đầu tiên, ghi:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cuối kỳ kế toán năm (hoặc quý) tiếp theo:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Số lượng hàng tồn kho tại thời điểm

lập BCTC x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn, ghi:

Nợ TK 159 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632: Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

3.2.6. Về báo cáo liên quan đến vật liệu

Để đảm bảo cho công tác quản lý, sử dụng NVL tại công ty, hàng năm công ty nên lập các báo cáo để phân tích tình hình thu mua, sử dụng NVL tại đơn vị. Nếu công việc này được tiến hành thường xuyên sẽ đảm bảo cung cấp thông tin cho nhà quản lý nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch vật tư, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tình hình sử dụng NVL trong sản xuất và qua đó có những quyết định thu mua, dự trữ và sử dụng NVL hợp lý hơn.

Để đánh giá công tác NVL của mình Công ty TNHH Duy Tâncó thể sử dụng các bảng phân tích theo mẫu sau:

BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC DỰ TRỮ NGUYÊN VẬT LIỆU

Năm:……

Chỉ tiêu Năm N Năm N-1 Chênh lệch

+/- %

1.Giá trị NVL tồn đầu năm

2.Giá trị NVL xuất dùng trong năm 3.Giá trị NVL tồn cuối năm

4.Giá trị NVL bình quân năm 5.Hệ số vòng quay NVL

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU

Năm:……

Chỉ tiêu Năm N Năm N-1 Chênh lệch

+/- %

1. Doanh thu bán hàng 2.Lợi nhuận gộp

3.Giá trị NVL bình quân năm 4.Hệ số sức sản xuất của NVL 5.Hệ số sức sinh lời của NVL

Bảng 3.3 : Mẫu bảng đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em về công tác kế toán NVL trong quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Duy Tân. Tuy nhiên do hiểu biết, năng lực của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn còn ít nên những ý kiến đề xuất trên đây không phải là tối ưu. Em mong rằng những giải pháp trên đây của em sẽ ít nhiều góp phần cho việc nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.

Một phần của tài liệu công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh duy tân (Trang 108 - 110)