Nhân tố vi mô

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân trung – dài hạn tại nhtmcp ngoại thương, chi nhánh hải dương, pgd sao đỏ (Trang 27 - 28)

Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của tín dụng cá nhân 1.7.1. Nhân tố vĩ mô

1.7.1.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế – xã hội là hai phạm trù rộng lớn, thường có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với mọi vấn đề. Và tín dụng cá nhân cũng khơng ngoại lệ. Cụ thể:

-

Về kinh tế: Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, người dân sẽ có niềm tin vào mức độ ổn định và có khả năng tăng cao của thu nhập trong lương lai. Từ đó, họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn, thậm chí vượt mức thu nhập hiện tại. Đây là một cơ hội cho tín dụng cá nhân tiếp tục phát triển. Ngược lại, nếu kinh tế đang trong thời kì 17

suy thối, người dân sẽ có xu hướng giảm chi tiêu, cố gắng tiết kiệm. Đây là điều bất lợi, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tín dụng cá nhân.

-

Về xã hội: Xã hội bao gồm nhiều yếu tố như tình hình trật tự, thói quen, trình độ học vấn, địa vị xã hội,… Những điều này cũng góp phần quyết định không nhỏ trong hành vi tiêu dùng của con người. Thật vậy, đối với những người có học vấn, có địa vị, họ sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đồng nghĩa với việc nhu cầu vay vốn cũng lớn hơn_điểm thuận lợi cho tín dụng cá nhân. Ngược lại, đối với những người lao động, họ chỉ mong ổn định cuộc sống thay vì muốn thay đổi tốt hơn bởi khi chi tiêu quá nhiều, họ sẽ phải vay ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng hồn trả nợ của họ thật sự khó khăn.

1.7.1.2. Mơi trường pháp lí

Có thể nói, mọi hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đều chịu sự chi phối của pháp luật. Các văn bản pháp luật đã quy định rất rõ những vấn đề liên quan đến ngân hàng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng về cách thức hoạt động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan,… Qua sự điều chỉnh của pháp luật, mọi thứ đều đi theo đúng quỹ đạo của nó. Việc này sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh và phát triển. Và cũng nhờ sự định hướng của pháp luật, ngân hàng cùng các nghiệp vụ của mình (trong đó có tín dụng cá nhân) sẽ đi theo một đường lối đúng đắn, ngăn chặn được những rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

1.7.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực trong nền kinh tế, đối với ngân hàng

cũng vậy. Các đối thủ cạnh tranh luôn là mối đe dọa hàng đầu trong các hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng cạnh tranh về lãi suất, chính sách ưu đãi, sản phẩm dịch vụ,… và trong cuộc chiến khơng bao giờ dừng lại đó, chính sự khốc liệt đã tạo động lực giúp các ngân hàng tiếp tục cố gắng phát triển đa dạng hệ thống sản phẩm. Đây cũng là một cơ hội để tín dụng cá nhân_một mảng nghiệp vụ căn bản được phát triển hơn nữa.

1.7.2.1. Ngân hàng thương mại

Bản thân tiềm lực của ngân hàng là nhân tố cốt lõi tác động lên mức độ hiệu quả của tín dụng cá nhân bởi ngân hàng chính là nơi diễn ra, vận hành nghiệp vụ này. Thật vậy, một ngân hàng còn tồn tại một hay một vài vấn đề như: nguồn vốn huy động thấp, trang thiết bị thiếu thốn, năng lực nhân viên kém, khả năng quản lí nguồn vốn cho vay 18

cịn chưa cao, chính sách cho vay lỏng lẻo, khơng xác thực,… thì hoạt động tín dụng cá nhân hiển nhiên sẽ khơng thể hiệu quả. Ngược lại, một ngân hàng luôn huy động được lượng vốn lớn, đầu tư trang thiết bị tân tiến, nhân viên thường xuyên được bổ sung kiến thức mới nhằm theo kịp tiến độ phát triển của khu vực và trên thế giới, khả năng quản lí đồng vốn cho vay tốt, chính sách cho vay ưu đãi, phù hợp với điều kiện thực tế,… thì tín dụng cá nhân cũng sẽ luôn hiệu quả.

1.7.2.2. Khách hàng

Khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả của tín dụng cá nhân bởi khách hàng chính là một thành phần quan trọng trong mối quan hệ tín dụng. Về điều này, có thể dễ nhận thấy, các vấn đề liên quan đến khách hàng đều trực tiếp hay gián tiếp tác động lên nghiệp vụ này. Trước tiên là nhu cầu, chỉ khi có nhu cầu, khách hàng mới tiến hành giao dịch vay vốn với ngân hàng, điều này giúp nguồn vốn huy động không bị ứ đọng, đem lại hiệu quả kinh doanh. Thứ hai là sự hài lòng, khi khách hàng cảm thấy quyền lợi của mình được đảm bảo (các giao dịch diễn ra nhanh chóng, thủ tục khơng rườm rà, khơng gây phiền hà; khách hàng được vay với chính sách ưu đãi về lãi

suất và hình thức hồn trả nợ vay,…), họ sẽ tiếp tục giao dịch khi có nhu cầu, khiến cho số lượng các giao dịch tín dụng cá nhân tăng. Cuối cùng là mục đích và việc sử dụng vốn vay, khi khách hàng có mục đích vay chính đáng hay hứa hẹn sẽ sinh lời và sử dụng vốn vay đúng mục đích, ngân hàng sẽ tránh được những rủi ro về tính thanh khoản, về khả năng thu hồi nợ, từ đó đem lại hiệu quả chung cho tín dụng cá nhân.

19

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân trung – dài hạn tại nhtmcp ngoại thương, chi nhánh hải dương, pgd sao đỏ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w