IV. NHỮNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
8. Hệ thống quan điểm:
• Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả: phải hướng vào phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, phải giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Trong chiến lược phát triển kinh tế phải lấy mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội.
• Phát triển hàng hoá nhiều thành phần: phải bằng mọi biện pháp tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, với hình thức tổ chức sản xuất- kinh doanh đa dạng, phong phú, đan xen và hỗ trợ nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hình thành thị trường lao động thống nhất và linh hoạt, không bị chia cắt về địa lý hành chính.
• Trách nhiệm giải quyết việc làm của các cấp ban ngành: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước, của các cấp Ngành, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động. Nhà nước một mặt phải khuyến khích phát triển thị trường lao động, làm cho nó hoạt động sôi động và có hiệu quả bằng các chính sách bảo vệ và khuyến khích các tổ chức, các đơn vị kinh tế, các chủ doanh nghiệp kể cả chủ tư nhân, hộ gia đình và mọi người lao động ở mọi thành phần kinh tế tạo được nhiều chỗ làm mới và thu hút được nhiều lao động.
• Phát huy tiềm năng nguồn nhân lực trong nước: giải quyết việc làm trong điều kiện nước ta còn nghèo, chúng ta phải phát huy mọi nguồn tiềm năng trong nước, khai thác đến mức tối đa tiềm năng trong dân (vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn), đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các chương trình và dự án có mục tiêu. Song cẫn xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và các cấp. Nhà nước chủ yếu là phải có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn hướng vào sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động xã hội.
• Ưu tiên các đối tượng chính sách: trong những năm tới phải tập trung ưu tiên tạo lên chỗ làm việc mới, giải quyết cho một số đối tượng bức bách nhất: lao động thôi việc trong khu vực nhà nứơc, thanh niên đến tuổi lao động ở thành thị, khu công nghiệp tập trung, bộ đội xuất ngũ..các đối tượng đặc thù (phụ nữ trẻ em, người tàn tật..). Giải quyết việc làm phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, trong đó cần chú ý đúng mức giải quyết việc làm ở những thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ chí minh; phải hình thành hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương cơ sở bao gồm hệ thống quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp chăm lo giải quyết việc làm cho lao động xã hội.
III-NHỮNG CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM:
Trong các chính sách tạo việc làm, có rất nhiều chính sách ở tầm vĩ mô, hay những chính sách trong thời gian dài gắn với những điều kiện vật chất, tài nguyên của đất nước như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách di dân đến những vùng kinh tế mới gắn với điều kiện tài nguyên thiên nhiên của đất nước... trong điều kiện không thể cho phép nên tôi không thể trình bày tất cả ở trong đề án này, chỉ có thể đưa ra các chính sách cụ thể trong thời gian ngắn hoặc những chính sách còn mới đối với nước ta...