Trong thời kỳ 2001-2005:

Một phần của tài liệu Việc làm, thất nghiệp – thực trạng và giải pháp tạo việc làm (Trang 26 - 28)

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1.Trong thời kỳ 2001-2005:

Để có được những chính sách cụ thể thì ta phải dự báo được tình hình nguồn nhân lực trong thời gian tới.

- Quy mô lực lượng lao động tiếp tục tăng với tốc độ cao: Theo số liệu thống kê thì tốc độ tăng lực lượng lao động bình quân ở nước ta còn khá cao, khoảng

2.7% / năm trong khi đó tốc độ tăng dân số thấp hơn. Như vậy trong những năm gần thì lực lượng lao động sẽ rất dồi dào tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, nhưng đồng thời đó cũng là một nỗi lo của toàn xã hội nếu như không giải quyết được vấn đề việc làm

- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động tiếp tục được nâng cao

- Sự thay đổi cơ cấu lực lượng lao động ở các nhóm ngành trong phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 - 2005:

- Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số, sớm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư.

- Giải quyết đến năm 2005 khoảng 40 triệu người có việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5-6%. Thúc đẩy giải quyết việc làm tạo việc làm mới gắn với thực hiện mục tiêu kinh tế, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế cả nước theo hướng hình thành các ngành sản xuất và dịch vụ có cạnh tranh và giá trị cao, khuyến khích sáng tạo và giải phóng tiềm lực của mỗi người dân, khuyến khích các dự án phát triển thu hút nhiều lao động.

- Xã hội hoá mạnh mẽ đầu tư, huy động có hiệu quả nguồn vốn của xã hội và năng lực quản lý của các nhà quản lý chuyên nghiệp cho họ phát triển giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa và phát triển hạ tầng kỹ thuật.

- Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế mở để thu hút lao động có trình độ kỹ thuật cao, tiếp tục cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp Nhà nước, sử dụng phù hợp các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động, khuyến khích và mở mang kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, và các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động tại chỗ.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, thực hiệu đa dạng hoá thị trường và thành phần tham gia xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện chính sách trợ vốn, giúp vốn, tín dụng ưu đãi và giảm chi phí để khuyến khích người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Phát triển Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và các nguồn quỹ đoàn thể, xã hội, quỹ hội phụ nữ để tạo được công việc làm có tính xã hội rộng rãi và tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Phát triển mở rộng hợp tác, phân công lao động quốc tế, liên doanh, liên kết tạo lên nhiều việc làm, xây dựng chương trình liên kết với thông tin lao động-việc làm và đào tạo của thành phố và khu vực và các tỉnh lân cận.

Đối với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cần phải:

a. Tổ chức tốt hệ thống thông tin-dự báo thị trường lao động.

- Nâng cao năng lực quản lý nguồn lao động tại quận, huyện, phường xã nắm chắc số lao động chưa có việc làm tại địa phương để chủ động giải quyết việc làm.

- Tăng cường nắm tình hình cung-cầu lao động,tình hình việc làm của lao động trong độ tuổi và một số lao động đặc thù, việc thực hiện chính sách chế độ về lao động-việc làm tại các đơn vị sử dụng lao động theo định kỳ quý, 06 tháng, năm bằng phương pháp điều tra, thiết lập hệ thống thông tin báo cáo về quản lý thị trường lao động.

- Tổ chức các hoạt động thông tin về lao động-việc làm-đào tạo nghề tại các đơn vị dịch vụ việc làm, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh thành đó, xây dựng các chuyên mục thông tin về việc làm-nghề nghiệp, phổ biến các kinh nghiệm, điển hình về tạo việc làm, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hút nhiều lao động.

- Tổ chức “Hội chợ việc làm” hàng năm.

b. Giải pháp đào tạo nghề bố trí việc làm phù hợp thị trường lao động: Xây dựng và

- Có chính sách đa dạng hoá phương thức và loại hình dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mở trường lớp dạy nghề, tham gia đào tạo nghề thông qua thực tập, bồi dưỡng ngắn hạn, nâng cao tay nghề cho người lao động, khuyến khích phát triển các hình thức tuyên truyền nghề trong từng khu vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống.

- Tiếp tục quy hoạch bố trí lại hệ thống dạy nghề phù hợp với cơ cấu ngành nghề, đầu tư xây dựng một số trường dạy nghề kỹ thuật bậc cao trong đó có trường công nhân kỹ thuật thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Xây dựng chương trình cụ thể dài hạn (3 năm, 5 năm) về tổ chức động viên kết hợp tuyên truyền với các chính sách khuyến khích để đưa số đông học sinh tốt nghiệp phổ thông trung họcvà một số học sinh phổ thông cơ sở vào các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, đồng thời định hướng cho thanh niên vào đời tránh tư tưởng xem trọng công việc làm thầy hơn làm thợ. Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm sâu sắc hơn, vì các trường dạy nghề thường có ít người muốn vào học hơn là các trường Đại học hoặc Cao đẳng, do đó lượng đào tao ra công nhân kỹ thuật là rất ít so với lượng đào tạo ra Cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư...

- Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề phù hợp yêu cầu phát triển hệ thống đào tạo nghề giai đoạn 2001-2005.

c. Nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động.

Đối với nhà nước cần phải có những giải pháp:

- Nhà nước cần ban hành quy định về quản lý đố vời hệ thống dịch vụ việc làm, cụ thể hoá về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể và nghiêm cấm các dịch vụ việc làm thu lệ phí dịch vụ đối với người lao động và các quy định về chế tài.

- Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nhân sự đang làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.

d. Phát triển các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm

- Chương trình cho vay vốn từ Quỹ hỗ trợ việc làm.

- Chương trình xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân. Giúp những gia đình khó khăn vượt qua băng các cách như cho vay tiền hay tạo việc làm thuận lợi cho họ..

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Việc làm, thất nghiệp – thực trạng và giải pháp tạo việc làm (Trang 26 - 28)