Trong thời kỳ 2001-2010

Một phần của tài liệu Việc làm, thất nghiệp – thực trạng và giải pháp tạo việc làm (Trang 28 - 41)

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2. Trong thời kỳ 2001-2010

Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động là một bộ phận quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu câu phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Để có thể tạo được việc làm, giải quyết thất nghiệp trong thời gian dài thì

ta phải đánh giá trong thời gian dài sẽ có những thay đổi cơ bản nào trong kinh tế- xã hội ở nước ta. Xem xét tình hình trong thời gian dài rất khó, vì nếu đánh giá sai tình sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Trong tương lai, đất nước ta sẽ có những thay đổi lớn, khoa học công nghệ của thế giới sẽ dần dần tràn vào Việt nam, đó là một thách thức lớn cho nguồn nhân lực nếu nguồn nhân lực nước ta vẫn như hiện nay. Như vậy cần có sự thay đổi lớn, phải đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với khoa học công nghệ trong những năm sắp tới. Sau đây là những bước cần phân tích-tổng hợp-đánh giá để đào tạo nghề cho người lao động trong thời gian tới.

Trong thời kỳ việc làm trong thời kỳ 2001-2010: Tạo việc làm cho khoảng 13,5 triệu lao động, bình quân mỗi năm khoảng 1,35 triệu lao động (tuy răng số liệu này không được tính toán kỹ nhưng cũng là muc tiêu quan trọng, càng những năm sau thì giải quyết lao động có thể là một vấn đề khó khăn nhưng cũng có thể rất dễ dàng), tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, phấn đấu giảm lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong công nghiệp và dịch vụ lên (Nông nghiệp chiếm khoảng 50%, công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 23%, dịch vụ chiếm khoảng 27%), giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, năng suất lao động tăng 4-5% /năm .. Để đạt mục tiêu như vậy thì phương hướng phát triển việc làm tập trung vào những nội dung chủ yếu là:

Giải quyết việc làm: Hướng chủ đạo có tính chất quyết định là thúc đẩy giải quyết việc làm và tạo mở việc làm gắn với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá lớn trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến nông sản, góp phần tăng năng suất lao động và tính cạnh tranh của hàng hoá. Khuyến khích mở mang kinh tế trang trại, kinh tế gia đình, các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động tại chỗ. Trong tình hình hiện nay, thất nghiệp theo thời vụ tăng rất cao, nhất là ở những vùng nông thôn, làm việc theo thời vụ thì chúng ta cần áp dụng những chính sách việc làm như vậy. Cùng với việc giải quyết việc làm trong nước cần đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia sang nước ngoài. Coi đây là mũi nhọn quan trọng vừa để nâng cao chất lượng lao động trong nước vừa nâng cao kinh tế đối ngoại, vừa chuẩn bị đội ngũ lao động kỹ thuật phục vụ đất nước trong thời kỳ dài sau này. Mở ra các trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức đào tạo nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho người lao động.

Phát triển nguồn nhân lực: Để nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nhanh bộ phận lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt trong lĩnh vực tin học và

công nghệ. Đồng thời phổ cập nghề trong lao động phổ thông, nhất là lao động nông thôn, giúp họ có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hiện đại, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm.

Hoàn thiện các chính sách lao động, việc làm thị trường lao động: nhằm tạo điều kiện và cơ hội bình đẳng cho mọi người trong việc phát triển sản xuất tạo việc làm cho mình và thu hút lao động xã hội. Khuyến khích những người làm giàu chính đáng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người lao động. Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và điều chỉnh cung cầu trong thị trường lao động.

Phát triển mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài trên cơ sở tôn trọng sự độc lập, chủ quyền của đất nước. Chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, liên doanh, liên kết tạo mở việc làm.

Để thay đổi căn bản tình hình lao động và việc làm, cần đột phá vào một số lĩnh vực then chốt, đó là: Tiếp tục đổi mới và tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa để giải phóng tiềm năng sức lao động xã hội, tạo động lực và sức bật mạnh mẽ cho phát triển việc làm, phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường ngoài nước. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đa dạng hoá phương thức và loại hình tay nghề. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia sang các nước tiên tiến, vừa để học thêm kiến thức nâng cao tay nghề, vừa để họ có cơ hội cọ xát với bên ngoài để có thể có những kinh nghiệm có ích cho họ khi về nước hoạt động. Ưu tiên giải quyết việc làm đối với thanh niên, bộ đội xuất ngũ, con em người có công, người thất nghiệp dài hạn và lao động thiếu việc làm ở nông thôn. Cần nâng cao hơn nữa năng lực và đổi mới phương thức của hệ thống quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp về lao động việc làm. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các phương thức và nhiệm vụ phát triển việc làm của đất nước, cần phải có đồng bộ các giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề trên.

II-ĐỔI MỚI QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1. Nhận thức cơ bản về việc làm:

Như chúng ta đã biết chiến lược ổn định và phát triển kinh tế của Việt nam trong thời gian tới “Giải quyết việc làm,sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ”. Như vậy chúng ta cần phải xác định hệ thống quan điểm giải quyết việc làm phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.

Giống như ở trong chương I đãđề cập về khái niệm việc làm nhưng cần nhấn mạnh rằng việc làm là hoạt động cụ thể của người lao động mang lại lợi ích cho xã hội và thu nhập cho bản thân và là hoạt động hợp pháp trong khuân khổ đó người lao động có thể làm việc trong bất cứ thành phần kinh tế nào. Như vậy chúng ta phải thay đổi chuẩn mực và thang giá trị đánh giá cống hiến của ngưới lao động cho xã hội. Người lao động làm việc ở bất kỳ đâu, thước đo duy nhất là năng suất , chất lượng và hiệu quả, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận và người lao động được hưởng thụ đúng với giá trị lao động sáng tạo của mình, được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giá trị vật chất do mình làm ra theo pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và có đóng góp một phần cho xã hội.

3. Giải quyết vấn đề việc làm:

Phức tạp không đơn thuần phải hiểu nó theo nội dung mới bao hàm cả phạm vi rộng và phạm vi hẹp. Trên phạm vi rộng, giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Còn theo phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm

4. Coi trọng yếu tố tự tạo việc làm của người lao động:

Trong cơ chế thị trường ngày nay không thể làm theo kiểu hành chính trước đây, mà phải giải quyết việc làm theo quan điểm thị trường, phải bằng mội biện pháp giải phóng triệt để tiềm năng lao động.

5. Sự thay đổi ngành nghề theo sự phù hợp của nền kinh tế:

Trong cơ chế thi trường việc làm ổn định chỉ là khái niệm tương đối. Sự chuyển dịnh và di chuyển lao động sẽ ngày càng mạnh mẽ. Người lao động có thể thay đổi việc làm từ ngành, nghề này sang ngành nghề khác, từ hình thức tổ chức sản xuất_kinh doanh này sang hình thức tổ chức kinh doanh khác. Điều này bị chi phối nghiêm ngặt bởi quy luật của kinh tế thị trường trong dó đặc biệt là phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về lao động, và giá cả lao động hình thành trên thị trường lao động.

6. Tìm hiểu kỹ về thất nghiệp:

Trong cơ chế thị trường, người có việc làm là người ký được hợp đồng lao động. Khoảng thời gian chống giữa hai lần ký hợp đồng lao động, là khoảng thời gian người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tức là cung và cầu không gặp nhau trong không gian và thời gian. Để giải quyết vấn đề thất nghiệp có tính toàn cầu, nên ban hành chế độ trợ cấp thất nghiệp để giúp đỡ họ

7. Giải quyết việc làm gắn với phát triển kinh tế:

Chính sách việc làm như là yếu tố của sự phát triển. Điều này giúp ta lựa chọn mô hình định hướng giải quyết việc làm như thế nào để vừa góp phần tăng trưởng kinh tế, vừa bảo đảm công bằng xã hội.

8. Hệ thống quan điểm:

• Phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả: phải hướng vào phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, phải giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ngày càng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Trong chiến lược phát triển kinh tế phải lấy mục tiêu quan trọng là đảm bảo việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội.

• Phát triển hàng hoá nhiều thành phần: phải bằng mọi biện pháp tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, với hình thức tổ chức sản xuất- kinh doanh đa dạng, phong phú, đan xen và hỗ trợ nhau, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, hình thành thị trường lao động thống nhất và linh hoạt, không bị chia cắt về địa lý hành chính.

• Trách nhiệm giải quyết việc làm của các cấp ban ngành: giải quyết việc làm là trách nhiệm của toàn Đảng, Nhà nước, của các cấp Ngành, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động. Nhà nước một mặt phải khuyến khích phát triển thị trường lao động, làm cho nó hoạt động sôi động và có hiệu quả bằng các chính sách bảo vệ và khuyến khích các tổ chức, các đơn vị kinh tế, các chủ doanh nghiệp kể cả chủ tư nhân, hộ gia đình và mọi người lao động ở mọi thành phần kinh tế tạo được nhiều chỗ làm mới và thu hút được nhiều lao động.

• Phát huy tiềm năng nguồn nhân lực trong nước: giải quyết việc làm trong điều kiện nước ta còn nghèo, chúng ta phải phát huy mọi nguồn tiềm năng trong nước, khai thác đến mức tối đa tiềm năng trong dân (vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm làm ăn), đồng thời tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các chương trình và dự án có mục tiêu. Song cẫn xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và các cấp. Nhà nước chủ yếu là phải có chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn hướng vào sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động xã hội.

• Ưu tiên các đối tượng chính sách: trong những năm tới phải tập trung ưu tiên tạo lên chỗ làm việc mới, giải quyết cho một số đối tượng bức bách nhất: lao động thôi việc trong khu vực nhà nứơc, thanh niên đến tuổi lao động ở thành thị, khu công nghiệp tập trung, bộ đội xuất ngũ..các đối tượng đặc thù (phụ nữ trẻ em, người tàn tật..). Giải quyết việc làm phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, trong đó cần chú ý đúng mức giải quyết việc làm ở những thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ chí minh; phải hình thành hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương cơ sở bao gồm hệ thống quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp chăm lo giải quyết việc làm cho lao động xã hội.

III-NHỮNG CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM:

Trong các chính sách tạo việc làm, có rất nhiều chính sách ở tầm vĩ mô, hay những chính sách trong thời gian dài gắn với những điều kiện vật chất, tài nguyên của đất nước như chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách di dân đến những vùng kinh tế mới gắn với điều kiện tài nguyên thiên nhiên của đất nước... trong điều kiện không thể cho phép nên tôi không thể trình bày tất cả ở trong đề án này, chỉ có thể đưa ra các chính sách cụ thể trong thời gian ngắn hoặc những chính sách còn mới đối với nước ta...

1. Đào tạo cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực, xuất khẩu lao động:

Trong tình hình kinh tế-xã hội hiện nay, thị trường lao động có được sự ổn định và phát triển nên nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài có chiều hướng gia tăng. Để có thể tăng số lượng lao động xuất khẩu sang nước ngoài thì cần có những giải pháp cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và tập trung đầu tư để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động, xây dựng và ban hành cơ chế tài chính, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.

- Đối với công tác thị trường: tập trung chỉ đạo và tháo gỡ vướng mắc trong khâu tổ chức thực hiện cho các doanh nghiệp ở các thị trường trọng điểm như Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, lao động trên biển. Riêng thị trường Malasia, tổ chức thực hiện thí điểm, coi đây là một thị trường quan trọng để giải quyết việc làm và XKGN. Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu để khai thác một số thị trường mới, đặc biệt là thị trường Malaysia, Trung đông và Châu phi; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh đưa lao động sang Trung đông và Châu phi. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị khách hàng nhằm tìm hiểu và mở rộng quan hệ hợp tác nước ngoài.

- Tăng cường công tác quản lý từ cơ quan quản lý Nhà nước đến các cơ quan chủ quản doanh nghiệp; phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan, các địa phương trong việc hỗ trợ và quản lý hoạt động XKLĐ của ngành mình và trên địa bàn; tổ chức thực hiện liên kết giữa chính quyền các cấp ngành LĐTBXH với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc tạo nguồn và đầu tư cho đào tạo nguồn và xuất khẩu; giáo dục đầy đủ cho người lao động trước khi; đồng thời phối hợp quản lý lao động ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.

- Phổ biến và nhân rộng các mô hình hoạt động XKLĐ có hiệu quả; đổi mới và tăng cường công tác thông tin về thị trường, chính sách, cơ chế và quy trình xuất khẩu lao động; cung cấp các thông tin cơ bản về thị trường giúp các doanh nghiệp có điều kiện để xâm nhập, khai thác, ký kết hợp đồng; đồng thời cung cấp thông tin

đầy đủ cho người lao động về điều kiện, tiêu chuẩn, quyền lợi, nghĩa vụ để người lao động tự chuẩn bị cho mình các điều kiện tham gia XKLĐ.

Trước tình trạng xuất khẩu sang Trung đông gần đây cũng còn những khó khăn cần giải quyết. Những xung đột trong khu vực phần nào vẫn ảnh hưởng đến những người lao động, thời tiết... Trung đông là thị trường nhận lao động của nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á. Sự cạnh tranh về giá nhân công sẽ trở lên gay gắt

Một phần của tài liệu Việc làm, thất nghiệp – thực trạng và giải pháp tạo việc làm (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w