* Công cụ tạo câu hỏi định dạng file Moodle XML.
Công cụ tạo ra 6 loại câu hỏi khác nhau, được hiển thị trên thanh công cụ. Để bắt đầu soạn thảo câu hỏi ta mở file Moodle_quiz_v09.dot trong thư mục Moodle_quiz_Moodle.XML.
Hình 3.2. Giao diện công cụ Moodle_quiz-xml
* Để tạo câu hỏi dạng đa lựa chọn
Ta nhấn vào . Sau đó viết nội dung câu hỏi. Để kết thúc nội dung câu hỏi ta nhấn phím Enter để chuyển đến phần câu trả lời. Mặc định câu trả lời đầu tiên là đúng.
Ta có thể thay đổi câu trả lời đúng bằng cách nhấn vào .
Câu hỏi đa lựa chọn là dạng câu hỏi phổ biến nhất trong đề thi trắc nghiệm. Vì thế câu hỏi này được nghiên cứu chi tiết nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bộ mã nguồn cho dạng câu hỏi này: Mã nguồn file XML
<question type="multichoice"> <name> <text></text> </name> <questiontext format="html"> <text></text> </questiontext> <image></image> <image_base64></image_base64> <penalty>0.1</penalty> <hidden>0</hidden> <single>true</single> <answer fraction="100"> <text></text> <feedback> <text></text> </feedback> </answer> </question>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Câu hỏi dạng đúng /sai
Được chia làm 2 dạng nhỏ, câu hỏi đúng và câu hỏi sai.
Để tạo câu hỏi đúng, ta nhấn vào trên thanh công cụ. Sau đó viết nội dung câu hỏi.
Bộ mã cho câu hỏi:
<question type="truefalse"> <name> <text></text> </name> <questiontext format="html"> <text></text> </questiontext> <image></image> <image_base64></image_base64> <penalty>0.1</penalty> <hidden>0</hidden> <answer fraction="100"> <text>true</text> <feedback> <text> </text> </feedback> </answer> <answer fraction="0">
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ <text>false</text>
<feedback> <text>
Để tạo câu hỏi sai, ta nhấn vào rồi viết nội dung câu hỏi.
Bộ mã: <question type="truefalse"> <name> <text></text> </name> <questiontext format="html"> <text></text> </questiontext> <image></image> <image_base64></image_base64> <penalty>0.1</penalty> <hidden>0</hidden> <answer fraction="100"> <text>false</text> <feedback> <text> </text> </feedback> </answer> <answer fraction="0">
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ <text>true</text>
<feedback> <text>
* Câu hỏi trả lời ngắn
Ta nhấn vào , viết nội dung câu hỏi, sau đó nhấn Enter rồi viết các câu trả lời đúng của câu hỏi.
Bộ mã: <question type="shortanswer"> <name> <text></text> </name> <questiontext format="html"> <text></text> </questiontext> <image></image> <image_base64></image_base64> <penalty>0.1</penalty> <hidden>0</hidden> <usecase>0</usecase> <answer fraction="0"> <text></text> <feedback> <text></text> </feedback> </answer> </question>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Câu hỏi so khớp
Để tạo câu hỏi, ta nhấn vào , viết nội dung câu hỏi.
Sau khi viết xong, Enter xuống dòng viết nội dung cần so khớp, enter tiếp theo viết nội dung so khớp đúng của câu cần so khớp bên trên. Tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.
Bộ mã : <question type="matching"> <name> <text>MatchingQ</text> </name> <questiontext format="html"> <text></text> </questiontext> <image></image> <image_base64></image_base64> <penalty>0.1</penalty> <hidden>0</hidden> <shuffleanswers>0</shuffleanswers> <subquestion> <text></text> <answer> <text></text> </answer> </subquestion> </question>
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Câu hỏi điền từ vào chỗ trống
Ta nhấn vào . Viết một câu đầy đủ. Sau đó bạn muốn bỏ từ nào của câu làm chỗ trống, ta bôi đen từ đó rồi chọn .
Ta có thể viết comment cho câu hỏi bằng cách chọn .
Ví dụ về cách tạo các câu hỏi :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Để tạo được các câu hỏi như trên ta tiến hành nhập các câu hỏi bằng hệ thống mã mở:
Hình 3.4. Mã tạo hệ thống câu hỏi bằng hệ thống mã mở Việc xuất câu hỏi ra file và nhập vào hệ thống Moodle
- Chọn Export để xuất câu hỏi
- Chọn định dạng file xuất ra là XML Document
- Tại hệ thống Moodle, chọn Question bank, Chọn Nhập - Chọn định dạng file upload trong file format là moodle xml
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Chọn đường dẫn đến file câu hỏi
- Nhập dữ liệu để kết thúc quá trình upload câu hỏi.
* Công cụ tạo câu hỏi định dạng file Gift.
Cách tạo câu hỏi ở công cụ này gần giống công cụ trên. Cụ thể, để tạo các câu hỏi, ta làm như sau.
Với màn hình giao diện ban đầu như hình ở dưới, ta có thể thấy tên các câu hỏi như sau:
T Statement : câu hỏi đúng F Statement : câu hỏi sai MatchingQ : câu hỏi so khớp NumericalQ : câu hỏi số học ShortAnswerQ : câu hỏi trả lời ngắn Multiple ChoiceQ : câu hỏi đa lựa chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việc tạo câu hỏi vẫn tương tự như công cụ trên, ngoài ra công cụ này có thêm tính năng trọng số điểm cho từng câu trả lời đúng. Tính năng này chỉ áp dụng cho câu hỏi đa lựa chọn. Sau khi soạn xong câu hỏi đa lựa chọn, bạn nhấn vào Weights trên thanh công cụ, sau đó điền trọng số cho mỗi câu trả lời.
Sau đây là ví dụ :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Ví dụ về các dạng câu hỏi của công cụ :
Hình 3.7. Tạo câu hỏi trong công cụ Moodle_quiz_gift
* Ưu điểm của công cụ
Việc tạo ra công cụ mới giúp người dùng có thêm một cách thức soạn thảo đề thi mới, nhanh hơn, tiện lợi hơn, dễ dùng hơn so với các công cụ cũ. Sau đây khóa luận sẽ nêu chi tiết các ưu điểm của công cụ mới này.
- Trước hết, công cụ mới sẽ giúp người dùng soạn thảo đề thi nhanh hơn: Với công cụ soạn thảo mặc định của Moodle, muốn soạn thảo một câu hỏi mới, ta phải làm ít nhất 2 bước: Add a new question, chọn dạng câu hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sau đó mới đến phần tạo câu hỏi. Với công cụ mới, ta chỉ cần làm một bước duy nhất là nhấn vào tên câu hỏi muốn tạo.
Một vấn đề với việc tạo câu hỏi với công cụ mặc định của Moodle là phải yêu cầu kết nối tới hệ thống. Vì thế, từng thao tác đòi hỏi phải gửi yêu cầu tới hệ thống. Việc này mất thời gian đợi hệ thống trả lời và chắc chắn là chậm hơn so với công cụ mới, vốn không đòi hỏi kết nối tới hệ thống, các yêu cầu được đáp ứng ngay lập tức.
Mặt khác, công cụ mặc định của Moodle tuy hỗ trợ đầy đủ chi tiết nhưng chính vì thế, việc tạo câu hỏi đòi hỏi phải qua nhiều bước xử lý, đôi khi người dùng không có nhu cầu như là thêm feedback, comment,… , tốn thời gian hơn rất nhiều so với công cụ mới. Công cụ mới cũng hỗ trợ các tính năng đó nhưng là phần phụ, người dùng chỉ thêm vào khi có nhu cầu. Còn mặc định chỉ là viết câu hỏi và câu trả lời.
- Thứ 2, công cụ mới tiện lợi hơn các công cụ cũ :
Với công cụ soạn thảo mặc định của Moodle, muốn soạn câu hỏi người dùng phải kết nối tới hệ thống, từ đó sẽ giới hạn phạm vi hoạt động của người dùng. Người dùng chỉ có thể soạn thảo câu hỏi ở những nơi có kết nối Internet hoặc cá biệt một số mạng nội bộ, chỉ có các máy nội bộ mới kết nối được tới hệ thống. Với công cụ mới này, việc soạn thảo câu hỏi có thể thực hiện được ở mọi nơi, không phải phụ thuộc vào kết nối Internet và kết nối tới hệ thống.
Mặt khác, trong hệ thống Moodle, chỉ có một số người dùng có quyền hạn nhất định như Admin mới có quyền tạo câu hỏi. Vì thế, để người dùng có thể tạo câu hỏi, quản trị hệ thống phải phân quyền cho người dùng. Nếu có nhiều người được phân quyền này, sẽ ảnh hưởng không tốt đến vấn đề bảo mật của hệ thống. Với công cụ mới, người dùng có thể soạn thảo câu hỏi rồi đưa cho quản trị hệ thống upload câu hỏi lên. Như thế sẽ làm tăng tính bảo mật cho hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Công cụ mới dễ dùng đối với đa số người dùng :
Công cụ là một add-in của Microsoft Word, một trình soạn thảo phổ biến được đa số người dùng sử dụng để soạn thảo văn bản. Vì thế sẽ không khó khăn khi người dùng soạn thảo câu hỏi.
Việc soạn câu hỏi cũng khá dễ dàng. Muốn tạo câu hỏi nào, người dùng chỉ đơn giản nhấn vào tên câu hỏi trên thanh công cụ. Viết nội dung câu hỏi, nhấn Enter xuống dòng để viết câu trả lời. Việc chuyển đổi giữa câu trả lời đúng, sai được hỗ trợ bằng phím T/F rất tiện lợi. Hay việc tạo từ điền vào chỗ trống ở câu hỏi điền từ cũng vậy. Người dùng chỉ cần nhấn vào MarkBlankWord ở công cụ Moodle_quiz_xml hoặc Blank ở công cụ Moodle_quiz_gift rồi viết từ cần điền là xong.
Sau khi soạn câu hỏi xong, người dùng có thể xuất ra 2 định dạng file câu hỏi là Gift và Moodle XMl. Cả 2 định dạng này được Moodle hỗ trợ upload trực tiếp lên hệ thống nên rất dễ dàng với người dùng.
3.3. Cài đặt thử nghiệm
3.3.1. Cách upload câu hỏi lên hệ thống.
Truy cập trang http://localhost/elearning/moodle. xuất hiện giao diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong giao diện ta chon chức năng Question bank => Nhập => Import questions from file ta chọn đến file câu hỏi rổi chon upload this file.
Hình 3.9. Giao diện import câu hỏi vào hệ thống
3.3.2. Cách tạo một khóa học trong Moodle.
Đầu tiên bạn phải đăng nhập với / quyền quản trị hệ thống hoặc tài khoản có quyền tạo khóa học.
Sau đó click vào Quản trị hệ thống ở cột bên trái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Tiếp tục click vào Khóa học rồi chọn Thêm/sửa các khóa học
Hình 3.11. Giao diện tạo khóa học
Tại đây bạn có thể chọn Thêm khóa học mới hoặc Thêm mục mới. Với chức năng Thêm mục mới, bạn sẽ tạo ra một danh mục các khóa học có cùng một điểm chung như danh mục các khóa học của một học kỳ nào đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Hình 31.12. Giao diện chỉnh sửa, tạo khóa học mới
Để tạo một mục mới, đầu tiên, bạn chọn mục cấp trên của nó, mặc định là Bậc trên, hoặc bạn có thể chọn một danh mục nào đó làm mục cấp trên của mục mới tạo ra. Tiếp theo, bạn điền tên của mục, số ID của mục. Hệ thống sẽ phân biệt các mục khác nhau thông qua số ID. Bạn có thể thêm một chút mô tả về mục mới tạo ra để học viên có thể nắm bắt sơ lược về mục đó. Cuối cùng khi điền xong mọi thông tin, bạn nhấn vào Tạo danh mục để hoàn tất việc tạo mục mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chức năng Thêm khóa học mới sẽ giúp bạn tạo ra một khóa học mới.
Hình 3.13. Giao diện sửa thiết lập khóa học
Ở phần đầu tiên, bạn chọn danh mục cho khóa học của mình. Tiếp theo, bạn viết tên đầy đủ của khóa học, rồi tên rút gọn. Tên rút gọn được dùng làm đường dẫn cho khóa học của bạn. Mã số ID và tóm tắt về khóa học tương tự như phần tạo mục mới. Các mục còn lại, bạn để mặc định hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu. Cuối cùng nhấn vào Lưu những thay đổi để kết thúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phần kết luận 1. Các kết quả đã đạt được
Trên cơ sở nghiên cứu công nghệ E-learning và các giải pháp về E- learning trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Cơ sở thực hiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ và hiện trạng công tác đào tạo và đặc thù của các nhà trường, nhằm trợ giúp cho các giáo viên trong việc triển khai các khóa học trên hệ thống. Đề tài “Xây dựng công cụ chuẩn hóa dự liệu câu hỏi cho hệ thống LMS Moodle”.
Đề tài tập trung nghiên cứu cách tạo câu hỏi trong hệ thống Moodle đồng thời xây dựng công cụ chuần dữ liệu câu hỏi trên hệ thống Microsoft Word với 2 dạng Moodle_quiz_xml và Moodle_quiz_gift. Thanh công cụ chuẩn hóa câu hỏi về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, giúp cho giáo viên có thể chuẩn hóa các câu hỏi có sẵn trong word rồi cập nhật lên hệ thống nhanh, dễ dàng ở mọi nơi kể cả những nơi không có kết nối Internet, bên cạnh đó đề tại cũng hướng dẫn cách upload câu hỏi lên hệ thống Moodle.
Đề tài đã được áp dụng vào thực tế tại nhà Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên và đã được một số giáo viên sử dụng và đánh giá khá tốt, đã thực hiện cơ bản được những yêu cầu đặt ra trong việc xây chuẩn hóa câu hỏi, hệ thống đã thực hiện được các chức năng thiết kế, đảm bảo được các yêu cầu đặt ra.
Kết quả đạt được:
- Xây dựng được thanh công cụ đóng vai trò trung gian có thể chuẩn hóa câu hỏi có sẵn trong word vào hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2. Khả năng mở rộng
Phát triển thêm một số tính năng mới cho công cụ chuẩn câu hỏi.
Nghiên cứu xây dựng khả năng tự động nhận biết và chuẩn hóa các câu hỏi mà không cần phải thao tác trực tiếp lên các câu hỏi.
Thử nghiệm và áp dụng rộng dãi trong toàn trường và cho các cán bộ giáo viên có nhu cầu sử dụng và phát triển Elearning.
3. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu hoàn thành luận văn, tác giả đã nắm bắt được các khái niệm tổng quát về Elearning, moodle và các lý thuyết căn bản về Elearning, Moodle cũng như ngôn ngữ lập trình web.
Luận văn đã thực hiện được các nội dung và đạt được các mục tiêu đề ra như trong bản đề cương đã được duyệt. Các kết quả đã đạt được bao gồm:
- Nắm được tổng quan về E-learning mà Moodle. - Nắm được các dạng chuẩn câu hỏi trong Moodle.
- Áp dụng xây dựng công cụ chuẩn câu hỏi tạo đề thi vào hệ thống Moodle. Công cụ về cơ bản đã thực hiện được mục tiêu đề ra và đang được sử dụng thử nghiệm tại nhà trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.
Các kết quả đã đạt được mở ra nhiều hướng phát triển cho đề tài, tuy nhiên còn một số vấn đề mà luận văn chưa đề cập đến. Một số vấn đề khác có thể mở rộng như: hoàn thiện hơn về hệ thống giao diện với người sử dụng, số lượng loại câu hỏi được chuẩn hóa, khả năng tự động nhận biết và tự chuẩn hóa các câu hỏi ....
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhưng vì thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thày, cô trong nhà trường đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Xin trân thành cám ơn các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập, nghiên cứu và thử nghiệm thực tế đề tài này./.