Quy trình tạo công cụ

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ chuẩn hóa dữ liệu câu hỏi cho hệ thống LMS Moodle (Trang 41 - 44)

Công cụ tạo đề thi mới là một add-in của Microsoft Word. Qua nghiên cứu việc tạo đề thi trong Moodle, tuy có nhiều dang câu hỏi nhưng đề thi thường chỉ gồm 6 loại câu hỏi chính là: Câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi so khớp, câu hỏi đúng/sai, câu hỏi số học, câu hỏi trả lời ngắn và câu hỏi điền vào chỗ trống. Vì vậy công cụ cũng chỉ tập chung vào việc tạo 6 dạng câu hỏi đó.

Sau khi xác định được dạng câu hỏi cần tạo. Ta dựa vào định dạng Moodle XML Gift của câu hỏi để tạo ra các file XML hoặc xử lý code theo định dạng đó.

Việc tạo công cụ tiến hành theo 3 bước :

Bước 1 : Xác định yêu cầu

Để tạo ra công cụ, trước hết ta xác định yêu cầu của người dùng. Yêu cầu của người dùng là có một công cụ soạn thảo câu hỏi nhanh, tiện lợi, dễ dùng để thay cho công cụ cũ.

Dựa trên các yêu cầu đó, ta bắt tay vào mô tả sơ lược công cụ mới. Để soạn thảo câu hỏi nhanh, ta nghĩ tới trình soạn thảo Microsoft Word. Vì thế công cụ mới sẽ dựa trên word, và nó nên là một add-in của Microsoft Word.

Ngoài ra, công cụ mới phải tiện lợi, từ đó ta xác định việc tạo câu hỏi mới hay câu trả lời cũng phải dễ dàng đối với người dùng. Vì thế, ta dùng 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ định dạng file câu hỏi phổ biến với đa số người dùng Moodle là Gift và Moodle XML.

Bước 2: Xác định dạng file câu hỏi.

Để bắt đầu tạo công cụ, ta phải biết được định dạng câu hỏi sau khi xuất ra. Với công cụ tạo câu hỏi định dạng Moodle XML, định dạng file xuất ra là xml, còn công cụ tạo câu horin định dạng Gift, định dạng file xuất ra là txt. Với mỗi loại câu hỏi, có một định dạng xuất ra nhất định. Vì thế với công cụ Moodle_quiz_xml, các file XML cũng phải tuân theo định dạng đó.

Ta chọn 6 dạng câu hỏi phổ biến trong đề thi đề đưa vào công cụ. Với mỗi dạng câu hỏi này, ta xác định hệ thống Moodle hỗ trợ những gì, người dùng thường cần gì để có thể lược bớt một số tính năng không cần thiết.

Ví dụ, mọi câu hỏi đều nên hỗ trợ tính năng feedback và comment. Vì thế công cụ cũng nên hỗ trợ nó. Nhưng một số dạng câu hỏi như câu hỏi có nhiều đáp án đúng, nếu ta đưa thêm vào sẽ gây loãng. Chính vì thế, ta nên dựa vào tính năng trọng số điểm các câu trả lời của câu hỏi đa lựa chọn được hỗ trợ trong định dạng Gift. Tính năng này có thể chuyển câu hỏi có nhiều đáp án đúng bằng dạng câu hỏi đa lựa chọn với việc lựa chọn tỉ lệ trọng số điểm câu trả lời sao cho phù hợp.

Bước 3 : Hoàn thành công cụ

Sau khi xác định rõ các tính năng hệ thống cần đạt được, ta bắt tay vào việc tạo công cụ. Công cụ là một add-in của Microsoft Word nên phải tuân thủ theo cách trình bày của Microsoft Word. Các loại câu hỏi được sắp xếp trên thanh công cụ. Việc tạo câu hỏi mới cũng nên đơn giản. Chỉ cần nhấn vào loại câu hỏi sẽ viết được nội dung câu hỏi ngay lập tức. Phím Enter được sử dụng để kết thúc việc viết câu hỏi hay một câu trả lời.

Để tránh nhầm lẫn, công cụ sẽ có các màu sắc chữ khác nhau để biểu thị loại câu hỏi khác nhau, như chữ màu xanh lá cây biểu thị cho câu hỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đúng, chữ màu đỏ biểu thị cho câu hỏi sai. Với công cụ Moodle_quiz_xml, một ô vuông màu xanh lá cây đằng trước sẽ biểu thị cho câu trả lời đúng, còn ô vuông màu đỏ biểu thị cho câu trả lời sai. Còn công cụ Moodle_quiz_gift thì câu trả lời có chữ màu xanh lá cây là đáp án đúng, chữ đỏ là đáp án sai.

Quy trình tạo công cụ được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ tạo công cụ mới

Xác định yêu cầu Yêu cầu người dùng

Dễ dùng Nhanh Tiện lợi

Xác định dạng file

câu hỏi Bao gồm 2 dạng

Moodle

XML Gift

Hoàn thành công cụ Các tính năng

Dễ soạn thảo câu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Xây dựng công cụ chuẩn hóa dữ liệu câu hỏi cho hệ thống LMS Moodle (Trang 41 - 44)