Ứng dụng HVDC cho hệ thống điện Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp truyền tải cao áp một chiều (Trang 66 - 69)

3.1.Yếu tố ảnh hưởng đến truyền tải một chiều cao áp 3.1.1 Ảnh hưởng của công suất và khoảng cách truyền tả

3.3.3. Ứng dụng HVDC cho hệ thống điện Việt Nam

Hình 3.3.2: Phân bố lưới điện 500 kV Miền Nam – Mô hình HVDC

Theo công ty Điện 4 khu vực Nam Trung Bộ sẽ xây dựng rải rác một số nhà máy nhiệt điện,thủy điện và truyền tải về Miền Nam bằng mô hình điện áp xoay chiều 500kV (HVAC).Công suất và vị trí các nguồn điện xem ở bảng 1 và hình 3.2.1.

Truyền tải với mô hình HVAC cho thấy đối với các đường dây 500kV từ nhiệt điện Bình Định đi Di Linh là các đường dây khá dài và tập trung các nguồn điện công suất lớn như trung tâm nhiệt điện (TTNĐ) than Bình Định, Cam Ranh, TĐ tích năng do đó khi sự cố trên các đoạn đường dây này, đặc biệt là đường dây truyền tải công suất cao như 500kV TĐ tích năng Di Linh,sẽ gây ra các dao động công suất lớn và kéo dài,có thể gây mất ổn định nếu thời gian loại trừ sự cố lớn. Khả năng hệ thống phục hồi sau sự cố trên tuyến đường dây này có thể kém.

Nhằm kiểm chứng nhận định trên khảo sát ổn định động với trường hợp sự cố 3 pha vĩnh cửu trên tuyến đường dây 500kV Di Linh đi TĐ tích năng, điểm sự cố gần thanh cái 500kV TĐ tích năng ( với sự cố này toàn bộ hơn 2600MW cung cấp cho Miền Nam bị mất trong khoảng thời gian sự cố) cho thấy dao động góc pha của các tổ máy phát đấu nối trên mạch kép 500kV đường dây như NĐ than Bình Định, Cam Ranh, TĐ tích năng ban đầu đi về ổn định tuy nhiên khảo sát càng về sau dao động góc pha của các tổ máy này có xu hướng càng lúc càng tăng cao,khả năng phục hồi hệ thống thấp.

Như vậy có thể thấy việc triển khai xây dựng quá nhiều trung tâm và truyền tải bằng nhiều đường dây 500kV có thể sẽ không khả thi bằng việc xây dựng một hoặc hai trung tâm công suất lớn và sử dụng mô hình truyền tải HVDC. Mô hình HVDC sẽ nâng cao khả năng phục hồi ổn định sau sự cố, đồng thời giảm chi phí xây dựng do không phải thực hiện các nguồn điện rải rác.

KẾT LUẬN

Sau khoảng 4 tháng nghiên cứu về truyền tải cao áp một chiều, cùng với sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy Bùi Văn Điệp đến nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: Nghiên cứu phương pháp truyền tải cao áp một chiều

Trong quá trình thực hiện bản đồ án này em đã tìm hiểu về nguyên lý truyền tải cao áp một chiều, các phương pháp truyền tải cao áp một chiều. Qua thời gian làm đồ án em đã biết được cách làm việc độc lập dựa trên những tài liệu co sẵn có, biết ghép nối những khối kiến thức từ những môn học.

Bằng sự nỗ lực của bản thân nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian có hạn, tài liệu tham khảo không nhiều nên bài đồ án khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn để bản đồ án hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hải phòng, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp truyền tải cao áp một chiều (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w