Khả năng ứng dụng ở Việt Nam 1 Giới thiệu mạng điện Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp truyền tải cao áp một chiều (Trang 64 - 65)

3.1.Yếu tố ảnh hưởng đến truyền tải một chiều cao áp 3.1.1 Ảnh hưởng của công suất và khoảng cách truyền tả

3.3. Khả năng ứng dụng ở Việt Nam 1 Giới thiệu mạng điện Việt Nam

3.3.1. Giới thiệu mạng điện Việt Nam

Với sự ra đời của van Thyristor,truyền tải điện HVDC trở nên hấp dẫn hơn. Van Thyristor trở thành thành phần chính của các trạm biến đổi. Các thiết bị biến đổi ngày nay có kích thước gọn và giá thành giảm.

Nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng trong những năm tới,ngành điện Việt Nam với định hướng phát triển đồng bộ giữa nguồn và lưới điện đã tiến hành đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình nguồn điện than ở cả ba miền đất nước trong giai đoạn đến năm 2020 với tổng công xuất dự kiến lên đến 29.000MW. Riêng ở miền nam khoảng 18.800MW.

Ở Việt Nam hiện nay chưa có đường dây HVDC do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tình hình hiện nay đã bắt đầu thay đổi do giá thành của các bộ biến đổi công suất ngày càng rẻ, do nhu cầu liên kết lưới điện giữa Việt Nam và các quốc gia khác lân cận như Trung Quốc, Lào cũng như nhu cầu cung cấp điện cho các vùng xa xôi trong nước. Đã co các dự án như:

- Đường dây HVDC nối Việt Nam – Trung Quốc - Đường dây HVDC nối Việt Nam – Lào

- Một số đường dây còn đang trong tính toán cân nhắc

Dưới đây xin trích và tóm tắt một số kết quả nghiên cứu do các tác giả ở Đại học BK Đà Nẵng, Công ty TV và XD Điện 4 cùng INPG của Pháp thực hiện.

Theo đề án quy hoạch hệ thống điện lực Việt Nam (TSĐ VI) và đề án “Quy hoạch đấu nối các trung tâm nhiệt điện than Toàn Quốc vào hệ thống điện Quốc gia” để truyền tải lượng công suất này về trung tâm phụ tải dự kiến sẽ xây dựng hàng loạt các đường dây (DZ) 500kV. Chỉ tính riêng cụm TTNĐ than Vĩnh Tân (4400MW), nguyên tử (1000÷2000MW) sẽ xem xét xây dựng 4 mạch DZ 500kkV đấu nối với trung tâm phụ tải,ngoài ra kết hợp với các trung tâm nhiệt điện (TTNĐ) than Miền Trung

(2400MW/mỗi trung tâm) như Cam Ranh, Bình Định,thủy điện (TĐ) tích năng (1200MW) cần phải xây dựng thêm ít nhất 2 đường dây mạch kép để truyền tải. Như vậy khả năng xây dựng trên 6 mạch đường dây 500kV đi vào Miền Nam,2 mạch đi ra khu vực Miền Bắc (đường dây 500kV Bình Định kết nối đến trạm biến áp 500kV Dốc Sỏi) là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phương pháp truyền tải cao áp một chiều (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w